Kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm đối với cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng – thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP phương đông, phòng giao dịch đặc thù đông đô (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về xử lý tài sản bảo đảm đối với cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cần thiết lập một hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Để giải quyết một số vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, ngày 6/6/2014, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.

Thông tư liên tịch số 16 đã tập trung giải quyết một số “điểm nghẽn” trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm hiện nay như: vấn đề thu giữ tài sản bảo đảm, về xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp có sự thay đổi về hiện trạng do bên thế chấp hoặc người thứ ba đầu tư, về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho người mua, người nhận chuyển nhượng…

Tuy nhiên, trong khuôn khổ chật hẹp của một văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định, các nội dung quy định tại thông tư này vẫn chưa thể đáp ứng được kỳ vọng của thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm, do sự ràng buộc và hạn chế về nội dung pháp lý bởi chính các quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Do đó, giải pháp lâu dài là nghiên cứu, sửa đổi các quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm.

Theo đó, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi) và các văn bản khác có liên quan cần phải cụ thể hóa được mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm trong sự hài hịa lợi ích của các bên khác có quyền và lợi ích liên quan.

Cụ thể, tiếp tục nghiên cứu, tiệm cận được chế định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dưới giác độ của các nguyên lý về vật quyền bảo đảm. Việc tiếp cận lý thuyết này cho phép bên nhận bảo đảm thực thi ngay các quyền xác lập trên tài

sản bảo đảm phát sinh từ thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm đã ký kết, đồng thời giúp bên bảo đảm có khả năng tự mình xử lý khối tài sản bảo đảm và thu hồi lợi ích của mình trong thời gian nhanh nhất với thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất trong trường hợp đã đăng ký quyền phát sinh từ việc nhận tài sản bảo đảm (đăng ký vật quyền bảo đảm) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cần rà sốt để bãi bỏ những quy định khơng phù hợp với thực tiễn hoặc hạn chế các chủ thể thiết lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm, như quy định “về giá trị của tài sản so với tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2005); quy định giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp giữ trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 1, Điều 717; khoản 5, Điều 718, Bộ luật Dân sự 2005)...; bãi bỏ các quy định về giao dịch bảo đảm còn mẫu thuẫn, chưa thống nhất; đồng thời nghiên cứu bổ sung một số quy định nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, như quy định bảo vệ quyền kiểm soát tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc người thứ ba đầu tư...

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định nêu trên sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro pháp lý, cản trở việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.

Ngoài ra, cần tạo lập hành lang pháp lý thúc đẩy việc bên nhận bảo đảm được quyền tiếp cận tài sản bảo đảm để xử lý nhanh chóng, hợp pháp. Theo đó, bên cạnh quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng rút gọn, bên nhận bảo đảm có quyền tự mình thu hồi tài sản bảo đảm dựa trên nguyên lý “không vi phạm điều cầm, trái đạo đức xã hội”. Thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm thời gian qua cho thấy, nếu tiếp tục duy trì cơ chế xử lý như hiện nay thì thời gian xử lý tài sản bảo đảm thường kéo dài, các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm không được thực hiện nghiêm túc do phụ thuộc vào sự thiện chí của chủ sở hữu tài sản. Điều này đã ảnh hưởng đến mục tiêu thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm và làm tăng “sức ép” đối với hệ thống tịa án, cũng như tăng chi phí xã hội do phải thụ lý nhiều các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm.

Như vậy, có thể thấy, xử lý tài sản bảo đảm là hệ quả pháp lý của hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của bên bảo đảm. Kết quả xử lý tài sản bảo đảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản), bên nhận bảo đảm (bên hưởng lợi từ việc xử lý tài sản bảo đảm) và các chủ thể khác có lợi ích liên quan (cơ quan nhà nước, người mua, người nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm)...

