6 Kết cấu của khóa luận
1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu
1.3.1 Các nhân tố mơi trường bên ngồi
1.3.1.1 Thị trường
Thị trường là một yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát triển thương hiệu. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về tập khách hàng, nhu cầu thị trường, về sản phẩm, mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, giá cả, mức độ áp dụng công nghệ thông tin của người tiêu dùng,... để xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu cho phù hợp. Với cơng ty TNHH EAS Việt Nam giai đoạn 2015- 2018 thị trường mục tiêu là khu vực Hà Nội, công ty hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu là các sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Với sản phẩm chủ đạo cơng ty cung cấp là các khóa đào tạo nhân lực cấp cao và hướng tới thị trường các sinh viên là thách thức mà công ty gặp phải bởi phần đa sinh viên có tư duy non trẻ, sau ra trường sẽ làm việc ở vị trí một nhân viên từ đó học hỏi và theo thâm niên mới lên được vị trí lãnh đạo. Họ chưa tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về cơng việc mình sẽ làm sau khi ra trường, đồng thời
1.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều tổ chức đào tạo về nguồn nhân lực cấp cao, tuy nhiên đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay vẫn theo mơ hình học lý thuyết nhiều nên hạn chế về kinh nghiệm, tầm nhìn. Có thể nói thực tế giữa việc học lý thuyết và đi làm tại các doanh nghiệp là một sự khác biệt rất lớn, do đó việc tạo lập môi trường thực tập cho các sinh viên là một lợi thế của công ty. Tuy nhiên, về nguồn lực tài chính một cơng ty TNHH với vốn điều lệ 5 tỷ sẽ không thể so sánh với các cơ sở giáo dục lớn, do đó cơng ty thiếu thốn về nguồn vốn chi cho cơ sở vật chất, nhân lực và chi tiêu cho các hoạt động công tác xã hội, hoạt động mở rộng, phát triển thương hiệu.
1.3.1.3 Văn hóa, thị hiếu, thị trường mục tiêu
Văn hố là ngun nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Đó chính là văn hố tiêu dùng. Cách ăn mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện mình thơng qua tiêu dùng... đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa. Những con người có nền văn hố khác nhau thì sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. Người Việt Nam khi mua hàng thường bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc tác động đến việc lựa chọn. Muốn phát triển thương hiệu cần quan tâm đến các yếu tố này khi xây dựng chiến lược truyền thông, thiết kế các ấn phẩm truyền thông, sáng tạo các thông điệp quảng cáo hay điều chỉnh thái độ phục vụ tránh những sự khơng phù hợp, đi ngược văn hóa. Dựa vào những chuẩn mực văn hóa chung của dân tộc, EAS Việt Nam xây dựng cho mình một hệ thống các quy tắc ứng xử riêng. Các cá nhân học tập, làm việc tại cơng ty sẽ xưng hơ với nhau bằng ‘‘ Đồng chí”, được tơn trọng dân chủ nêu quan điểm, ý kiến. Đồng thời là một công ty đào tạo nhân lực cấp cao chuẩn quốc tế nên văn hóa cơng ty xây dựng bị ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa quốc tế, từ chế độ cho tất cả nhân viên công ty tham gia họp cơ quan (thường lệ tại các công ty chỉ ban lãnh đạo mới có quyền được họp cơ quan) đến những nguyên tắc nghiêm ngặt về thời giờ làm việc, xử lý kỷ luật với những cá nhân không tuân thủ đúng và không ngần ngại xa thải nhân viên khi nhận thấy những dấu hiệu về thái độ làm việc khơng tốt.
1.3.1.4 Thói quen của người tiêu dùng
Thói quen của người tiêu dùng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu vì nó chịu ảnh hưởng từ nhận thức, niềm tin của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất cần hết sức quan tâm đến những thói quen của người tiêu dùng về những sản phẩm dịch vụ. Những thói quen của người tiêu dùng hình thành từ hình ảnh về sản phẩm hoặc hình ảnh của nhãn hiệu làm cho người tiêu dùng hành động dựa trên những niềm tin của họ. Với đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty là sinh viên các trường đại học cao đẳng, đại đa số họ chưa có thói quen nghiên cứu tìm hiểu và thực hành những công việc sẽ phục vụ họ khi ra trường đi làm. Từ những quan sát đời sống sinh hoạt, học tập của sinh viên cho thấy một thực trạng rất nhiều sinh viên có thói quen sống hưởng thụ, thích làm những việc mang tính chất giải trí hơn là việc học tập nghiêm túc và tìm hiểu về cơng việc mình sẽ làm sau này. Đó là những hạn chế của
bản thân sinh viên và là trở ngại cho việc tiếp cận khách hàng của công ty, khi khách hàng họ chưa nhận thức ra tầm quan trọng của vấn đề mà họ gặp phải, họ sẽ dễ dàng gạt bỏ những gì cơng ty mang lại.
