Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần TASCO (Trang 47 - 52)

5. Kết cấu khóa luận

3.3. Đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác quản trị khoản phải thu

3.3.1. Về phía nhà nước

Hoàn thiện các cơ chế pháp lý giúp các cơng ty nhanh chóng giải quyết và thu hồi nợ. Ngày càng nhiều công ty sử dụng thương phiếu và hối phiếu trong thanh tốn, trong khi đó luật và các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ và rõ ràng, nhiều văn bản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để ngành xây dựng hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước đóng vai trị rất quan trọng. Nhà nước không chỉ điều tiết cho ngành phát triển đúng hướng, mà cịn tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi. Công ty rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị, mở văn phòng đại diện,...

Xây dựng và cung cấp thông tin về công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng: trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tìm khách hàng đã

khó giữ khách hàng càng khó hơn, các cơng ty khơng thể u cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của họ được. Hiện nay thật sự khó khăn cho các cơng ty tìm kiếm thơng tin để xếp hạng khách hàng, đa số các công ty chỉ dựa vào cảm tính, uy tín để bán chịu cho khách hàng.

Trong khi đó hàng năm các cơng ty đều phải nộp đầy đủ các báo cáo tài chính cho cả cơ quan thuế và các chi cục thống kê các quận, huyện liên quan. Tuy nhiên khơng có một phương tiện thơng tin nào cung cấp công khai các thông tin này cho các cơng ty. Thiết nghĩ Nhà nước nên có quy định, tổ chức cho Cục thống kê các tỉnh, thành phố cung cấp công khai các thông tin này trên một số phương tiện thơng tin của mình, để tạo điều kiện cho các cơng ty có thể thu thập thơng tin phục vụ cho việc phân loại khách hàng nhằm giảm rủi ro trong việc thu hồi nợ. Bên cạnh đó cũng nên nối mạng thông tin giữa các cơ quan ban ngành, tổ chức cập nhật thông tin trên các trang web nhằm cung cấp thông tin mới nhất, kịp thời cho các công ty.

Mặt khác, kênh thông tin rất hữu hiệu và quan trọng mà các cơng ty có thể sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng và có những chính sách và quyết định chính xác hơn là từ cơng ty định mức tín nhiệm. Mặc dù hiện nay cơng ty định mức tín nhiệm đã hình thành nhưng làm thế nào để cơng ty định mức tín nhiệm có thể thu thập đầy đủ, chính xác những tài liệu, những thơng tin về tình hình tài chính để đánh giá tín nhiệm cơng ty thì hiện nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào. Thiết nghĩ Bộ tài chính nên tích cực nghiên cứu để sớm ban hành các cơ sở pháp lý cần thiết để tạo môi trường thuận lợi cho các cơng ty định mức tín nhiệm phát triển.

Cần có sự chia sẻ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước vĩ mô:

một số địa phương quên quá nhanh sự “tiếp tay tích cực, tự nguyện” của mình vào tình trạng đầu tư dàn trải, quay sang đổ lỗi và ốn trách chủ đầu tư nơn nóng, tùy tiện mở rộng đầu tư vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, lôi cuốn họ vào cơn lốc nợ đọng. Mặt khác, theo quy định của Bộ kế hoạch và đầu tư về khoản nợ của các dự án, cơng trình ngồi kế hoạch được giao thì cấp, ngành nào của địa phương quyết định việc đầu tư phải chủ động cân đối ngân sách của mình để thanh tốn thì khơng có gì sai về kỷ cương hành chính, nhưng chưa phản ánh đầy đủ trách nhiệm và phần nào thốt ly thực tế.

Tình trạng đầu tư dàn trải, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách đã diễn ra từ lâu và trên phạm vi rộng, khơng ít nơi đến mức trầm trọng, ai cũng biết, nhưng hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này không đủ sức ngăn chặn kịp thời. Cho nên, trách nhiệm trước hết thuộc về địa phương, nhưng các cơ quan quản lý của nhà nước vĩ mô cũng khơng thể đứng ngồi cuộc.

