Tình hình dư nợ đối với DNNVV theo thời hạn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tam tr (Trang 54 - 61)

Theo số liệu tại Bảng 2.10 và Biểu 2.8, quy mơ dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tăng lên qua các năm, cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn. Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2012 đạt 168 tỷ đồng tăng 11 tỷ tương đương 7% so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt được 212 tỷ tăng 44 tỷ tương đương 26% so với năm 2012. Có được mức tăng trưởng như vậy là do trong những năm qua Nho&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tam Trinh đã đặc biệt quan tâm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động, nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các DNNVV.

Về mặt tỷ trọng có thể thấy quy mơ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất lớn so với quy mơ tín dụng trung dài hạn song có xu hướng giảm dần từ 94% năm 2011 giảm xuống còn 90% năm 2012 và 64% năm 2013. Tổng dư nợ trung dài hạn đã được cải thiện thể hiện ở chỗ năm 2012 dư nợ trung dài hạn đạt 19 tỷ đồng tăng 90% so với năm 2011. Đến năm 2013 đã đạt 22 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2012 vì năm 2013 NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tam Trinh đã giải ngân cho nhiều dự án trung dài hạn nên dư nợ cho vay trung dài hạn tăng mạnh. Nhưng quy mơ tín dụng trung dài hạn đối với DNNVV vẫn cịn thấp chỉ chiếm dưới 36% tổng dư nợ của các DNNVV. Nguyên nhân của tình trạng này là các DNNVV có tiềm lực tài chính hạn chế, do vậy khơng đáp ứng được các điều kiện vay vốn, đặc biệt là vốn trung dài hạn của ngân hàng, nên chỉ có thể vay được vốn ngắn hạn. Mặt khác, DNNVV chủ yếu vay vốn phục

vụ các mục đích ngắn hạn như để đáp ứng nhu cầu thanh toán, bổ sung vốn lưu động, hoạt động có tính mùa vụ là chủ yếu…nên bản thân doanh nghiệp khơng có nhu cầu và khả năng theo đuổi các dự án có thời gian triển khai dài.

Tín dụng trung dài hạn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, các tổng cơng ty có năng lực tài chính, có nguồn vốn lớn, giá trị tài sản đảm bảo lớn, vì vậy, mặc dù về tổng thể, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng lại không nằm trong khu vực DNNVV mà thuộc về các doanh nghiệp lớn.

* Doanh số cấp tín dụng - Doanh số thu nợ:

Doanh số cấp tín dung đối với DNNVV tại Chi nhánh Tam Trinh tăng dần qua các năm cho thấy sự quan tâm của Chi nhánh Tam Trinh đối với khách hàng là các DNNVV.

Bảng 2.11: Doanh số cấp tín dụng và thu nợ đối với DNNVV

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số cấp tín dụng 623 655 732 837

Tốc độ tăng 107% 105% 112% 114%

Doanh số thu nợ 611 675 754 912

Tốc độ tăng 110% 112% 121%

Nguồn: Số liệu thống kê của NHNo&PTNT VN - Chi nhánh Tam Trinh * Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng DNNVV trong tổng thu nhập từ tín dụng

Bảng 2.12: Tỷ trọng thu nhập từ DNNVV trong tổng thu nhập từ tín dụng tổng thu nhập từ tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng

Tỷ lệ thu nhập

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Thu nhập từ tín dụng DNNVV 73 50 60 40 25 17 54 32 Tổng thu nhập từ tín dụng 112 150 143 168

Bảng 2.12 cho thấy, thu nhập từ tín dụng DNNVV chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập từ tín dụng của Chi nhánh Tam Trinh. Tuy nhiên, tỷ trọng của thì giảm dần qua các năm, đặc biệt là năm 2013. Điều này là do trong năm 2013, Chi nhánh Tam Trinh đã tiếp cận và bắt đầu cấp tín dụng với một số doanh nghiệp lớn nâng tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp lớn tăng nhanh dẫn đến tỷ trọng thu nhập từ tín dụng của đối tượng khách hàng này tăng nhanh.

* Số lượng khách hàng là DNNVV

Bảng 2.13: Cơ cấu khách hàng tín dụng

Khách hàng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng Tỷ trọn g (%) Số lượng Tỷ trọn g (%) Số lượn g Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp lớn 2 4 5 7 7 9 8 6 DNNVV 20 43 22 33 28 34 43 35 Khác 25 53 40 60 47 57 73 59 Tổng cộng 47 100 67 100 82 100 124 100

Nguồn: Số liệu thống kê của NHNo&PTNT VN - Chi nhánh Tam Trinh

Qua số liệu của các năm 2012-2014 cho thấy số lượng DNNVV của Chi nhánh tăng dần qua các năm, luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khách hàng cho thấy sự quan tâm của Chi nhánh đến đối tượng khách hàng này.