Do quá trình xử lý tài sản bảo đảm rất dễ xảy ra các tranh chấp giữa các bên liên quan đến tài sản bảo đảm, nên cần phải thiết lập một hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm, trong đó, có quy định về xử lý tài sản bảo đảm thực sự đồng bộ, hoàn thiện.

Hoàn thiện cơ chế hoạt động và pháp luật đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ra đời với nhiệm vụ chính là xử lý khối nợ xấu ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt phải chuẩn bị hành trang cho quá trình tái cơ cấu các ngân hàng và phân loại chất lượng theo thông lệ quốc tế mà không phải sử dụng vốn ngân sách của nhà nước. Do đó cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng của VAMC :

Thứ nhất, xây dựng mơ hình tổ chức VAMC theo hướng hồn thiện, chuyên ng- hiệp hóa trong việc xử lý nợ xấu và thực hiện tất cả các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật liên quan.

Thứ hai, tranh thủ sự ủng hộ của các ngành các cấp trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý về tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, thu giữ tài sản, phát mại tài sản, hình thành trung tâm đấu giá mang tính chun nghiệp, bài bản, cơng khai minh bạch.

Thứ ba, đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị định 53 theo hướng tăng thêm tiềm lực về tài chính (vốn điều lệ) và quyền năng đặc biệt để chủ động xử lý nợ xấu.

Thứ tư, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng vào cuộc hỗ trợ VAMC xử lý nợ xấu nhất là trong việc hoàn tất thủ tục pháp lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, thu giữ tài sản, phát mại tài sản, hạn chế hình sự hóa trong vấn đề dân sự, đặc biệt trong việc bán nợ, tài sản thấp hơn giá trị gốc, có như vậy mới đẩy nhanh được tốc độ xử lý nợ xấu được triệt để.

Thứ năm, đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ cán bộ khi thực hiện xử lý nợ trong việc mua bán nợ xấu, cần xác định rõ trách nhiệm tại thời điểm mua bán và xử lý nợ xấu, do vậy kiến nghị thành lập cơ quan thẩm định giá độc lập với VAMC.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng.

Quốc hội cần chỉnh sửa nội dung về việc đơn phương chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp. Theo đó, Luật Đất đai cần quy định hợp đồng được ký kết giữa bên nhận thế chấp với người mua tài sản thế chấp là một trong những căn cứ để cấp hoặc chỉnh lý Giấy chứng nhận cho người mua quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp. Đồng thời, Chính phủ cũng nên ban hành quy định ràng buộc về trách nhiệm, yêu cầu các cơ quan liên quan như: Sở/Phịng Tài ngun mơi trường, Tòa án, Cơ quan thi hành án… tham gia vào quá trình hỗ trợ việc thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản để đẩy nhanh q trình xử lý nợ.

Luật các Tổ chức tín dụng 2010 quy định, TCTD được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nhưng do TCTD không được quyền kinh doanh bất động sản nên chỉ được nắm giữ bất động sản đó trong 3 năm và phải bán để thu nợ. NHNN cần xem xét kéo dài khoảng thời gian nắm giữ bất động sản lên tối thiểu là 5 năm để các TCTD chủ động trong việc nhận tài sản cấn trừ nợ cũng như việc xây dựng kế hoạch dài hạn để đầu tư, khai thác hiệu quả tài sản.

Bộ Tư pháp cần ban hành cơ chế chính sách riêng đối với việc nhận tài sản cấn trừ nợ của tổ chức tín dụng đối với những tài sản đang được cơ quan Thi hành án bán đấu giá hoặc với những tài sản đã hạ giá nhiều lần (giá trị tài sản bán đấu giá dưới dư nợ gốc), bao gồm: Quy định về giá trị nhận cấn trừ nợ; Phương thức bàn giao và thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản; Phí và lệ phí cũng như đối tượng chịu trách nhiệm nộp thuế khi thực hiện nhận tài sản cấn trừ nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng – thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP phương đông, phòng giao dịch đặc thù đông đô (Trang 47 - 50)