Các giải pháp với phát triển thương mại mặt hàng áo phao của công ty Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thương mại mặt hàng áo phao của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và sản xuất nam anh trên thị trường miền bắc (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2 Các giải pháp với phát triển thương mại mặt hàng áo phao của công ty Nam

Nam Anh trên thị trường miền Bắc

3.2.1 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo công ty

Cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy của các lãnh đạo. Hiện nay các nhà quản lý cấp cao của cơng ty vẫn cịn mang tư duy kinh doanh của thời kỳ bao cấp, chưa có sự nhạy bén nắm bắt những biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường để đề ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì vậy việc làm cần thiết và quan trọng đối với các nhà lãnh đạo của công ty là phải học hỏi thật nhiều những phương pháp quản lý tiên tiến, tham gia các diễn đàn, những cuộc nói chuyện dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, phải có một cuộc cải cách tư duy kinh doanh cho đội ngũ quản lý cấp cao của công ty. Gốc rễ của sự phát triển nằm ở đội ngũ lãnh đạo tài năng. Chính vì thế nếu khơng có một đội ngũ nhà quản trị cấp cao mạnh về năng lực quản lý và sáng tạo trong tư duy kinh doanh chiến lược thì cơng ty rất khó để phát triển. Và đó chính là rào cản cho việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công ty.

- Đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân lao động

Lao động ngành dệt may không địi hỏi trình độ q cao siêu, điêu luyện nên ngành dệt may dễ thu hút lao động. Đến nay ngành dệt may đã thu hút 500.000 lao động, góp phần khơng nhỏ vào việc giải quyết tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên những người lao động chưa được đào tạo bài bản, hệ thống nên trình độ của họ cịn rất hạn chế. Vì thế cơng ty nên mở lớp đào tạo trình độ chun mơn cho người lao động, nâng cao tay nghề để hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao hơn. Đồng thời thường xuyên thi tay nghề và có những chính sách đãi ngộ cao với người có tay nghề cao để họ có thể an tâm làm việc.

3.2.2 Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng. Góp phần mở rộng thị trường nâng cao sản lượng, tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tập trung vào xây dựng đầu tư và hoàn thiện trung tâm thiết kế mẫu mốt hoàn chỉnh hơn nữa, đặc biệt coi trọng tới công tác nghiên cứu và phát triển mẫu mốt thời trang phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường miền Bắc. Công ty cần chú trọng xây

dựng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản từ các trường, tạo ra nhiều kiểu dáng mới, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Mỗi năm, theo từng mùa vụ, công ty đưa ra thị trường nhiều mẫu mã sản phẩm mới cho các lứa tuổi....

Để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mốt, đa dạng thì cơng ty cần phải: - Liên kết kinh tế và kỹ thuật chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu mẫu mốt để có thể tập trung nguồn vốn vào trí tuệ cho việc hình thành và phát triển nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt.

- Chu kỳ mẫu mã ngày càng trở nên ngắn hơn, do con người có những ý tưởng phong phú và phức tạp đòi hỏi sản phẩm cũng phải thay đổi liên tục theo mong muốn đó. Vì vậy cơng ty sẽ chỉ thành cơng khi thường xuyên thay đổi mẫu mã, tìm kiếm sáng tạo nhiều mẫu mốt với nhiều loại, kích cỡ khác nhau phù hợp với nhu cầu từng thị trường, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng loại khách hàng.

- Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi của nhu cầu, đồng thời phát hiện nhu cầu mới trên thị trường trọng điểm. Để xây dựng được hệ thống thông tin này, công ty cần có sự liên kết hỗ trợ của các đối tác trên thị trường.

3.2.3 Giải pháp về chi phí

- Chi phí ngun vật liệu:

Đối với hàng dệt may thì chi phí ngun vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, giảm chi phí ngun vật liệu có vị trí quan trọng trong cơng tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để giảm chi phí ngun vật liệu khơng có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu dưới định mức kỹ thuật cho phép bởi làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Cơng ty chỉ có thể giảm chi phí ngun vật liệu bằng cách định mức tiêu hao nguyên vật liệu chặt chẽ hơn, tìm nguồn cung nguyên vật liệu trong nước: đảm bảo chất lượng, chi phí thấp…

- Tăng năng suất lao động, giảm chi phí cố định:

Chi phí cố định là loại chỉ phí khơng thay đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm. Nhưng chi phí cố định bình qn trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và biến động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng sản xuất ra tăng chi phí cố định bình qn trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Muốn tăng sản lượng trên quy mơ hiện có thì cơng ty phải tăng năng suất lao động, tận dụng triệt để năng lực máy móc trang thiết bị hiện có, bảo quản tốt tài sản cố định để tránh hỏng hóc, giảm chi phí sửa chữa. Trong

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơng ty cịn phải thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất gia cơng, đóng gói và phân phối sản phẩm.

3.2.4 Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

- Để xây dựng chiến lược marketing nhằm phát triển thương hiệu một cách hiệu quả, trước hết phải thực hiện theo đúng phương pháp, không hẳn chỉ đầu tư công sức tiền của. Công việc đầu tiên của hoạch định chiến lược marketing là xác định mục tiêu, mục tiêu công ty hướng đến là thị trường mục tiêu nào? Đối tượng khách hàng là ai? Từ đó cơng ty có những giải pháp nhằm phân tích nhu cầu thị trường mục tiêu này rồi phân khúc thị trường thành những đoạn thị trường phù hợp với từng nhóm sản phẩm riêng biệt của cơng ty. Từ đó xây dựng giải pháp marketing hiệu quả.

- Cơng ty cần có những chiến lược, chương trình quảng cáo hiệu quả để giới thiệu, quảng bá sâu rộng hơn nữa hình ảnh thương hiệu của mình. Có thể quảng cáo trên đài trun hình, đài phát thanh, báo chí, mạng internet. Bên cạnh việc xây dựng website của công ty, cũng cần phải thường xuyên quảng cáo trang web của công ty trên những trang web nổi tiếng, nhiều người truy cập. Thêm vào đó cơng ty có thể tham gia tài trợ cho các chương trình thu hút được sự quan tâm theo dõi của nhiều người để có thể quảng bá hình ảnh, tên tuổi của mình.

- Cơng ty cần có thể lập ra các đại lý sâu rộng hơn nữa ở tất cả các tỉnh thành miền Bắc, làm như vậy các đại lý có thể thực hiện chức năng phân phối hàng hóa ở các địa phương. Làm như vậy có thể rút ngắn được khoảng cách giữa sản phẩm với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tăng cao khả năng tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

3.2.5 Giải pháp về đổi mới máy móc thiết bị

Hiện đại hóa máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Công nghiệp mới tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động qua đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị hiện đại giúp doanh nghiệp may thực hiện tự động hóa sản xuất làm giảm sai sót trong q trình sản xuất, đồng thời thực hiện những cơng việc phức tạp vì vậy đổi mới máy móc thiết bị và Cơng nghệ mới là yêu cầu cấp thiết để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Giải pháp cho hiện đại hóa cơng nghiệp hóa và máy móc thiết bị là

đầu tư máy có chức năng tự động như máy cắt chỉ tự động, vắt sổ tự động…) để nâng cao năng suất gia công.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thương mại mặt hàng áo phao của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và sản xuất nam anh trên thị trường miền bắc (Trang 38 - 41)