Hơn nữa, có một thực tế khách quan là tỉnh càng nghèo càng vượt vốn nhiều, lấy đâu ra nguồn để trang trải món nợ này. Trong bối cảnh phức tạp như thế, rất cần sự chia sẻ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước vĩ mô, của địa phương và của cả các công ty, để từng bước xử lý dứt điểm nợ đọng, hạn chế hậu quả và tránh để kéo dài, càng để lâu thì càng khó khăn hơn.

thật cụ thể và nghiêm túc bằng các quy định cụ thể “trả hết nợ rồi mới bố trí dự án xây dựng mới”. Cải tiến, nâng cao công tác quy hoạch để đảm bảo thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có luận chứng đầy đủ phù hợp với tình hình thực tế, nhưng vừa có tính linh hoạt, có tầm nhìn, đảm bảo sự cơng khai, minh bạch. Các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí kế hoạch đầu tư, đảm bảo tuân thủ quy hoạch, kế hoạch được duyệt, đảm bảo bố trí tập trung và thực hiện có hiệu quả việc giám sát trong tất cả các khâu trong q trình đầu tư, khơng phê duyệt dự án nếu như chưa làm rõ và đảm bảo khả thi về nguồn vốn. Phải vạch ra một quy hoạch, kế hoạch dài hạn về đầu tư xây dựng ở các ngành, địa phương. Nên sớm giao kế hoạch hàng năm cho các chủ dự án từ tháng 12 của năm trước chuyển dần từ kế hoạch hóa đầu tư hàng năm sang kế hoạch vốn theo dự án, theo đúng tiến độ.

Cần xóa bỏ cơ chế xin cho: Nhà nước nên tổ chức cơ quan thanh tra hay

kiểm toán nhà nước để sớm thống kê, phân loại chính xác nợ đọng, trên cơ sở đó có kế hoạch phân kỳ thanh tốn nợ đọng cơng khai, cơng bằng và tổ chức thực hiện thật nghiêm túc, triệt để khắc phục tình trạng “chạy” trong thanh tốn nợ đọng.

Trong thực tế vẫn cịn một số người chưa từ bỏ thói quen từng “chạy” dự án để gỡ bí về vốn trả nợ hoặc để được thanh toán nợ sớm. Cơ chế xin cho là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tham nhũng và phá vỡ kỷ cương đầu tư xây dựng, cần phải có biện pháp thật mạnh mẽ và công khai, quyết không để tàn dư của nó sống trong mơi trường xử lý nợ đọng trong xây dựng, nhất là xây dựng cơ bản.

Hạn chế thiệt hại đối với những cơng trình dở dang: Nhà nước cần thống kê

lại những cơng trình xây dựng dở dang vì hậu quả của nợ đọng. Đối với các cơng trình thật sự “ích nước, lợi dân”, mức vốn hồn thiện không lớn, nên tập trung đầu tư dứt điểm đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả ngay. Đối với cơng trình có khả năng khai thác từng phần thì khơng cầu tồn, nên hồn thiện đưa vào sử dụng từng hạng mục theo khả năng nguồn vốn cho phép. Đối với những cơng trình dở dang khác, khơng để mặc hoặc coi như bỏ mà cần gom, khoanh, hạn chế đến mức thấp nhất sự tàn phá của thời tiết, khí hậu.

Phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với chủ đầu tư trong việc kiểm soát kế hoạch đầu tư và giải ngân các dự án đầu tư: Số nợ ngân hàng tồn đọng trong

các dự án đầu tư xây dựng cịn rất lớn. Cần hạn chế việc thanh tốn vốn xây dựng cơng trình khơng kịp thời, tạo thành phản ứng nợ nần dây chuyền trong nền kinh tế. Ngành tài chính, kho bạc và ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo khả năng thanh tốn của các cơng ty và các dự án. Các sản phẩm của những dự án xây dựng thường có thời gian thi cơng tương đối dài và chi phí đầu tư lớn, do đó đơn vị thi cơng cần có nguồn vốn đủ lớn để trang trải cho quá trình triển khai dự án. Điều đó dẫn đến việc các đơn vị phải thường xuyên đi vay vốn phục vụ các dự án, cơng trình. Nhu cầu vốn lớn nhưng nhiều cơng ty trúng thầu thường khơng được thanh tốn đúng tiến độ, làm cho tình trạng thiếu vốn hết sức gay gắt.

Cần kiên quyết đảm bảo sự dứt điểm trong thi cơng, triển khai và thanh tốn các dự án đầu tư xây dựng, nhất là với các dự án lớn. Nhà nước và các cơ quan chủ quản đầu tư cần xác định rõ thời hạn và các biện pháp để hoàn thành đúng thời hạn các dự án, cơng trình, khơng để dây dưa kéo dài. Kiên quyết tuân thủ thời gian biểu của dự án và đảm bảo đầy đủ các yếu tố vật chất (tiền vốn, trang thiết bị, nhân lực) cho quá trình triển khai dự án.

