Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng – thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP phương đông, phòng giao dịch đặc thù đông đô (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo

bảo đảm trong ngân hàng.

2.1.1. Tổng quan tình hình xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 30/6/2015 đã lên tới trên 4,283 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 7,86% so với cuối năm 2014. Trong khi đó, số liệu nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, tính đến 30/6/2015 chiếm 3,72% ( khoảng 160.000 tỷ đồng) tổng dư nợ, giảm nhẹ so với mức 3,81% cuối tháng 3/2015, nhưng tăng so với tỷ lệ 3,49% tháng 1/2015.

Tháng 1 và 2 của năm 2015, nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng có tăng lên lần lượt là 3,49% và 3,59%, tăng cao nhất là tháng cuối quý I với mức 3,81% nhưng về bản chất, nợ xấu đang có xu hướng giảm đi khi so sánh với tỷ lệ nợ xấu theo giám sát của Ngân hàng Nhà nước với tỷ lệ nợ xấu lần lượt 4,55% vào tháng 1/2015, lên 4,75% vào tháng 2/2015 và 3,81% vào tháng 3/2015. Tính đến 30/11, 99,6% nợ xấu đã được giải quyết và tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống được đưa về mức 2,72%.

Như vậy, so với cuối tháng 9/2012 - thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tra soát một cách đầy đủ nợ xấu để lập đề án xử lý thì quy mơ nợ xấu hiện nay đã giảm rất mạnh, còn gần 160.000 tỷ đồng so với gần 465.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, một phần nợ xấu của hệ thống đã được bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Quy mơ bán lại lũy kế đến cuối tháng 6/2015 là khoảng 158.000 tỷ đồng. Riêng trong năm 2014, các ngân hàng đã bán nợ xấu cho VAMC gần 200.000 tỷ đồng.

Theo như thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định tạo gối đệm thanh khoản an tồn cho các ngân hàng triển khai các chương trình tín dụng. Các TCTD đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng có trọng tâm, trọng điểm, đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi... Nhờ các giải pháp tín dụng linh hoạt, hiệu quả, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có mức tăng tốt ngay từ những tháng đầu năm. Một trong những điểm nhấn trong hoạt động của ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm đó là cơng tác xử lý nợ xấu. NHNN thường xuyên giám sát hoạt động của các TCTD, đồng thời có các văn bản khuyến cáo, cảnh báo các TCTD có tỷ lệ nợ quá hạn lớn, tỷ lệ nợ xấu cao, thu nhập nhỏ hơn chi phí và yêu cầu xây dựng biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Đặc biệt, trong năm 2015 với nhiệm vụ Đảng, Quốc hội giao cho toàn Ngành đưa nợ xấu về dưới mức 3%, ngay từ đầu năm, ngành ngân hàng đã rốt ráo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ tiếp tục rà soát, thực hiện tổ chức, sắp xếp lại bộ phận xử lý nợ chuyên trách theo đặc điểm khách hàng, khả năng tái cấu trúc khoản vay hoặc tiến hành khởi kiện, xử lý TSBĐ...

Tổng nợ xấu mà 13 Ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại Hà Nội được NHNN giao xử lý hoàn thành trước 30/9/2015 (trừ GPBank) là: 30.778 tỷ đồng. Song, theo tiết lộ của lãnh đạo NHNN chi nhánh Hà Nội, tính đến 30/6/2015, tổng số nợ xấu đã xử lý là 24.705 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch được giao.

Mặc dù, tỷ lệ nợ quá hạn của các TCTD trên địa bàn đã giảm nhưng theo đánh giá của lãnh đạo NHNN chi nhánh Hà Nội thì con số này vẫn ở mức cao, tính đến 30/6/2015 chiếm 5,06% trong tổng dư nợ. Và một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với các NH trong q trình xử lý nợ xấu đó là xử lý, thu hồi TSBĐ. NHNN chi nhánh Hà Nội cho biết, năm 2014 tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ lệ khá cao tới 91% trên tổng nợ xấu. Vì lẽ đó, nếu khâu xử lý TSBĐ bị vướng mắc chắc chắn tác động đến tốc độ xử lý nợ xấu của các ngân hàng.

