Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng áo

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thương mại mặt hàng áo phao của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và sản xuất nam anh trên thị trường miền bắc (Trang 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng áo

hàng áo phao của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và sản xuất Nam Anh

2.2.1 Thành công

- Thành công theo quy mô thương mại

Mặt hàng áo phao của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và sản xuất Nam Anh tiêu thụ trên thị trường miền Bắc trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Mặc dù doanh thu từ các thị trường khác giảm nhưng doanh thu sản phảm từ thị trường miền Bắc tăng vả về diện và lượng. Doanh thu sản phẩm tăng từ 18,38 tỷ đồng năm 2016 lên 21,67 tỷ đồng năm 2018 thể hiện sự gia tăng không ngừng về quy mô.

Quy mô thương mại của các loại sản phẩm chủ yếu trong mặt hàng, mặc dù có biến động song nhìn chung có xu hướng tăng đều qua các năm. Với giá bán không đổi, doanh thu không ngừng tăng lên trong nhiều năm gần đây, mặt hàng áo phao tiêu thụ trên thị trường miền Bắc đã khẳng định được vị thế quan trọng của mình.

Doanh thu hàng năm của mặt hàng áo phao đóng góp vào tổng doanh thu tồn cơng ty khá cao trên 35%, áo phao tiêu thụ trên thị trường miền Bắc đã và đang đóng góp phần khơng nhỏ vào tăng trưởng tiêu thụ mặt hàng trên thị trường nội địa của công ty. Cơ cấu mặt hàng có sự biến động nhưng theo xu hướng tích cực, phù hợp với thực tiễn, những loại sản phẩm thế mạnh của công ty vẫn được phát huy tối đa trong doanh thu chung của công ty.

Công ty đã xác định được thị trường miền Bắc là thị trường chính kết hợp với mặt hàng chủ đạo của cơng ty là áo phao. Chiến lược này là hoàn toàn phù hợp với tính chất thời tiết của miền Bắc sẽ tạo nên nhu cầu thị trường về mặt hàng này ổn định qua các năm. Là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại mặt hàng áo phao trên thị trường miền Bắc. Trong cơ cấu thị trường tiêu thụ,không chỉ thị trường Hà Nội mà các tỉnh của thị trường miền Bắc luôn không ngừng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong những năm gần đây, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng số một của thị trường này đối với công ty.

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1 Hạn chế

- Các sản phẩm của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và sản xuất Nam Anh tuy khá đa dạng và tiêu thụ khá nhiều nhưng thương hiệu Nam Anh của cơng ty thì chưa phát triển, chưa có tên tuổi trên thị trường lớn như miền Bắc. Công ty sẽ phải cạnh tranh khá nhiều với các công ty may khác trong nước và nước ngoài để dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường đặc biệt là mặt hàng áo phao.

- Quy mô cơng ty nhỏ, việc đầu tư mở rộng cịn hạn chế, công ty chưa mở rộng được quy mô sản xuất mặc dù đã hoạt động được nhiều năm. Công ty chưa phát triển được ở thị trường lớn như thị trường miền Bắc, thị trường nước ngoài.

- Cơng ty chưa làm tốt việc tối thiểu hóa chi phí. Chi phí bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận thu về chưa cao làm hạn chế năng lực phát triển của công ty.

- Năng lực cạnh tranh của công ty chưa cao ngay cả trong phạm vi tỉnh.

- Hạn chế về nguồn nhân lực: Cơng ty hiện có trên 70% cơng nhân chưa được qua đào tạo, chủ yếu là công nhân lao động phổ thơng. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp chủ yếu làm trái ngành, trái nghề và vừa học vừa làm. Vì

thế, cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề cần được quan tâm của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp vẫn chưa có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của sản phẩm áo phao của mình.

- Máy móc, cơng nghệ của cơng ty tuy được đầu tư nhưng chưa đạt đến sự tiến bộ hoàn toàn. Mẫu mã sản phẩm ngày càng phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

2.2.2.2 Nguyên nhân

Từ phía Nhà nước

- Các chính sách kinh tế của Nhà nước

Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Có khi một chính sách kinh tế của Nhà nước lại tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng lại làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác. Khi mà nền kinh tế lạm phát cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì các chính sách kinh tế của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế. Nhà nước thường dùng các cơng cụ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, điều chỉnh thuế và lãi suất ngân hàng. Các chính sách này giúp cơng ty có thể ổn định việc sản xuất, kinh doanh.

