Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNoPTNT phú riềng, tỉnh bình phƣớc (Trang 32 - 41)

1 .Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động quản trị RRTD của NHTM

1.3.1 .Các nhân tố bên trong ngân hàng

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD tại NHNo&PTNT ch

2.2.2. Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

a, Nhận biết rủi ro tín dụng

Để nhận biết sớm RRTD, hồ sơ của khách hàng phải được thẩm định qua phòng kế hoạch và kinh doanh của chi nhánh.

Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã được ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng sau này. Các thơng tin và tài liệu cung cấp như thơng tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ được CBTD sử dụng nhiều kênh khác nhau để kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ.

Tiếp theo, CBTD tiếp tục tiến hành thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng mà khách hàng đang xin vay. Ngân hàng đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá TSĐB và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một cách hiệu quả. Căn cứ trên kết quả

của việc xếp hạng tín dụng khách hàng cùng tồn bộ hồ sơ xin cấp tín dụng, CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng.

Sau đó, lãnh đạo phòng kế hoạch kinh doanh trực tiếp làm việc với khác hàng sẽ kiểm tra, rà sốt thơng tin trên tờ trình thẩm định một lần nữa. Để có thể tái thẩm định được hồ sơ, cấp lãnh đạo phịng trực tiếp sẽ rà sốt lại sự đầy đủ hợp lệ và hợp pháp của tất cả các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vay vốn.

Ngồi ra, các thơng tin khách phục vụ việc nhận định kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng do CBTD thực hiện cũng được các cấp lãnh đạo xem xét lại để đảm bảo không xảy ra sơ suất. Đồng thời, cấp lãnh đạo phịng trực tiếp đó sẽ căn cứ vào hồ sơ xin cấp tín dụng để đề xuất GHTD có thể cấp cho khách hàng đã được cán bộ trình là đủ điều kiện vay vốn. GHTD có thể cấp sẽ căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu là thẩm quyền của phòng, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, và nhu cầu vay vốn đã nêu trong sơ xin cấp tín dụng.

Quản lý và giải ngân tín dụng

Căn cứ trên tờ trình thẩm định của CBTD, đề xuất GHTD và báo cáo kết quả thẩm định độc lập trên, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin cấp tín dụng cùng với GHTD (nếu được chấp nhận) sẽ chính thức đưa ra.

Khi ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồng cho vay thì quá trình giải ngân được bắt dầu, đồng thời TSĐB cũng phải được đáp ứng. Việc giải ngân buộc phải có sự phê duyệt của cấp lãnh đạo phịng trở lên.

Các khoản tín dụng có thể được giải ngân thành nhiều lần khác nhau do thời gian dài, giá trị khoản vay quá lớn hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy, trong trường hợp này nguyên tắc quản trị rủi ro là phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường: khách hàng rút lượng tiền lớn bất thường hoặc liên tục, các khoản nợ khác của khách hàng này có dấu hiệu khó địi, những biến động lớn gây bất lợi cho ngành kinh doanh của khách hàng.

b- Đo lường RRTD

Đo lường rủi ro theo các chỉ tiêu phản ảnh RRTD.

Về chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng. Hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào chất lượng của việc sử dụng vốn có tốt hay khơng.

Bảng 2.4 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 326 350 361 24 7.36 11 3.14 Tổng vốn huy động 204,8 417,5 348,2 212.7 103.86 (69.3) (16.6) %Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động 158.18 83.83 103.68 (74,35) 19,85

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh 2012 – 2014 NHNo&PTNT Phú Riềng)

Qua bảng 2.4 ta thấy tình hình sử dụng vốn của chi nhánh càng ngày càng tăng cụ thể là năm 2013 dư nợ cho vay tăng 24 tỷ đồng ( tăng 7,36% ) so với năm 2012. Năm 2014 dư nợ cho vay tăng 11 tỷ đồng ( tăng 3,14 %) so với năm 2012. Tỷ lệ Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động có nhiều biến động, năm 2012 là 158,18%, năm 2013 là 83,83% và năm 2014 là 103,68%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trong năm 2012 khá lớn trong khi đó năm 2013 lại dưới 100% so với nguồn vốn huy động được, năm 2014 có dấu hiệu phục hồi nhưng trong giai đoạn 2012-2014 cho thấy khả năng sử dụng vốn vẫn chưa tối ưu.