Thời gian qua, đã có một số văn bản pháp luật quy định hỗ trợ ngân hàng giải quyết được nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc chưa được giải quyết triệt để.

Rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý khoản vay thế chấp bằng bất động sản. Dù trong hợp đồng giữa ngân hàng với khách hàng đã được cơng chứng có điều kiện rõ ràng, ngân hàng tồn quyền xử lý tài sản khi khách hàng khơng trả được nợ. Nhưng thực tế, ngân hàng không thể thực hiện thu giữ TSBĐ nếu họ bỏ trốn hoặc khơng có mặt tại địa điểm có TSBĐ, do vẫn cịn tồn tại các tài sản khác của khách hàng tại TSBĐ. Việc giải quyết các tài sản khác đang tồn tại cùng tài sản đó có thể gây ra tranh chấp khi chủ tài sản kêu thất thoát tài sản.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật cũng chưa có các quy định cụ thể về việc Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an thực thi chức năng liên quan hỗ trợ công tác xử lý TSBĐ nên các ngân hàng rất khó thực hiện quyền thu giữ tài sản. Vì thực tế, bên bảo đảm thường bất hợp tác, tìm cách chây ì, trì hỗn khơng chuyển giao TSBĐ. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.

Các nhân tố chủ quan.

Ngân hàng là người trực tiếp ra quyết định cho vay, chủ động áp dụng hình thức bảo lãnh tiền vay cũng như xử lý các tài sản bảo đảm của khách hàng nên ngân hàng có thể coi là nhân tố mang tính quyết định và có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác

xử lý tài sản bảo đảm. Chính vì thế các nhân tố liên quan đến ngân hàng là những nhân tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến công tác xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể :

Chất lượng nhân sự của ngân hàng.

Để có thể định giá, xử lý tài sản bảo đảm một cách thành cơng và có hiệu quả thì năng lực, trình độ cán bộ tín dụng là điều cần phải xem xét đến đầu tiên. Chỉ có những cán bộ tín dụng có năng lực và trình độ chun mơn mới biết được đâu là những khách hàng có uy tín, có khả năng trả nợ; đâu là những dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, các ngân hàng mới có thể đưa ra quyết định cho vay hay khơng, nếu cho vay thì với số tiền là bao nhiêu, lãi suất, thời hạn cho vay và các điều kiện khác.

Đặc biệt là đối với những khoản có tài sản bảo đảm thì càng địi hỏi năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng càng phải cao. Hơn nữa, nếu cám bộ tín dụng có khả năng phân tích tình hình biến động của thị trường sẽ giúp cho việc định giá tài sản bảo đảm được chính xác, khơng gây ảnh hưởng cho ngân hàng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Bên cạnh chun mơn giỏi thì đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm. Đây là vấn đề cần được quan tâm bởi vì mơi trường làm việc của ngân hàng luôn tiếp xúc với tiền nên dễ làm con người ta sa ngã, dẫn đến tình trạng móc ngoắc giữa cán bộ tín dụng và khách hàng để rút tiền của ngân hàng.

Nếu cán bộ tín dụng đánh giá khơng đúng giá trị thực của tài sản bảo đảm, cho khách hàng vay một số tiền lớn hơn so với giá trị thật của tài sản bảo đảm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm sau này nếu khoản nợ đó khơng có khả năng được hồn trả. Do vậy, cán bộ tín dụng cần có đầy đủ năng lực cũng như đạo đức thì mới đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thông tin về tài sản bảo đảm.

Thực tế chứng minh rằng, việc tập hợp những dữ liệu thơng tin đầy đủ chính xác của khách hàng vay và phân tích khoa học những thơng tin đó sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cơng tác tín dụng, bảo đảm an toàn nợ vay cũng như xử lý tài sản để thu hồi nợ vay trong trường hợp bất khả kháng. Những thơng tin chính xác giúp ích rất nhiều đến việc cho vay có an tồn hay khơng, dến quản lý khoản vay và tình ình thu nợ cũng như xử lý nợ vay.Các ngân hàng cũng cần phải có hệ thống thu thập thơng tin nhanh chóng và chính xác. Trong đó, việc thu thập thơng tin về tài sản bảo đảm có ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác xử lý tài sản bảo đảm.

