Dân số Lạc Dương qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu SINH KẾ CỦA NGƯỜI CHIL Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN LANG BIANG, TỈNH LÂM ĐỒNG,TRUYỀN THỐNG BIẾN ĐỔI (Trang 122 - 195)

Năm 1995 2000 2005 2010 2015 2019

Người 21.624 25.693 16.914 20.235 21.402 28.008 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2005, 2010, 2015, 2019

So với những cuộc di dân do Nhà nước tổ chức thì những cuộc di dân tự do đến Lâm Đồng do chưa được trang bị những kiến thức cơ bản nên khi đến vùng đất mới đ tự ý khai phá và canh tác trên những mảnh đất đang hưu canh của các dân tộc tại chỗ. Chính sự thiếu hiểu biết về phương cách sử dụng và chiếm hữu đất đai của dân sở tại là nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc tranh chấp đất đai giữa người dân tộc tại chỗ và những người dân di cư tự do.

Như vậy sự xáo trộn cơ cấu dân cư, dân tộc là một trong những nguyên nhân tạo ra những thay đổi nhất định trong đời sống các dân tộc tại chỗ, đặc biệt đối với cộng đồng người Chil.

Nếu như tình trạng, chỉ số đánh giá nhân m n ở đô thị được đo bằng diện tích đất ở, ở khu vực nông thôn là đất ở và đất sản xuất thì với đồng bào các dân tộc thiểu số, nó phải được mở rộng bằng thêm hệ số đất đai hình thành nên hệ sinh thái. Sự di dân ồ ạt, cả di dân có tổ chức lẫn di dân tự phát trong 40 năm qua đ khiến tốc độ tăng dân số cơ học ở khu vực Tây Nguyên nói chung, khu vực cư trú của người Chil nói riêng bùng nổ. Nó phá vỡ hồn tồn cấu trúc hệ sinh thái môi trường, môi sinh, tạo nên sự khủng hoảng nhân m n nghiêm trọng trong khu vực và trên diện rộng.

Mặt khác, trong khi người Chil thu hẹp quyền hạn, quyền chiếm hữu, khai thác ở các vùng rừng l i, rừng già - nơi từng được g n với truyền thống tín ngưỡng thì các đồn di dân lại có xu hướng ngày càng lấn sâu, chiếm hữu các khu vực này để cư trú và sản xuất. Một mặt, các hoạt động thực hành tín ngưỡng của người Chil bị tách ra khỏi đời sống, mặt khác để thích nghi, họ cũng tự xem phần đất đai được chiếm hữu như một loại hàng hóa có thể đem ra trao đổi, mua bán – điều hồn tồn khơng có trong truyền thống. Lâu dần, khi tư liệu sản xuất là đất đai đ cạn kiệt, những xung đột x hội sẽ có khả năng bùng phát, nhất là khi có sự kích động về tơn

giáo, s c tộc. Mâu thuẫn, xung đột này đ tồn tại trong thực tế. Tuy các chính sách, biện pháp của nhà nước vẫn đang phát huy tác dụng, chưa để xảy ra bùng phát xung đột, song nguy cơ này là thực tế tiềm ẩn, có thể xảy ra nếu nó thành bản chất trên diện rộng.

Dân số tiếp tục tăng ngay từ quy mơ gia đình, trong khi đ canh tác cố định hóa với diện tích đất chiếm hữu khơng đổi, nên kinh tế hộ gia đình của người Chil sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi quy luật “năng suất biên tế giảm dần” (số lượng lao động tăng, diện tích đất sản xuất giữ ngun), gây khó khăn cho đời sống. Các biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất có thể giúp tăng năng suất trên cùng một diện tích canh tác, nhưng lại giảm nếu tính theo năng suất lao động đầu người. Tình trạng này đang diễn ra ngày càng gay g t, tiềm ẩn những xung đột về mặt x hội.

Để cân bằng các tác động tiêu cực, người Chil đang tự thích nghi dần với thực tế chia sẻ không gian cộng sinh. Một bộ phận lao động người Chil, nhất là lao động trẻ đ được đào tạo để hướng đến tham gia các ngành nghề lao động phi truyền thống khác, ở cả trong và ngoài địa bàn cư trú. Sự thay đổi tích cực này đang diễn ra nhanh, mạnh, vừa giúp cộng đồng người Chil thích nghi hơn với sự thay đổi của hệ sinh thái văn hóa, đồng thời tạo ra cơ hội cho sự phát triển và hội nhập bền vững.