- Nợ quá hạn của chi nhánh NHNo&PTNT Phú Riềng.

Để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của các TCTD người ta dựa vào tiêu chí theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ quá hạn an toàn cho phép trong khoảng từ 0 đến 5% trên tổng dư nợ. Nếu như TCTD nào có nợ quá hạn lớn hơn 5% so với tổng dư nợ là có vấn đề.

Bảng 2.5. Nợ quá hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

NQH có khả năng thu hồi 3,74 5 4,9

NQH khơng có khả năng thu hồi 8,66 3,2 5,8

Nợ quá hạn 12,4 8,2 10,7

Tổng dư nợ 326 350 361

Tỷ lệ NQH 3,8% 2,34% 2,96%

Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi 30.13% 60,93% 45,67%

Tỷ lệ NQH khơng có khả năng

thu hồi 69,87% 39,07% 54,33%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đơng kinh doanh 2012-2014 NHNo&PTNT Phú Riềng)

Nhìn chung NQH của chi nhánh giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động. Tỷ lệ NQH năm 2012 là 3,8% còn năm 2013 và 2014 đều dưới 3%, so với các ngân hàng khác thì tỷ lệ NQH của NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng khá là cao điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh khơng được tốt.

Năm 2013 NQH có khả năng thu hồi cao hơn NQH khơng có khả năng thu hồi, thế nhưng năm 2012 và 2014 thì ngược lại. Tỷ lệ NQH khơng có khả năng thu hồi đang có xu hướng tăng lên nhưng tổng dư nợ của chi nhánh tăng theo thời gian nên tỷ lệ này cần phải giảm xuống để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Tuy tỷ lệ NQH của chi nhánh vẫn nằm trong khoảng tỷ lệ nợ quá hạn an tồn (0-5%) nhưng vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao và phản ánh một phần tình hình thực trạng quản lý nợ quá hạn của chi nhánh vì vậy để đạt được một kết quả tốt nhất thì chi nhánh cần phải thường xuyên giám sát các khoản vay theo từng đối tượng, có các biện pháp hợp lý và hiệu quả khơng cho các khoản nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 bị đẩy xuống nhóm 3 đến nhóm 5 đồng thời phải xử lý và đưa ra các biện pháp để đưa các khoản nợ nhóm 3 đến nhóm 5 về các nhóm thấp hơn. Có như vậy thì mới bảo đảm cho hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt được chất lượng tốt nhất.

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay trên tổng dư nợ

Tỷ lệ thu nhập thuần được chính là tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay trên tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập thuần cao nhưng chưa hẳn chất lượng tín dụng sẽ tốt vì tỷ lệ thu nhập thuần cao do lãi suất đầu ra cao dẫn đến thu nhập cao, tuy nhiên nếu LS cho vay quá cao thì KH phải trả chi phí lãi vay cao nên hiệu quả SXKD thấp, khả năng trả nợ vay và chất lượng tín dụng ảnh hưởng. Tỷ lệ thu nhập thuần cao do lãi tồn đọng thấp (đặc biệt là lãi ở các khoản nợ xấu thấp) thì chất lượng tín dụng cao.

