Tổng quan về huyện Lạc Dương

Một phần của tài liệu SINH KẾ CỦA NGƯỜI CHIL Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN LANG BIANG, TỈNH LÂM ĐỒNG,TRUYỀN THỐNG BIẾN ĐỔI (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Khái quát về huyện Lạc Dương và người Chil tại Khu dự trữ sinh quyển Lang

1.3.1. Tổng quan về huyện Lạc Dương

Huyện Lạc Dương được thành lập ngày 14/3/1979 trên cơ sở tách 3 x Đạ Long, Đạ M’rông, Đạ Tông thuộc huyện Đức Trọng và xã Kil Pla Gnol thuộc huyện Đơn Dương và x Lát thuộc thành phố Đà Lạt theo quyết định số 116/CP, của Hội đồng chính phủ. Lúc mới thành lập, Lạc Dương có 5 xã và 1 thị trấn: thị trấn Lạc Dương, x Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Tông, Kil Pla Gnol, xã Lát. Năm 1983, chia x Kil Pla Gnol thành hai xã lấy tên là x Đạ Chais và x Đạ Sar theo Quyết định 22- HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Lâm Đồng. Năm 1999, tiếp tục chia x Đạ Long thành 2 x : Đạ Long và Đưng Knớ theo Nghị định 79/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới xã thuộc các huyện Lạc Đương, Lâm Hà và Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Do địa hình hành chính khá rộng, địa hình phức tạp, gây khó khăn trong q trình quản lý, phát triển kinh – tế xã hội cũng như an

ninh quốc phòng nên ngày 17/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 189/2004/NĐ-CP, về việc thành lập xã thuộc các huyện Lạc Dương, Lâm Hà và thành lập huyện Đam Rơng, tỉnh Lâm Đồng, theo đó chia x Đạ Chais thành 2 xã: Đạ Chais và Đạ Nhim đồng thời tách 3 x Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Tông để thành lập huyện Đam Rông. Trải qua nhiều đợt chia tách, điều chỉnh địa giới đến nay huyện Lạc Dương có 6 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 5 xã (thị trấn Lạc Dương, x Đạ Sar, Đạ Nhim, Đưng K’nớ, xã Lát, Đa Chais). [75].

Về vị trí địa lý: Lạc Dương là huyện miền núi nằm ở phía Đơng B c của tỉnh

Lâm Đồng có ranh giới giáp huyện Đam Rông, huyện Lâm Hà, Thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đ k L k. Lạc Dương được xem là nóc nhà của Lâm Đồng và Tây Nguyên, với độ cao trung bình 1.700m, cao nhất trong các huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao trên 2.000m, như: núi Bi Doup (2.287m), núi Lang Biang (2.167m), núi Chư Yên Du (2.075m). Độ cao trung bình 1.500-1.600m so với mặt nước biển. Lạc Dương là nơi đầu nguồn của sông Đa Nhim. Lạc Dương là khu vực có giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng á nhiệt đới. Theo địa giới hành chính, tồn bộ huyện Lạc Dương thuộc Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang bao gồm cả vùng l i, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Về địa hình: Lạc Dương có địa hình tương đối phức tạp với 3 dạng địa hình

chính là núi cao, đồi thấp đến thung lũng. Diện tích tự nhiên 131.233ha (trong đó: đất sản xuất nơng nghiệp là 7.036 ha, đất lâm nghiệp là 114.976 ha, đất phi nông nghiệp là 1.677 ha, còn lại là các loại đất khác) [106]. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp ở Lạc Dương là rừng đầu nguồn.

Khí hậu: Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu ơn đới, nhiệt độ trung bình

hàng năm tương đối thấp từ 18 – 22°C. Do đó quanh năm ơn hịa, mát mẻ, trong lành rất thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,… Khí hậu ở đây được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường b t đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10

Về kinh tế: Hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp

nhưng những năm gần đây, kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, từ khi Lang Biang trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, ngành du lịch được huyện Lạc Dương xác định là ngành kinh tế mũi nhọn dựa vào việc khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa của các tộc người tại chỗ,. Hiện nay, tỷ trọng ngành nơng-lâm nghiệp-thủy sản chỉ cịn chiếm 51,1% trong khi đó tỷ trọng ngành cơng nghiệp – xây dựng chiếm 17,7% và ngành dịch vụ chiếm 31,2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm ước đạt trên 22%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 29,9 triệu đồng/người/năm; năm 2019 là 38 triệu đồng/người/năm [109]; Việc hoàn thành tuyến đường nối thành phố Đà Lạt với tỉnh Khánh Hịa và tuyến đường Đơng Trường Sơn giúp cho huyện có cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt là các loại hình du lịch.

Về văn hóa – xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã

hội của huyện cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng. Khi mới thành lập dân số của huyện chủ yếu là người Lạch, người Chil, chiếm 98% dân số [68]. Đa số dân cư của huyện lúc bấy giờ đều khơng biết chữ nhưng hiện nay huyện đ hồn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Mạng lưới trường học cũng như đội ngũ giáo viên đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Hệ thống y tế được quan tâm đầu tư phát triển đáp ứng tốt cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn huyện. Hiện nay, huyện có bình qn 9 bác sỹ/1 vạn dân. 100% các trạm y tế x đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, huyện rất quan tâm đến cơng tác xóa đói giảm nghèo. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo chung tồn huyện giảm cịn 3,99%, riêng hộ độc bào dân tộc thiếu số giảm còn 5,26% [109].

Một phần của tài liệu SINH KẾ CỦA NGƯỜI CHIL Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN LANG BIANG, TỈNH LÂM ĐỒNG,TRUYỀN THỐNG BIẾN ĐỔI (Trang 33 - 35)