4.1.3. Kinh tế hàng hóa và q trình hội nhập

Từ sau năm 1986, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với mục tiêu là phát triển sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo. Đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, Nhà nước đ có những chính sách hỗ trợ cho người dân như trợ giá hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cây giống vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật,….

Năm 1989, Nhà nước cho ph p và tạo điều kiện cho lưu thông, buôn bán đường dài liên tỉnh. Do đó đ có nhiều người ở miền xi lên giao lưu buôn bán ở các vùng xa xôi hẻo lánh là nơi sinh sống của các dân tộc tại chỗ ở Lâm Đồng. Họ

đưa lên bán những mặt hàng mà người dân tại chỗ cần và thu mua tất cả những mặt hàng nông sản của đồng bào. Thương mại đối lưu đ tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận, được cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống và sản xuất nơng nghiệp. Thay vì tự cung tự cấp thì nay người đồng bào đ dần tiếp cận nền kinh tế hàng hóa theo quy luật thị trường.

Như vậy, kinh tế thị trường và q trình hội nhập đ có ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc tại chỗ ở Lâm Đồng, đặc biệt là người Chil. Và sự biến đổi đó được thể hiện r trong hoạt động sinh kế của người Chil cũng là một tất yếu khách quan. Một bộ phận các hộ gia đình trẻ thiếu đất khơng có lựa chọn khác sẽ tham gia vào quy trình nhận bảo vệ và chăm sóc rừng, thành cơng nhân nơng nghiệp trong một số lâm trường, trang trại nông nghiệp tại địa phương. Đây là thay đổi quan trọng, là sự thích nghi sinh kế trước tình trạng đất sản xuất nơng nghiệp truyền thống tính trên đầu người ngày càng bị thu hẹp. Đánh giá trên cơ sở lý thuyết sinh thái học văn hóa, sự thay đổi này đang diễn ra khá nhanh, rộng và đều kh p trong cộng đồng người Chil, có tác dụng tăng khả năng hội nhập và cùng các cộng đồng dân tộc khác trên cùng địa bàn phát triển khá tốt.

Trước đây, khai thác tự nhiên chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống cho gia đình. Do được tự do khai thác, người Chil xem việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên là cho chính mình nên họ tn thủ chặt chẽ các quy ước cộng đồng như không săn thú vào mùa sinh nở, không “ăn ong” trong mùa chia đàn, không chặt cây để hái quả,... Nay, việc khai thác tự nhiên gần như bị cấm, nhưng nó đem lại nguồn thu đáng kể cho thu nhập, lại bị cạnh tranh bởi các nhóm, dân tộc khác nên một bộ phận người Chil đ phá bỏ các luật lệ truyền thống. Việc khai thác theo xu hướng vừa thu vừa phá theo lối tận diệt. Nó vừa khiến tài nguyên cạn kiệt, một số giống loài bị đẩy vào nguy cơ tuyệt chủng. K o theo đó, kinh nghiệm và tri thức địa phương, lẫn những n t đẹp g n với văn hóa tâm linh dân tộc cũng có nguy cơ mai một và biến mất. Hệ thống tri thức địa phương cịn sót lại thì ngày càng tách xa với đời sống lao động sản xuất của thời đại. Khả năng ứng dụng thấp hoặc khơng có, khi ngành nghề cũ,

phương thức sản xuất cũ đ mất đi. Từ bế t c trong tổ chức lao động sản xuất sinh kế, sự khủng hoảng cấu trúc x hội với dân tộc lẫn khu vực sẽ có nguy cơ hình thành. Đây sẽ là một bài tốn x hội nan giải và dai dẳng.