2.3. Thực trạng quản trị hoạt động tín dụng đối với DNNVV CủaNHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Tam Trinh. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi Nhánh Tam Trinh.

2.3.1. Quản trị vốn và nguồn vốn

Khu vực thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, đồng thời là địa bàn giữ vai trò quan trọng trong cơng tác huy động vốn của tồn hệ thống ngân hàng nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng 25% trên tổng vốn huy động. Nguồn vốn huy động tăng trưởng đều qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013, tăng 42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng ấn tượng này do nhiều yếu tố nền kinh tế

tăng trưởng đều qua các năm, mức tăng GDP luôn trên 12%/năm, đặc biệt phát triển rất mạnh năm 2013 với mức tăng 12.6%.

Sang năm 2014 thì cơng tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Các tháng 1,2 nguồn vốn liên tục giảm mạnh, nhưng đến cuối tháng 3 nguồn vốn đã bắt đầu tăng so với đầu năm, đến cuối tháng 6 tăng 3.3% so với đầu năm. Do tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2014, do những tác động của tình hình kinh tế thế giới, giá cả các mặt hàng chủ yếu tăng cao, thị trường tài chính tiền tệ ngân hàng biến động phức tạp..đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, doanh nghiệp và đời sống người dân.

Do biến động lãi suất thị trường, để đảm bảo thực hiện kế hoạch kinh doanh quý I/2014, nhiều chi nhánh đã huy động từ tổ chức kinh tế, quỹ đầu tư và đi vay các tổ chức tín dụng khác với lãi suất cao để bù đắp nguồn vốn giảm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Đến giữa tháng 5/2014, thực hiện lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước công bố, chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam về nhận tiền gửi, vay vốn các tổ chức tín dụng khác, nhiều khoản huy động và vay lãi suất cao đến hạn trả, các chi nhánh không huy động lại được làm cho số dư huy động vốn giảm mạnh. Ngoài ra, quý II/2014 việc hoàn thiện, củng cố tổ chức và cơ sở vật chất của 20 chi nhánh mới đã ảnh hưởng khơng ít đến cơng tác huy động vốn.

Mức lạm phát tăng cao và các biện pháp kiềm chế lạm phát của nhà nước như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc, cộng với sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn đẩy lãi suất huy động lên cao. Tuy nhiên, lãi suất huy động của ngân hàng nông nghiệp không tăng mạnh bằng các ngân hàng thương mại cổ phần, dẫn đến sự dịch chuyển khá lớn nguồn vốn sang các ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần.

Tuy nhiên, các chi nhánh đã thường xuyên bám sát diễn biến lãi suất các tổ chức tín dụng khác để điều chỉnh lãi suất huy động kịp thời phù hợp thị trường, triển khai đồng bộ nhiều sản phẩm huy động vốn, giao chỉ tiêu huy động và mức khen thưởng cho các phịng, từ đó cũng hạn chế được tình trạng khách hàng rút tiền

gửi sang ngân hàng khác và thu hút thêm khách hàng mới, một số chi nhánh sau khi nguồn vốn giảm mạnh đã tìm nguồn vốn bù đắp kịp thời.

Cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng tăng đều và nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2013 tăng tới 30% so với năm 2012.Tuy nhiên, sang những tháng đầu năm 2014 cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo chiều hướng giảm nguồn có kỳ hạn trên 12 tháng, đến cuối tháng 6/2014 giảm 16% so với đầu năm. Nguyên nhân: để bù đắp nguồn vốn giảm mạnh từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế, các chi nhánh đã tập trung huy động nguồn vốn có kỳ hạn với mức lãi suất cạnh tranh để bù đắp kịp thời làm nguồn tiền gửi không kỳ hạn giảm dần về tỷ trọng, sự dịch chuyển nguồn vốn sang các ngân hàng khác, các khách hàng chuyển sang gửi kỳ hạn ngắn để hưởng lãi suất cao hơn hoặc để chờ đợi sự thay đổi của lãi suất mới. Nguồn tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 37% nguồn vốn, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 45% góp phần duy trì tính ổn định trong cơ cấu vốn.