- Các chính sách thuộc về Chính trị pháp luật

Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng giúp cơng ty tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, phụ cấp cho người lao động… các nhân tố này đề ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp.

Từ phía doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là rất quan trọng và có vai trị tích cực đối với hoạt động kinh doanh của mỗi cơng ty. Đặc biệt đối với các công ty may mặc thì cần nguồn nhân lực có tay nghề cao, số lượng công nhân đủ cho dây chuyền sản xuất. Sản phẩm áo phao là

sản phẩm cần nhiều lao động sống, phân chia nhân công phù hợp cho từng khâu sản xuất. Ở các khâu khác của quá trình sản xuất thì nhân lực cũng phải có tay nghề khác nhau và hợp lý để tránh lãng phí hay thiếu hụt nguồn nhân lực và sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý. Các quản đốc xưởng may thì cần có kinh nghiệm và tay nghề cao hơn so với những công nhân khác.

- Giá sản phẩm

Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm, theo cơ chế thị trường hiện nay thì giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hồn tồn có thể sử dụng giá cả như một cơng cụ sắc bén để đẩy mạnh phát triển thương mại mặt hàng áo phao. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dụng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Và ngược lại, nếu doanh nghiệp định giá q cao, người tiêu dùng khơng chấp nhận thì khơng thể tiêu thụ được sản phẩm đồng thời sẽ mất lòng tin của người mua đối với doanh nghiệp.

- Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển thương mại của mặt hàng áo phao, đông thời cũng là nhân tố tạo nên thương hiệu của công ty trên thị trường. Chất lượng sản phẩm tốt cùng với giá cả hợp lý là tiền đề cho sự đi lên của doanh nghiệp, tạo nên uy tín của cơng ty. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ lấy được lòng tin của người tiêu dùng, gia tăng khối lượng tiêu thụ và đảm bảo được sự cạnh tranh công bằng với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Ngược lại, nếu chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, có thể sẽ bị tẩy chay trên thị trường nếu như chất lượng không tương ứng với giá cả sản phẩm.

- Hệ thống kênh phân phối

Là toàn bộ các mạng lưới phân phối mà doanh nghiệp thiết lập và sử dụng trong phân phối hàng hóa. Hệ thống kênh phân phối càng nhiều thì sản phẩm đến với người tiêu dùng càng nhanh. Hệ thống kênh phân phối khẳng định sức mạnh của sản phẩm góp phần làm tăng quy mơ và tăng tốc độ tăng trưởng của sản phẩm. Đối với mặt hàng may mặc như áo phao thì phân phối qua các đại lý, trung tâm mua sắm, siêu thị hay

các chợ lẻ là những kênh phân phối chủ yếu để áo phao có thể đến với người tiêu dùng.

Từ phía thị trường

- Nhu cầu thị trường

Miền Bắc nước ta quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm. Tồn vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 2 mùa rõ rệt hè, đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc và gió mùa Đơng Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hồ. Thời tiết mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa đơng từ tháng 11 tới tháng 3 trời lạnh, khơ, có mưa phùn. Vào mùa Đơng nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng 12 và tháng giêng. Với đặc điểm thời tiết của mùa đơng miền Bắc thì sự lựa chọn áo phao cho tiêu dùng là phù hợp và miền Bắc là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của mặt hàng này. Do mỗi năm đều có những khoảng thời gian nhiệt độ xuống thấp nên nhu cầu sử dụng mặt hàng áo phao luôn tăng bởi khả năng giữ nhiệt cho người mặc đồng thời cũng hợp thời trang hiện nay. Có thể thấy nhu cầu về mặt hàng áo phao do đặc điểm thời tiết quyết định rất nhiều.

Ngoài ra nhu cầu thị trường cịn thể hiện ở sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng phụ thuộc vào tập tính tiêu dùng, vào thu nhập, vào quan điểm của mỗi người. Các hàng hóa được bán trên thị trường càng phù hợp với sở thích và thị hiếu bao nhiêu thì càng được ưa chuộng bấy nhiêu, qua đó sức mua sẽ tăng lên thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển. Thu nhập của người dân cũng ảnh hưởng khá lớn tới phát triển thương mại mặt hàng áo phao. Thu nhập càng cao thì người tiêu dùng có điều kiện tiêu dùng mặt hàng này càng cao và làm cho nhu cầu thị trường tăng lên.