Bảng 2.5. Doanh thu từ hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng. Phú Riềng. (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 326 350 361 24 7.36 11 3,14 Tổng doanh thu 39,5 53,6 55.7 14,1 35,7 2,1 3,92

Thu từ hoạt động cho vay 36,45 49,2 51.5 12,75 34,98 2,3 4,67

(%)Tỷ trọng/Tổng doanh thu 92,28 91,79 92,46

(%)Tỷ trọng/Tổng dư nợ 11,18 14,06 14,26

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh 2012 – 2014 NHNo&PTNT Phú Riềng)

Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy tổng doanh thu tăng dần qua các năm, nhận thấy nguồn doanh thu chủ yếu của chi nhánh là từ hoạt động cho vay, tỷ lệ thu nhập thuần năm 2012 là 11,18%, năm 2013 là 14,06% và năm 2014 là 14,26%. Năm 2012 tỷ thu nhập thuần thấp do lãi suất cho vay thấp (năm 2012 để phục hồi kinh tế) một số KH lãi tồn đọng cao ở các nhóm nợ 2 đến nhóm 5 (cũng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chất lượng tín dụng giảm, điều này phù hợp với tình hình suy thoái kinh tế). Năm 2013 và năm 2014 lãi suất cho vay tăng, hoạt động SXKD của KH phục hồi nên lãi tồn đọng thấp nên tỷ lệ thu nhập thuần tăng (đi đơi với nợ xấu giảm, chất lượng tín dụng tăng).

-Tỷ lệ nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng.

Bảng 2.6. Nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng.

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền %

Dư nợ cho vay 326 350 361 24 7.36 11 3,14

Nợ xấu 11,084 7,35 9,42 (3,734) (33.69) 2.07 28.16

Tỷ lệ nợ xấu/ Dư

nợ cho vay 3,4% 2,1% 2,61% (1.3) 0.6

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014 NHNo&PTNT Phú Riềng)

Trong những năm vừa qua dưới tác động của các chính sách tiền tệ và ảnh huởng chung của nền kinh tế thế giới vẫn đang trong bối cảnh khơng ít khó khăn bên cạnh đó cịn ảnh hưởng từ những khó khăn do thiên nhiên gây ra đã ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Phú Riềng.

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy chỉ tiêu về nợ xấu có xu hướng tăng. Sang năm 2013 thì chỉ tiêu về nợ xấu của chi nhánh có giảm hơn so với năm 2012. Cụ thể, nợ xấu năm 2013 chỉ còn 7,35 tỷ đồng, giảm 3,734 tỷ đồng ( giảm còn 66.31% ) so với năm 2012 và chiếm 2,1% tổng dư nợ. Tuy nhiên sang năm 2014 nợ xấu tăng lên 9,42 tỷ đồng tăng 28,16% so với năm 2013, điều này ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do một số nguyên nhân sau:

Qua phân tích chúng ta thấy nợ xấu chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình. Đó cũng là điều dễ hiểu vì dư nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu trong kinh tế cá nhân hộ gia đình do nhiều yếu tố từ sự biến động của nền kinh tế, cũng như sự rủi ro gặp phải từ thiên nhiên. Nhưng nguyên nhân cần nhắc đến đó là vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế cá nhân, hộ gia đình ở xã Phú Riềng và các xã lân cận chưa thực sự phát triển hoàn toàn do kiến thức về nền kinh tế thị trường của một số lớn người dân cũng như các đơn vị kinh doanh còn hạn chế, vẫn chạy theo lối làm

ăn đại trà. Vay vốn để được kinh doanh trong khi đó phương án, dự án chưa thực sự đem lại hiệu quả .

Dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng dư nợ cho vay nhưng các khoản nợ xấu phát sinh chủ yếu vẫn ở loại hình cho vay trung và dài hạn. Qua phân tích các năm chúng ta thấy nợ xấu cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất rồi đến nợ xấu cho vay CN-TM-DV, nợ xấu cho vay đời sống chiếm tỷ trọng thấp vì ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn vẫn là nông nghiệp trong khi các nghành CN-TM-DV vẫn chưa thực sự phát triển chi nhánh cần phải có nhiều biện pháp để hạn chế và giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.

