Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại mặt hàng bao bì của

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng mại mặt hàng bao bì của công ty cổ phần sản xuất bao bì và thƣơng mại lam sơn (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại mặt hàng bao bì của

của Cơng ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn

2.2.1. Giá của mặt hàng

Việc tiêu thụ sản phẩm được nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào giá của nó. Do đó, Cơng ty có thể sử dụng giá cả là một công cụ để đẩy mạnh phát triển thương mại mặt hàng bao bì. Nếu mức giá được đưa ra phù hợp với chất lượng sản phẩm, được đơng đảo người tiêu dùng chấp nhận thì mặt hàng của Cơng ty dễ dàng được tiêu thụ. Ngược lại, nếu định giá quá cao, mặt hàng tiêu thụ không được nhiều,sẽ khó khăn trong việc kí kết hợp đồng sản xuất bao bì với khách hàng. Mặt khác, nếu Cơng ty có những chính sách giá phù thì sẽ bán sản phẩm với giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là lợi thế trong cạnh tranh giúp cho Công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn bao gồm cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

2.2.2. Chất lượng và mẫu mã mặt hàng

Chất lượng sản phẩm ln được cơng ty chú trọng hàng đầu vì nó là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy hoạt động phát triển thương mại. Chất lượng sản phẩm tốt

không những thu hút thêm nhiều khách hàng, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường. Nhờ đó có thể nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lí mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ mặc dù giá cả có thấp hơn các doanh nghiệp khác.

2.2.3. Cạnh tranh trên thị trường

Hiện nay trên cả nước có trên 1000 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bao bì bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, ngồi ra cịn có sản phẩm của các doanh nghiệp từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan... Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực bao bì, gây ra rất nhiều khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường như Cơng ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Lam Sơn.

Số lượng doanh nghiệp tham gia trong ngành và các đối thủ có tác động đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất mặ hàng bao bì đồng nghĩa với việc có nhiều đối thủ cạnh tranh thì cơ hội có được hợp đồng sản xuất cũng ít đi, thị trường bị phân chia thành nhiều phần dẫn đến việc lợi nhuận của Công ty cũng giảm đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để phát triển thương mại mặt hàng bao bì của Cơng ty.

2.2.4. Các đơn vị cung ứng nguyên liệu đầu vào cho Công ty

Nguyên liệu là một trong ba yếu tố quan trọng cấu thành nên sản xuất, là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm, chính vì vậy mà cơng ty ln có sự quan tâm đặc biệt tới nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm. Do hầu hết nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị đều phải nhập khẩu nên Cơng ty phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng nước ngoài. Đây là một khó khăn lớn của cơng ty khi khơng chủ động được nguồn nguyên vật liệu. Đơi khi các nhà cung cấp có thể gây khó khăn cho Cơng ty với một số nguyên liệu là đầu vào quan trọng hoặc số lượng nhà cung cấp nguyên liệu đó chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có một hay một vài doanh nghiệp cung cấp. Điều này khiến cho Công ty bắt buộc phải mua ngun vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên làm giá bán bao bì cũng tăng theo. Khi đó khối lượng tiêu thụ bị giảm dẫn đến lợi nhuận giảm.

2.2.5. Khách hàng của Công ty

Khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là các bạn hàng ở Thanh Hóa và các tỉnh thành lân cận phía Bắc như Hà Nam, Nam Định và hưng Yên… Bạn hàng của công ty thường là các doanh nghiệp kinh doanh lớn, các khu công nghiệp sản xuất, chế tạo nên thị trường chủ yếu là các thành phố lớn với mức tiêu dùng cao. Những thói quen, biến động tâm lý khách hàng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ mặt hàng bao bì. Mức thu nhập

và khả năng thanh tốn của khách hàng cũng có tính quyết định đến số lượng bao bì được tiêu thụ. Khi thu nhập tăng đồng nghĩa với khả năng thanh tốn tăng thì lượng bao bì được tiêu thụ nhiều hơn và ngược lại khi th nhập giảm.

2.2.6. Chính sách của Nhà nước

Sản xuất bao bì chiếm 30-35% doanh thu tồn ngành nhựa cho nên sự phát triển của ngành bao bì nhựa phụ thuộc nhiều vào định hướng, giải pháp phát triển ngành nhựa. Và giải pháp về vốn được coi là quan trọng nhất, bên cạnh vốn tự có, vốn liên doanh liên kết, các DN ngành nhựa sẽ được ưu tiên vay vốn từ nguồn tín dụng trong nước, từ Chính phủ. Dự kiến tổng mức đầu tư phát triển ngành nhựa giai đoạn 2011- 2020 khoảng 241.066 tỷ đồng, nguồn vốn này tập trung cho các nhà đầu tư xây mới và mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Chính sách này có ý nghĩa rất lớn, giải quyết được bài tốn của mọi doanh nghiệp khơng chỉ với Công ty, giúp Cơng ty có thêm vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô tăng năng suất lao động.

Ngồi ra, để khuyến khích các DN phát triển, nhà nước có những chính sách hỗ trợ về thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu nhựa phế thải sạch, đổi mới và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, mở rộng thị trường. Nhà nước cũng ban hành các chính sách giảm, giãn thuế như kéo dài thời gian nộp thuế GTGT đối với các sản phẩm nhập khẩu là máy móc, thiết bị phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải nằm trong dây truyền công nghệ thuộc loại nhà nước chưa sản xuất được cần khập khẩu. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với Cơng ty khi mà công ty phải thường xuyên nhập khẩu máy móc ngun vật liệu nước ngồi, hỗ trợ phần nào nguồn vốn tạm thời của doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ tạo môi trường hấp dẫn lôi cuốn các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực bao bì làm sức cạnh tranh của ngành ngày càng quyết liệt và gay gắt.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thƣơng mại mặt hàng bao bì của công ty cổ phần sản xuất bao bì và thƣơng mại lam sơn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)