Quản trị lãi suất huy động

Ngân hàng thường xuyên chủ động và linh hoạt đưa ra các mức lãi suất huy động vốn hấp dẫn, được điều chỉnh linh hoạt theo mặt bằng lãi suất thị trường quốc tế, thị trường tiền tệ trong nước, chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng, cộng với uy tín của hệ thống ngân hàng tăng cao, dịch vụ ngân hàng phát triển…đó là nguyên nhân tạo nên tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn huy động của ngân hàng trong những năm qua

Quản trị huy động vốn thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng thu hút vốn tiền gửi trên tài khoản của khách hàng

Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích cho phép tăng nhanh số lượng tài khoản mở trên địa bàn hà nội. Kèm theo đó là số dư tiền gửi trên tài khoản của các thàn h phần kinh tế tăng nhanh, trở thành nguồn vốn rất quan trọng cho ngân hàng. Hoạt động dịch vụ thanh toán liên tục phát triển, nổi bật nhất là dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa, với số lượng thẻ ATM phát hành ngày càng tăng; số lượng tài khoản cá nhân cùng số dư tiền gửi tài khoản tăng, là tín hiệu tích cực đối với hoạt

động thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng. Khách hàng có thể thanh tốn hóa đơn ăn uống, mua sắm tại cơ sở có máy đọc thẻ (POS). Việc mở rộng dịch vụ thẻ và tiện ích tài khoản cá nhân cho phép thu hút một khối lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp, giúp gia tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

Quản trị nguồn vốn huy động

Thị phần huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp luôn nằm ở mức cao, nguyên nhân là lãi suất và chính sách, sự uy tín, lịng tin của khách hàng khiến thị phần luôn được mở rộng, hoạt động quảng bá thương hiệu được triển khai hiệu quả, số lượng khách hàng gửi tiền càng ngày càng tăng. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thị phần huy động vốn luôn nằm ở mức cao đó là do ngân hàng nơng nghiệp đã phát triển dịch vụ ngân hàng, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

2.3.2. Quản trị hoạt động cho vay DNNVV

2.3.2.1. Quản trị quy mô cho vay

Tổng dư nợ cho vay đối tượng DNNVV tăng đều qua các năm, tuy nhiên, cũng theo tình hình chung của năm 2012 nên dư nợ có phần chững lại, đến tháng 6 năm 2012 tăng 4,3%.

Dư nợ cho vay đối tượng DNNVV của Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Tam Trinh luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 52% năm 2012 đến 63% tính đến tháng 6 năm 2014, tập trung chủ yếu các ngành thương mại, dịch vụ, cơng nghiệp. Có nhiều lý do:

Thứ nhất: thành phố Hà nội là trung tâm kinh tế của cá nước, đồng thời khối lượng DNNVV tập trung tại TP Hà Nội là rất lớn, chiếm tỷ trọng gần 35% tổng số DNNVV cả nước, tính đến tháng 6/2012, dư nợ cho vay đối tượng DNNVV của chi nhánh ln chiếm tỷ trong cao trong tồn hệ thống dư nợ cho vay DNNVV của ngân hàng nông nghiệp.

Thứ hai: Hội nhập thành công cần sự chuyển biến về chất, trong đó thay đổi về cơ cấu thu nhập đóng vai trị quan trọng. Mục tiêu chiến lược của chi nhánh đến 2017 tỷ lệ thu ngoài lãi 35%-40% tổng thu nhập, mà phần lớn đó thu từ hoạt động dịch vụ. Việc mở rộng quan hệ với DNNVV tạo cơ hội đầu tư vừa tạo môi trường dịch vụ đa dạng, giảm chi phí kinh doanh trên một đơn vị thu nhập.

Thứ ba: Việc hình thành NH Phát Triển, NH Chính Sách Xã Hội và việc thực hiện nghị quyết của chính phủ bàn giao lại địa bàn vùng 2, 3 cho các tổ chức trên về việc cho vay ưu đãi làm tăng khả năng tài chính và giảm trừ chi phí của ngân hàng. Tính chất thương mại thuần túy sẽ thúc đẩy nhanh việc mở rộng quan hệ với các DNNVV

Thứ 4: Đường lối cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng, Chính phủ phấn đấu đưa đất nước ta thành một nước công nghiệp sẽ thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi trong nơng nghiệp, nơng thơn. Thơng qua tích tụ, tập trung các hộ cá nhân sẽ được thay thế bởi những cơ sở sản xuất tập trung, các DNNVV

Thứ 5: Sự cạnh tranh giữa các NHTM cũng sẽ thúc đẩy việc mở rộng thị phần, đa dạng thị trường đầu tư, dịch vụ, đa dạng quan hệ khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, tăng cường quảng bá thương hiệu

Dư nợ cho vay theo ngành nghề:tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm vị trí áp đảo, gần 90% tổng dư nợ cho vay DNNVV. Cơ cấu theo ngành nghề hoàn toàn phù hợp điều kiện và định hướng phát triển kinh tế của TP Hà Nội.

Ghi chú: Công nghiệp xây dựng

Nông nghiệp

Thương mại dịch vụ Ngành khác

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tam tr (Trang 54 - 61)