1.3.1.5 Hệ thống pháp luật
Công ty hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam cụ thể: Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm cơng ty trách nhiệm hữu hạn cũng như các bộ luật có liên quan như luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật đất đai, luật Sở hữu Trí tuệ, luật cạnh tranh,... .
1.3.1.6 Yếu tố cơng nghệ
Tìm hiểu, nắm bắt cơng nghệ là cơng cụ hữu hiệu để doanh nghiệp phát triển thương hiệu. Theo xu hướng hiện nay, đại đa số người dân sử dụng internet làm công cụ làm việc, giải trí, tìm kiếm thơng tin và coi đó là một phần khơng thể thiếu trong cuộc sống vì vậy nên công ty phải không ngừng nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới, những xu hướng của thời đại để phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động phát triển thương hiệu của mình nói riêng.
1.3.2 Các nhân tố bên trong
1.3.2.1 Nguồn nhân lực
- Nhận thức của ban lãnh đạo về xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh
nghiệp
Đây là nhân tố quyết định việc một thương hiệu có được phát triển mở rộng hay khơng. Theo tiến trình phát triển của doanh nghiệp, việc mở rộng, phát triển thương hiệu là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu Ban lãnh đạo công ty nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ là cơ sở để thương hiệu đó được xây dựng và phát triển một cách bài bản, khoa học, có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và có sự phát triển bền vững lâu dài. Với cơng ty EAS Việt Nam ban lãnh đạo có hoạch định chiến lược phát triển theo từng giai đoạn và đặc biệt chú trọng đến hình ảnh thương hiệu trong ánh nhìn của khách hàng. Định vị thương hiệu EAS Việt Nam trong tâm trí khách hàng ban lãnh đạo mong muốn đó là hình ảnh về một đơn vị về đào tạo nhân lực cấp cao có chun mơn vững và có đạo đức nghề nghiệp, họ công khai và cam kết thực hiện các dự án về hỗ trợ sinh viên nâng cao năng lực làm việc, hỗ trợ các
doanh nghiệp cơ cấu bọ máy và các trường đại học cải cách giáo dục theo đúng tiến độ và chất lượng.
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên công ty
Bộ phận nhân viên chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu của công ty sẽ đưa ra những chiến lược phát triển dựa trên những định hướng phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời để thực thi kế hoạch đó thì cần sự đồng bộ thực hiện của toàn thể cán bộ nhân viên công ty, bởi mỗi nhân viên là một điểm tiếp xúc thương hiệu của doanh nghiệp. Tất cả cán bộ nhân viên tại EAS Việt Nam được tập huấn đầy đủ về hình ảnh thương hiệu cá nhân, những giá trị họ nhận được khi tích cực xây dựng thương hiệu của mình và góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu tập thể, do đó họ ln ý thức trong cơng tác thực hiện lời tuyên thệ‘‘ Chúng tôi nguyện trung thực và
đấu tranh không khoan nhượng với hành vi thiếu trung thực; triệt để cách mạng trong tư duy và hành động; trung tín với giá trị và sứ mệnh của EAS Việt Nam”.
1.3.2.2 Tài chính
Nguồn lực tài chính quy định khả năng chi tiêu phục vụ cho việc triển khai, duy trì và đẩy mạnh các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lớn mạnh, vững chắc sẽ có những ưu tiên cho khoản đầu tư phát triển thương hiệu để tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Ngược lại một doanh nghiệp có nguồn tài chính eo hẹp sẽ phải cân nhắc lựa chọn những phương án phát triển thương hiệu ít tốn kém và việc quản lý phải thật sự khoa học tranh lãng phí khơng cần thiết. Căn cứ điều 3 nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 thì DN có số vốn khơng q 10 tỷ hoặc số lao động bình qn năm khơng quá 300 thì gọi là DN vừa và nhỏ, áp dụng với cơng ty TNHH EAS Việt Nam có vốn điều lệ 5 tỷ được coi là nguồn vốn khơng lớn, có thể nói đây là một hạn chế về ngân sách đối với công ty trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư cho phát triển thương hiệu.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY TNHH EAS VIỆT NAM