Nâng cao hơn nữa chất lượng của cơng tác quyết tốn vốn đầu tư: để có

thể giải quyết dứt điểm các tồn tại, dây dưa trong công tác quyết tốn vốn đầu tư xây dựng tránh lãng phí, tiêu cực thì theo tác giả có các giải pháp sau:

Một là, đề nghị Quốc hội, Chính phủ khi ban hành các Luật, Nghị định hướng

dẫn Luật cần quy định cụ thể, chặt chẽ về vai trò trách nhiệm của từng cấp, từng ngành trong suốt quá trình đầu tư dự án, nhằm ràng buộc từng cấp từng ngành trong từng khâu trong quá trình quản lý.

Hai là, kiến nghị các Bộ quản lý ngành khi ban hành văn bản hướng dẫn quản lý

đầu tư và xây dựng dưới Luật cần cụ thể, phù hợp với trình độ của từng đối tượng thi hành.

Ba là, các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn

đốc, tháo gỡ các vướng mắc ở các đơn vị thuộc phạm vi quản lý giúp đơn vị cơ sở chấp hành đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Tăng cường bộ máy

thực hiện cơng tác thẩm tra quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành cả về quy mơ và năng lực có chun mơn tương xứng với nhiệm vụ. Tăng cường tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các chủ đầu tư về thực hiện các quy định quản lý tài chính đầu tư và xây dựng, pháp lệnh kế tốn thống kê, chế độ kế tốn chủ đầu tư, chính sách chế độ tài chính.

Nâng cao hiệu quả của cơng tác thi hành án ở Việt Nam: Hiện nay do việc thi hành án ở Việt Nam không nghiêm cho nên đã tạo ra tâm lý chây ì trong các cơng ty là con nợ. Nguy hiểm hơn là chính điều này đã làm cho một số công ty ở Việt Nam coi thường cả Luật pháp quốc tế. Chính điều này đã gây nên tâm lý e dè của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam do chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thi hành án, do cơ chế quản lý thanh tốn bằng tiền mặt cịn q nhiều chính vì thế việc thi hành án ở Việt Nam hiện nay cịn rất bị xem nhẹ. Thiết nghĩ để có thể hồn thiện mơi trường đầu tư các cơ quan quản lý nhà nước vĩ mơ cần tích cực nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp luật quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của cơ quan thi hành án, quy định về phạt vi phạm do không tuân thủ việc thi hành án, thường xuyên tuyên truyền để sớm chuyển dần sang cơ chế thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Cải tổ, nâng cao hiệu quả quản lý các cơng trình xây dựng cơ bản: Qua

hàng loạt các vụ tiêu cực trong xây dựng cơ bản cho thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các cơng trình xây dựng cơ bản cịn nhiều bất cập. Thiết nghĩ nhà nước nên phân cấp quản lý như sau:

Bộ giao thông vận tải có nhiệm vụ xây dựng định hướng xây dựng giao thông của Việt Nam trong dài hạn và quy hoạch, lập kế hoạch phát triển tổng thể cho từng địa phương và phân cấp về cho các sở giao thông các tỉnh thành quản lý thực hiện.

Các sở giao thông vận tải các tỉnh, thành dựa theo định hướng, quy hoạch tổng thể của Bộ giao thông vận tải sẽ tiến hành triển khai quy hoạch chi tiết cho địa phương mình.

Đối với các cơng trình có thu: các Sở giao thơng vận tải tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu rồi giao khoán cho nhà thầu tự cân đối thu chi để quản lý và thi cơng các cơng trình theo quy hoạch của Sở. Các nhà thầu là các công ty xây dựng không

phân biệt nhà nước hay tư nhân. Các cơng ty xây dựng sau khi trúng thầu có nhiệm vụ lựa chọn tư vấn, giám sát cơng trình và thanh toán tiền thuê đất, quy hoạch cho Nhà nước, đồng thời tự lên kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn từ cơng trình. Các cơng ty xây dựng này sẽ chuyển giao quyền sử dụng cho các Sở sau thời gian thỏa thuận trong hồ sơ thầu.

Đối với các cơng trình khơng có thu tức cơng trình do ngân sách tài trợ thì các Sở sẽ tổ chức lựa chọn các cơng ty tư vấn, giám sát và giám định cơng trình một cách độc lập thơng qua hình thức đấu thầu. Sở chỉ có nhiệm vụ tổ chức, cơng bố thơng tin và triển khai đấu thầu theo Luật đấu thầu. Các cán bộ làm việc trong Sở giao thông vận tải sẽ được lựa chọn gắt gao theo đúng quy trình tuyển dụng và sẽ được trả lương thật cao, đồng thời cũng sẽ bị xử phạt thật nặng khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần TASCO (Trang 47 - 52)