Các loại tài sản bảo đảm thường rất đa dạng, phức tạp về chất lượng và giá cả.Vì vậy, việc thu thập thơng tin về tài sarnbaro đảm một cách đầy đủ sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá chính xác về chúng để từ đó ra quyết định cho vay một cách hợp

lý, an toàn và cũng là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm sau này khi khoản vay không thu hồi được.

Công tác quản lý và điều hành xử lý tài sản bảo đảm.

Tài sản bảo đảm theo thỏa thuận có thể do khách hàng vay, ngân hàng hoặc bên thứ ba giữ trong trường hợp bảo lãnh bằng tài sản mà ngân hàng thỏa thuận để bên thứ ba giữ. Trong mọi trường hợp, ngân hàng đều phải quản lý hoặc tham gia vào quá tình quản lý. Việc quản lý tốt, an toàn tài sản bảo đảm sẽ là điều kiện quan trọng cho quá trình xử lý tài sản. Mặt khác, quản lý tốt tài sản trong trường hợp ngân hàng giữ tài sản sẽ tạo tâm lý tin tưởng cho khách hàng khi cầm cố, thế chấp tài sản tại ngân hàng, khuyến khích hojbaro đảm tiền vay bằng tài sản.

Việc quản lý, điều hành xử lý tài sản bảo đảm nếu được tiến hành nhanh gọn, chặt chẽ, đúng trình tự sẽ khơng làm phát sinh nhiều chi phí đối với ngân hàng cũng như khách hàng. Bên cạnh đó, việc bố trí cán bộ làm cơng tác thu nợ có khoa học, đề ra kế hoạch cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng trong cơng tác xử lý tài sản bảo đảm sẽ giúp cho cán bộ ngân hàng đẩy nhanh được tiến trình thu hồi nợ và khơng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Các nhân tố khách quan.

Các nhân tố bên ngồi cũng có những ảnh hưởng khơng kém đối với cơng tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, ví dụ như các nhân tố về khách hàng, các nhân tố về kinh tế, nhân tố về pháp lý… cụ thể :

Khi cho vay, bất cứ một ngân hàng nào cũng đều muốn sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi được cả gốc và lãi. Tuy nhiên, nếu khách hàng hạn chế về năng lực, yếu kém trong quản lý sẽ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, từ đó khơng trả được nợ vay cho ngân hàng thì ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của khách hàng. Nếu khách hàng có thiện chí, tơn trọng và hợp tác với ngân hàng để đưa ra các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại ,nếu khách hàng cố tình gây khó khăn cho ngân hàng, khơng tự nguyện giao tài sản cho ngân hàng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của cán bộ ngân hàng khi làm nhiệm vụ phát mại tài sản của họ thì việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ bị kéo dài, tốn kém nhiều chi phí.

Ngồi ra cơng tác xử lý tài sản bảo đảm cũng chịu nhiều ảnh hưởng của mơi trường pháp lý. Các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển trong mỗi thời kỳ của Đảng và Nhà nước sẽ tác động đến việc sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như cơ chế xử lý những tài sản bảo đảm đó.

Tài sản bảo đảm được coi như là nguồn tài trợ thứ hai khi khách hàng không đủ khả năng để trả khoản nợ ban đầu.Các ngân hàng thường bán các tài sản bảo đảm đó đi

để bù đắp vào khoản vốn đã mất. Tài sản càng dễ bán thì chi phí bán càng thấp, vốn thu lại càng nhanh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh tế hiện tại. Môi trường kinh tế dù đi theo chiều hướng nào cũng đều tác động đến hoạt động của ngân hàng. Ví dụ như việc phát triển nền kinh tế theo từng lĩnh vực và khuyến khích mở rộng ngành nghề nào sẽ khiến cho ngân hàng có thể bán được tài sản bảo đảm thuộc về ngành nghề và lĩnh vực đó. Hay như vấn đề về nhu cầu và thị hiếu của dân chúng đến việc phát triển các thị trường thế chấp như thị trường bất động sản, thị trường đất đai và một số tài sản khác tạo điều kiện cho các ngân hàng xử lý tài sản thế chấp được dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng – thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP phương đông, phòng giao dịch đặc thù đông đô (Trang 25 - 29)