Tri thức địa phương, kinh nghiệm sản xuất trên nhiều mặt của người Chil phải được xem là một vốn quý. Nó sẽ phát huy tác dụng, trở thành tiềm năng để khai thác và phát triển, nếu cộng đồng, xã hội và chính quyền biết n m b t, thay đổi, tổ chức lại hoạt động sản xuất cho phù hợp với những thay đổi, tác động hiện tại trong nhiều mặt. Trước hết, mọi sự thay đổi đều phải được tính tốn theo hướng có lợi và tạo cơ hội phát triển, đem lại lợi ích kinh tế thực tiễn cho đồng bào. Phải tạo cơ hội và điều kiện để chính người Chil làm chủ, tổ chức, tự thay đổi đời sống của chính mình. Nhờ sự chuyển biến đó, khả năng hịa nhập với đời sống hiện đại và nền kinh tế thị trường của người Chil đ , đang và sẽ ngày một tốt hơn. Nếu khơng sớm nghiên cứu tìm ra giải pháp khả thi, tích cực, đời sống của người Chil cũng như nhiều nhóm khác, dân tộc khác ở khu vực Tây Nguyên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng tiêu cực, ngăn cản sự phát triển và hội nhập.

Tuy nhiên, để biến đổi được riêng trong mặt này, vai trị chính vẫn thuộc về cá nhân và cộng đồng. Trước hết, điều cần làm là thay đổi nhận thức trách nhiệm trong yêu cầu cộng sinh nhiều dân tộc trên cùng một địa bàn, từ đó dẫn đến thay đổi thói quen. Trách nhiệm này khơng chỉ riêng người Chil mà phải là đồng trách nhiệm của mọi cộng đồng, thông qua giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn và quản lý nhà nước theo đúng quy định của luật pháp. Việc này đang diễn ra, nhưng vẫn còn khá chậm so với yêu cầu phát triển của đời sống hiện tại.

4.2. Xu hướng biến đổi và phát triển bền vững ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang

4.2.1. Xu hướng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững kinh tế

Dưới tác động từ các chính sách cùng với việc chuyển đổi phương thức canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đ làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế của người Chil. Đặc biệt, từ khi Lang Biang trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, UBND tỉnh Lâm Đồng đ ban hành Quyết định số 169/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 786/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kế hoạch 05 năm (2018-2022) quản lý

khu DTSQ thế giới Lang Biang. Mục tiêu của các quyết định này nhấn mạnh đến

việc thiết lập cơ chế hợp tác liên ngành nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, bảo đảm phúc lợi của người dân và phát triển kinh tế, g n liền với các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo số liệu của huyện Lạc Dương, năm 2018 bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng/người/năm. Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 đạt 12.000 ha, tăng 15% so với năm 2017 (năm 2015: 9.613,5 ha, năm 2016: 9.759,9 ha, năm 2017: 10.337 ha); tổng đàn vật nuôi các loại là 34.651 con đạt 103,2% so với kế hoạch.[106], [108], [109]. Mặc dù tình hình kinh tế chung của tồn huyện có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm, tuy nhiên đời sống kinh tế của người Chil vẫn chưa thực sự phát triển bền vững. Nguyên nhân là do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni và nhân rộng các mơ hình làm ăn có hiệu quả vẫn cịn chậm, sản xuất nơng nghiệp của huyện chưa thật sự bền vững, nhất là chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học kỹ thuật đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, người Chil nói riêng cịn hạn chế nên chưa tạo được sức bật. So với các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo của người Chil chiếm tỷ lệ cao nhất (32%), tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là người Kinh (2,1%).

Bảng 4.2: Tình hình kinh tế h gia đình các dân t c sống trong KDTSQ Lang Biang

Dân tộc Người (N) Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu Tổng Kinh N 5 5 164 61 3 238 % 2.1% 2.1% 68.9% 25.6% 1.3% 100.0% Chil N 214 176 241 30 8 669 % 32.0% 26.3% 36.0% 4.5% 1.2% 100.0% Lạt (Lạch) N 11 14 29 5 1 60 % 18.3% 23.3% 48.3% 8.3% 1.7% 100.0% K'ho-srê N 19 15 49 4 0 87

% 21.8% 17.2% 56.3% 4.6% 0.0% 100.0% Khác N 3 2 5 1 0 11 % 27.3% 18.2% 45.5% 9.1% 0.0% 100.0% Tổng N 252 212 488 101 12 1065 % 23.7% 19.9% 45.8% 9.5% 1.1% 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Đối với người Chil, rừng trước kia là nguồn sinh kế chính của họ thì nay đ bị cấm khai thác nên nhiều hộ người Chil gặp khó khăn trong chuyển đổi sinh kế. Ngày trước rừng cịn nhiều, họ khơng lo thiếu đất sản xuất, khi đất bạc màu họ cho đất nghỉ ngơi và đi tìm đám rẫy khác. Nhưng nay, họ chỉ được khai thác trên một mảnh đất nhất định trong thời gian dài do đó năng suất cây trồng khơng cao do đất bị bạc màu nhưng họ khơng có điều kiện tài chính để cải tạo. Thậm chí, nhiều người Chil hiện nay khơng có đất canh tác, hoặc có nhưng q ít hoặc đ bị bạc màu.

