5. Kết cấu khóa luận
3.2. Định hướng của Tiểu trung tâm thẻ Ngân hàng Á Châu Hà Nội về phát
về phát triển dịch vụ thẻ ATM
3.2.1. Tiềm năng phát triển thẻ ATM tại Việt Nam
Việt Nam là thị trường thẻ thanh toán năng động hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng 18.5% trong giai đoạn từ nay tới 2014 ( Research and Markets. US). Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2011, cả nước có 37 triệu thẻ với 250 thương hiệu thẻ từ 47 tổ chức phát hành. Trong đó thẻ nội địa chiếm 94%, thẻ thanh tốn và tín dụng quốc tế chiếm 6%. Số lượng máy ATM là 12000 máy, 58000 POS được vận hành. Với quy mô dân số trẻ hơn 85 triệu dân cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ là yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển của thị trường thẻ.
Thị phần tổng số lượng thẻ năm 2010. Nguồn: Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam.
Số lượng máy ATM và POS đến 30/6/2011. Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số tháng 9/2011
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều sản phẩm ví điện tử được vận hành có thể kể đến như: OnePay, VNMART, VNPAY, VIETPAY, Ngân lượng, Bảo Kim, Mobivi, Webmoney, Epay, Smartlink, Payoo, Megapay, Momo, Mypay, Paynet… Việc phát triển các sản phẩm này giúp cho người dùng có thêm nhiều tiện ích, qua đó phát triển dịch vụ thẻ.
Trong giai đoạn 2007 – 2012, ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam phát triển mạnh, cùng với đó là thị trường thẻ cũng đã có những bước tăng trưởng ấn tượng đạt đến ngưỡng gần 44 triệu thẻ phát hành (12/2011). Tuy nhiên, chỉ
nghèo nàn và chưa tận dụng hết được nguồn lực ngân hàng và tiềm năng thị trường. Từ năm 2012, thị trường thẻ phát hành tăng trưởng chậm lại và các ngân hàng, sau 1 thời gian phát triển nhanh chóng đã tập trung đầu tư mạnh vào dịch vụ giá trị gia tăng trên thẻ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chuyển mạch và thanh toán điện tử mang lại những dịch vụ thanh toán trực tuyến tiện lợi cho khách hàng.
Theo Hiệp hội Thẻ Việt Nam, thị trường thẻ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh doanh cho các tổ chức cung ứng dịch vụ.