- Thực trạng trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Bảng 2.7.Tình hình trích lập dự phịng và xử lý RRTD của chi nhánh

NHNo&PTNT Phú Riềng.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ 326 350 361

Trích lập dự phịng rủi ro 8 8 8

Dự phịng rủi do hiện còn 5,87 6,34 5,26

Dự phịng cịn phải trích 2,13 1,66 2,74

Dự phịng/ Du nợ 2,45% 2,26% 2,21%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014)

Trong giai đoạn 2012-2014 số tiền trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh dữ ở một mức cố định là 8 tỷ đồng. Mặt khác số dự phịng cịn phải trích thêm biến động giảm tăng, năm 2013 so với năm 2012 từ 2,13 tỷ đồng giảm còn 1,66 tỷ đồng, năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 2,74 tỷ đồng theo chiều hướng biến động của Nợ quá hạn trong giai đoạn này.

Tỷ lệ trích lập dự phịng tín dụng qua 3 năm đều chưa tăng đến 3% và vẫn nằm trong khoảng cố định. So với các ngân hàng khác tỷ lệ này vẫn ở mứa cao, trích DPRR cao tương ứng với nợ xấu cao, đây là điều mà NH hồn tồn khơng mong muốn. phản ánh một phần năng lực quản trị rủi ro tín dụng cịn chưa hiệu quả.

-Tỷ trọng dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Phú Riềng.

Tỷ trọng TSĐB/Tổng dư nợ cao thì cho vay có đảm bảo bằng tài sản cao nên khả năng xử lý tài sản để thu hồi nợ trong trường hợp nợ xấu phát sinh cao hơn cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản, mặt khác khi KH vay có thế chấp tài sản thì tâm lý chịu trách nhiệm của KH cao nên hạn chế việc cố tình khơng trả nợ, chất lượng tín dụng cao. Tuy nhiên nếu quan tâm đến TSĐB mà bỏ qua yếu tố quan trọng khác trong quá trình thẩm định, thì chất lượng tín dụng thấp, rủi ro tăng.

Bảng 2.8 Dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay của chi nhánh NHNo&PTNT Phú Riềng. (Đơn vị: Tỷ đồng) ST T Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % I Tổng dư nợ 326 350 361 24 7,36 11 3,14 1 Cho vay có TSĐB 299,3 312,6 333,1 13,3 4,44 20,5 6.56 (%)Tỷ trọng/Tổng dư nợ 91,81 89.31 92,27 (2,5) 2,96 2 Cho vay khơng có TSĐB 26,7 37,4 27,9 10,7 40,07 (9,5) (25,4)

(%)Tỷ trọng/Tổng dư nợ 8,19 10,69 7.73 2,5 (2,96)

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014 NHNo&PTNT Phú Riềng)

Qua bảng 2.8 cho vay có TSĐB chiếm tỷ lệ lớn (lớn hơn 90%) so với cho vay khơng có TSĐB (dưới 10%) trong 3 năm vừa qua. Các khoản vay lớn hơn 50 triệu đồng sẽ phải có tài sản đảm bảo vì vậy với tỷ lệ cho vay có TSĐB lớn là giải pháp giúp ngân hàng đối phó với những rủi ro có thể phát sinh trong tương lai.

c - Kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng trong khi cho vay

Có thể nhận thấy để hạn chế rủi ro tín dụng thì trước hết, công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi cho vay là rất quan trọng. Tuy nhiên nguy cơ rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra sau khi cho vay nên cần phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như chính cán bộ ngân hàng trong q trình vay.

Hiện tại, việc kiểm tra, giám sát tín dụng sau khi cho vay tại NHNo&PTNT Phú Riềng đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Cán bộ tín dụng giám sát hầu hết các công việc như: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản; kiểm tra hạn mức tín dụng;

thường xuyên gặp gỡ khách hàng và tham quan thực địa. Việc làm này nhằm hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dễ dẫn đến việc họ khơng có khả năng trả nợ, có ý đinh chây lì. Có thể nói đây là một biện pháp quan trọng mà chi nhánh sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xẩy ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNoPTNT phú riềng, tỉnh bình phƣớc (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)