Bảng 4.3 Đất sản xuất của h gia đình các n t c sống trong KDTSQ Lang Biang

Dân tộc Người (N) Đất sản xuất Tổng

Có Khơng Kinh N 153 85 238 % 64.3% 35.7% 100.0% Chil N 392 277 669 % 58.6% 41.4% 100.0% Lạt (Lạch) N 33 27 60 % 55.0% 45.0% 100.0% K'ho-srê N 51 36 87 % 58.6% 41.4% 100.0% Các dân tộc khác N 7 4 11 % 63.6% 36.4% 100.0% Tổng N 636 429 1065 % 59.7% 40.3% 100.0% Nguồn: Đề tài NCKTVHXH.

Qua bảng trên cho thấy, mặc dù người Chil là dân tộc tại chỗ nhưng tỷ lệ người khơng có đất sản xuất cao hơn người Kinh – dân tộc mới di cư đến sinh sống sau giải phóng.

Bên cạnh đó, thời tiết đầu năm 2015, cuối năm 2016, đầu 2017 có nhiều diễn biến bất thường như hiện tượng sương muối, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn làm ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp. Năm 2015, tồn huyện bị thiệt hại 700 ha cà phê, năm 2016 thiệt hại 50 ha sản xuất nơng nghiệp, năm 2017 bọ xít muỗi gây hại trên 3.447,8 ha cà phê,…. [106]. Tất cả những nguyên nhân này đ tác động đến sinh kế của người Chil, “Nhà chú chủ yếu trồng cà phê và hồng. Năm ngối có sương muối

nên cà phê hư hết cả vùng, ai cũng lỗ nặng. Sau khi cán bộ thăm dị thì hỗ trợ cho nhà mấy tạ phân.Cà phê hư phải cưa ngang và đợi hai, ba năm sau mới lên lại được. Thời tiết khắc nghiệt như vậy làm gia đình thêm nợ nần, vay nợ 1 triệu phải trả 30 ngàn 1tháng, cịn nếu vay bằng phân thì 1 bao 180 ngàn họ sẽ tính 230 ngàn”. [PVS Ha’Bơn, 50 tuổi, Đạ Sar]. Thu nhập chính của người Chil chủ yếu là

từ cây cà phê trong khi cà phê lại phụ thuộc vào thị trường, thời tiết, kỹ thuật canh tác, vốn,…. nên thu nhập không ổn định. Hiện tượng được mùa cà phê thì rớt giá, năm nào cà phê được giá thì lại xảy ra mất mùa, hạn hán, sâu bệnh, hoặc sương muối,… Vòng xoay này cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ đã làm cho đời sống kinh tế của người Chil thiếu ổn định và không thể phát triển bền vững.

Để giải quyết thực trạng này cần có sự can thiệp trong chính sách nhà nước. Cần chú trọng vấn đề xây dựng quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ vốn cho người nghèo, giảm thiểu tổn thương cho họ khi thiếu vốn trong điều kiện khơng thuận lợi nhiều mặt của q trình sản xuất.

Mặc dù khi có thiên tai, dịch họa nhà nước đ có những chính sách hỗ trợ kịp thời tuy nhiên không mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân phần lớn là do xuất phát từ nhận thức của người Chil chưa cao, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế. Để hạn chế sự phụ thuộc vào sự độc canh cây cà phê, huyện Lạc Dương đ có chủ trương chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như trồng hoa, rau trong nhà kính, nhà lưới. Năm 2018, tồn huyện có 2.362 ha rau, hoa trong đó có

633 ha được trồng trong nhà kính, nhà lưới và áp dụng cơng nghệ tưới tự động, bán

Một phần của tài liệu SINH KẾ CỦA NGƯỜI CHIL Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN LANG BIANG, TỈNH LÂM ĐỒNG,TRUYỀN THỐNG BIẾN ĐỔI (Trang 122 - 195)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w