Nợ xấu: Nợ xấu của đối tượng khách hàng DNNVV vẫn duy trì dưới mức quy định 5% và có diễn biến giảm tích cực từ năm 2012 đến tháng 6/2013.Tuy nhiên , diễn biến hiện nay đang theo chiều hướng xấu, tính đến tháng 6/2014, dư nợ xấu tăng khá cao so với đầu năm
Nguyên nhân làm nợ xấu gia tăng:
Thứ nhất: Lãi suất huy động tăng mạnh, tương ứng ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay để đảm bảo thu chi. Do đó, ảnh hưởng đến những dự án khách hàng đang triển khai, cũng như những dự án mới khó có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao để đảm bảo trả lãi ngân hàng. Một hệ quả xấu khác là những DN hoạt động hiệu quả, với những dự án khả thi có thể tìm kiếm nguồn vốn từ những ngân hàng nước ngồi, nơi có lãi suất cho vay tốt hơn. Những DN chấp nhận mức lãi suất cao có thể do khơng đủ uy tín, mức độ khả thi..để tìm được nguồn huy động khác, thiếu hụt nguồn vốn nghiêm trọng phải vay bằng mọi giá.
Thứ hai: tình hình kinh tế biến động bất lợi, giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Thứ ba: công tác quản trị và đo lường rủi ro của ngân hàng không tốt, đánh giá khá lạc quan về nền kinh tế cũng như phương án kinh doanh của khách hàng.
Thứ tư: hai kênh đầu tư quan trọng là BĐS và chứng khốn mất tính cạnh thanh khoản. Chủ DNNVV thường có xu hướng sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư vào những thị trường sinh lời nóng hoặc sử dụng chính pháp nhân và phương án kinh
doanh của công ty đi vay để đầu tư với hy vọng kiếm lời nhanh. Khi thị trường BĐS và chứng khoán biến động bất lợi thì những khoản đầu tư này thua lỗ nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng đến luồng tiền, khả năng thanh khoản của DN
2.3.2.2. Quản trị hiệu suất sử dụng vốn và lãi suất
Nhìn chung dư nợ cho vay so với vốn huy động trong các năm qua tương đối ổn định, ngân hàng còn sử dụng một tỷ lệ vốn nhất định đầu tư vào giấy tờ có giá, cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Sự năng động trong tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, linh hoạt trong cho vay, đa dạng hoạt động tín dụng tiêu dùng, đổi mới quản trị điều hành tín dụng,..là những nguyên nhân quan trọng để gia tăng thị phần cho vay của ngân hàng. Môi trường đầu tư ở TP Hà Nội và khu vực lân cận ngày càng hấp dẫn, các nhà đầu tư ngày càng đông, đã thúc đẩy ngân hàng mở rộng cho vay tại các khu vực lân cận, Với các biện pháp quản trị cho vay như vậy nên đã góp phần làm cho hiệu xuất sử dụng vốn cao.
Lãi suất cho vay của ngân hàng có xu hướng ngày càng hợp lý với nhu cầu của khách hàng. Từ tháng 8 năm 1994 ngân hàng nhà nước quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế. Lãi suất cho vay được điều chỉnh liên tục theo xu hướng giảm để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế sử dụng vốn vay của ngân hàng vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay NHNN chỉ quy định mức trần lãi suất tín dụng tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với tín hiệu thị trường. Bắt đầu từ năm 2005 ngân hàng đã chủ động linh hoạt điều chỉnh lãi suất, có thời điểm liên tục hạ lãi suất cho vay, nhất là những tháng cuối năm 2012 nhằm khuyến khích mở rộng hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế. Nhưng từ đầu năm 2013 liên tục tăng lãi suất cho vay do lãi suất cơ bản của NHNN thay đổi và quy định của NHNN về lãi suất cũng đổi mới. Rõ ràng đây là sự cố gắng tích cực của ngân hàng trong việc thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Ngân hàng nơng nghiệp tăng cường các biện pháp huy động vốn có kỳ hạn để cho vay trung, dài hạn đáp ứng hơn nữa nhu cầu vốn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và nhu cầu hiện đại hóa cơ sở vật chất, đổi mới cơng nghệ thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh,
nâng cao trình độ quản lý của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố hà nội. Chính vì có chính sách lãi suất hợp lý đã góp phần khơng nhỏ vào q trình quy hoạch sản xuất, di dời một khối lượng lớn các DNVVN, cơ sở sản xuất kinh tế tư nhân tập trung vào các khu công nghiệp theo chủ trương của thành phố.
2.3.2.3. Quản trị sản phẩm cho vay
Trong những năm gần đây trong quản trị điều hành tín dụng, ngân hàng nơng nghiệp đã rất năng động triển khai nhiều sản phẩm cho vay mới, như cho vay tiêu dùng, cầm cố cổ phiếu, đầu tư chứng khoán, kinh doanh vàng trên tài khoản, cho vay người đi du học, mua trả góp xe ơ tơ, mua căn hộ tại các dự án…, năm 2012 ngân hàng đã tung ra sản phẩm cho vay tín chấp đối với khách hàng thể nhân tối đa lên tới 200 triệu đồng, thời hạn tối đa lên tới 5 năm và lãi suất cho vay hết sức cạnh tranh, đã được đông đảo khách hàng chấp nhận. Ngân hàng đã đưa dịch vụ đăng ký và làm thủ tục vay vốn qua mạng internet, dịch vụ làm thủ tục cho vay vốn trong vịng 24 giờ, khách hàng khơng phải đến ngân hàng…., việc đa dạng hóa sản phẩm vay vốn đã thu hút được đông đảo khách hàng
2.3.3 Quản trị rủi ro tín dụng DNNVV
2.3.3.1. Chính sách tín dụng
Một chính sách tín dụng được quy hoạch tốt phù hợp quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để quản trị tốt rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng phải thể hiện quan điểm và chiến lược của ngân hàng, trên cơ sở quy chế cho vay của ngân hàng nhà nước là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả các nhân viên, lãnh đạo trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách tín dụng càng đặc biệt quan trọng bởi các ngân hàng phải thích ứng với sự phức tạp của mơi trường kinh doanh đầy mới mẻ, đối mặt với nhiều thách thức.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, chi nhánh ngân hàng cũng đã định hướng DNNVV là đối tượng khách hàng chủ lực, do hiện nay đang tập trung hướng đến phát triển ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, ngân hàng lại chưa có quy chế cho vay riêng mà vẫn áp dụng quy chế chung cho tất cả các khách hàng khác nhau, dù DNNVV có trình đội quản lý, chế độ tài chính kế tốn cịn nhiều khó khăn. Hiện nay, ngân
hàng nơng nghiệp chưa có ban hành văn bản, quy trình nào dành riêng cho đối tượng này, cũng không tạo ra sự phân hóa rõ nét đối với các ngân hàng khác trên địa bàn về thủ tục, lãi suất, sản phẩm dịch vụ.
Khi xác định DNNVV là đối tượng khách hàng chủ lực, các NHTM kkhacs đều có những gói sản phẩm, hạn mức tín dụng lớn dành riêng cho DNNVV như : ACB, SCB, ANZ, VCB… với mục tiêu và chương trình cụ thể. Vietcombank cũng khẳng định sẽ dành thêm 3000 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng VPBank cho biết đã sẵn sàng hơn 2000 tỷ đồng để tăng cường giải ngân với đối tượng là nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Techcombank đang lên kế hoạch tập trung từ 3,000 - 4,000 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
2.3.3.2. Về cơ cấu, mơ hình quản trị rủi ro