- Cung trên thị trường

Nắm được nhu cầu của người tiêu dùng nên đã có rất nhiều cơng ty may khác cũng chọn miền Bắc là thị trường phát triển cho mặt hàng áo khốc phao như cơng ty may Thành Vinh, công ty may Mười là những công ty này luôn đứng đầu về sản xuất những chủng loại áo phao đa dạng, chất lượng tốt và giá cả ưu đãi. Có thể thấy việc cung ứng trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào cầu trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Với các công ty đã khẳng định được thương hiệu sản phẩm trên thị trường

thì việc cung ứng sẽ dễ dàng hơn. Do đó, cơng ty Nam Anh cần cải tiến sản phẩm hơn nữa để lấy lịng tin từ người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng sản phẩm áo phao trên thị trường miền Bắc nói riêng.

- Dân cư và phân bố dân cư

Miền Bắc bao gồm 25 tỉnh thành với khoảng trên 30 triệu dân, mật độ dân số khá đông cùng với đặc điểm về khí hậu là một lợi thế cho phát triển mặt hàng áo phao. Dân số đông tức là nguồn nhân lực dồi dào và quy mô nhu cầu về sản phẩm cao. Dân cư miền Bắc phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh… nơi có nền kinh tế khá phát triển, đời sống đã được nâng cao là điều kiện cơ bản cho việc mua bán các sản phẩm áo phao. Khơng chỉ có khả năng giữ ấm cho cơ thể trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, mặt hàng áo phao cịn có nhiều loại sản phẩm hợp thời trang. Đặc biệt dân cư miền Bắc có độ tuổi trung bình khá trẻ ln cập nhật xu hướng, là một nhân tố tiềm năng cho phát triển thương mại của mặt hàng khi đáp ứng kịp thời nhu cầu của giới trẻ.

- Các yếu tố khác

Miền Bắc có hệ thống giao thơng khá thuận lợi là thế mạnh cho việc phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp. Khi nhu cầu thị trường tăng cao thì hệ thống kênh phân phối là vơ cùng cần thiết để đáp ứng kịp thời cho người tiêu dùng. Đi kèm với sự phát triển của giao thông miền Bắc là q trình đơ thị hóa ngày càng cao ở nơi đây là nguyên nhân làm tăng nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm. Áo phao tuy không phải là mặt hàng cao cấp nhưng lại thay đổi theo nhu cầu thị trường và xu hướng thời đại, do vậy sự phát triển của thị trường là một yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của cơng ty.

Bên cạnh đó, phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tơn giáo tín ngưỡng của dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm hàng may mặc, hàng hóa của cơng ty. Những khu vực khác nhau có văn hóa – xã hội khác nhau, địi hỏi cơng ty phải nghiên cứu những yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược phát triển thương mại sản phẩm mặt hàng áo phao cho phù hợp với từng khu vực khác nhau.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ÁO PHAO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH

VỤ VÀ SẢN XUẤT NAM ANH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 3.1 Quan điểm định hướng phát triển thương mại mặt hàng áo phao

- Ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, hóa chất, phụ tùng… phục vụ cho ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và tạo thế chủ động trong kinh doanh.

- Kết hợp với việc đa dạng hóa các loại sản phẩm của mặt hàng áo phao cho phù hợp với thời tiết miền Bắc và thị hiếu của người tiêu dùng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa tiềm năng nhằm phục vụ nhu cầu trong nước về các mặt hàng thông dụng, trang phục bảo hiểm lao động và đáp ứng được các nhu cầu sản xuất công nghiệp khác.

- Chú trọng tới khâu thiết kế và triển khai mẫu mới vào sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới thiết bị và đồng bộ hóa tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào đối tượng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty tới năm 2020. Ưu tiên các đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng cơng suất, đảm bảo đạt trình độ cơng nghệ, đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển của cơng ty.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đảm bảo tiếp thu nhanh chóng dịch chuyển sản xuất, sự chuyển giao cơng nghệ kỹ thuật… từ các nước phát triển, phấn đấu làm chủ trong sản xuất và không bị lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài.

- Chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại các dây chuyền sản xuất cho đồng bộ, bổ sung các thiết bị lẻ, thay thế máy móc cũ đã lạc hậu, cải tạo nâng cấp một số trang thiết bị và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng, khắc phục sự ô nhiễm môi trường.

- Ưu tiên đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng cơng suất, đảm bảo đạt trình độ cơng nghệ, đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển của công ty đến năm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thương mại mặt hàng áo phao của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và sản xuất nam anh trên thị trường miền bắc (Trang 31)