Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng – thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP phương đông, phòng giao dịch đặc thù đông đô (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

2.4.1. Các kết luận qua nghiên cứu.

Quá trình xử lý tài sản đảm bảo rắc rối, khó thực hiện khiến ngân hàng thiếu chủ động, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tăng trưởng tín dụng và việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Khi thiết lập quan hệ với khách hàng mới, ngân hàng sẽ thận trọng hơn, trách nhiệm đối với các khoản nợ xấu của cán bộ tín dụng cũng nặng nề hơn nên sự tự tin trong cho vay kém hơn. Nguyên nhân của quá trình xử lý tài sản bảo đảm rắc rối và khó thực hiện là do thủ tục thanh lý, quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu của các ngân hàng thời gian qua bị nghẽn chủ yếu do thủ tục hành chính, việc

bán tài sản phải trải qua q trình phức tạp, nếu con nợ không hợp tác càng phức tạp hơn.

Luật đã có quy định rõ ràng các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, nhưng khi bắt tay vào thực hiện lại gặp nhiều vướng mắc trong các khâu thực hiện. Từ lúc khoản nợ của khách hàng được chuyển sang nhóm 3, các ngân hàng đã tiến hành xử lý nợ. Song hiếm vụ nào được hoàn thành trong 1 năm trở xuống, đa số các hồ sơ kéo dài 3-4 năm, thậm chí 5-10 năm do mất thời gian khởi kiện, thi hành án “ngâm” hồ sơ.

Ngoài ra, do khách hàng không chấp nhận bán tài sản nên xuất hiện nhiều trường hợp lách luật, như khách hàng đi khỏi địa phương, tài sản thế chấp cho thuê khiến tịa án khơng thể thụ lý được hồ sơ. Hoặc dù ngân hàng đã chấp nhận thủ tục thế chấp cụ thể với khách hàng, nhưng khi xử lý có thêm đối tượng thứ 3 nhảy vào tranh chấp với lý do đã mua tài sản thế chấp với hợp đồng viết tay, tài sản này được chuyển sang tình huống có tranh chấp, ngân hàng khơng thể phát mãi…

Trong quá trình xử lý nợ xấu, các NHTM đã thực hiện nhiều giải pháp như cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm; sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ; tiết giảm chi phí, hạn chế tăng lương, thưởng, thù lao, chia cổ tức, lợi nhuận để tập trung trích lập dự phịng rủi ro và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Trong đó, các khoản nợ được xử lý thông qua giải pháp xử lý tài sản đảm bảo có thể xem là “món nợ khó địi”. Bởi VAMC chỉ mua những khoản nợ tốt, hoặc có thể xử lý được trong nhóm nợ xấu, cịn những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi ngân hàng phải tự xử lý thông qua phát mãi tài sản đảm bảo. Những trường hợp này nếu bảo đảm đúng trình tự theo luật định có thể dễ dàng xử lý nhanh, nhưng do chưa được hỗ trợ đầy đủ nên rất nhiều khoản nợ xấu nhiều năm liền khơng giải quyết được. Trong khi đó, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm có quy định.

Có những trường hợp cơ quan tài phán đưa ra những nhận định không đồng nhất khi xử lý tranh chấp khiến sự việc trở nên phức tạp hơn. Chẳng hạn có trường hợp tịa án nhầm lẫn quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 với Bộ luật Dân sự năm 1995 đã hết hiệu lực về hợp đồng thế chấp và hợp đồng bảo lãnh thế chấp, dẫn đến việc tuyên bố vô hiệu với hợp đồng thế chấp của bên thứ 3 cho khoản vay NH. Với thực trạng đó, có thể thấy, rủi ro của NH khi xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu rất lớn.

Xử lý tài sản đảm bảo thành công là phải thu được tiền mặt, nghĩa là phát mãi tài sản để thu tiền về; nếu không thu được bằng tiền thu bằng tài sản, thương lượng với

khách hàng để định giá và thu hồi lại; cơ cấu nợ. Song thực tế, xử lý tài sản đảm bảo chỉ có thể giải quyết nhanh với các tài sản thế chấp thơng thường, cịn các khoản nợ xấu có tài sản thế chấp là bất động sản rất khó xử lý. Vì vậy số lượng các hồ sơ bán phát mãi tài sản hoặc thu tài sản thành cơng rất ít, trong khi những hồ sơ khơng xử lý được rất nhiều.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này như các cán bộ NH không đủ kinh nghiệm khi nhận và xử lý tài sản đảm bảo, gặp vướng mắc về pháp lý do thủ tục hành chính phức tạp, cơ chế pháp lý không phù hợp và một số nguyên nhân khách quan khác.

2.4.2. Các phát hiện qua nghiên cứu.

Sau khi Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực, Chính phủ ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, hướng dẫn việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, đến hạn trả nợ mà bên vay khơng thực hiện việc trả nợ hoặc trả nợ khơng đúng với thỏa thuận trước đó thì bên cho vay được quyền xử lý tài sản bảo đảm.

Điều 63 Nghị định 163 ghi nhận quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên cho vay, hết thời hạn ấn định theo thông báo mà bên đang giữ nhà đất khơng bàn giao thì ngân hàng có quyền thu giữ. Điều luật này cũng quy định về việc thực hiện thu giữ ra sao, về chi phí liên quan đến việc thu giữ, quy định về sự phối hợp của cơ quan chính quyền…

Tuy nhiên, kể từ khi được ban hành vào năm 2006, Nghị định 163 hầu như khơng có tác dụng đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng, bởi thiếu Thông tư hướng dẫn thi hành.

Trước tình hình cấp bách trong khó khăn xử lý nợ của ngân hàng, liên ngành gồm 3 bộ nói trên đã cho ra đời Thơng tư liên tịch số 16 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, thực tế vẫn cịn nhiều khó khăn.

Các cơ quan quản lý đã cố gắng ban hành các hướng dẫn để ngân hàng có cơ sở xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không trả nợ. Nhưng trên thực tế, việc ngân hàng tự thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm, nhất là nhà đất vẫn là quyền treo để đấy, chưa có tiến triển gì đáng kể…

Khi cho vay, trừ tín chấp, ngân hàng buộc khách hàng phải đưa một số loại tài sản vào và cam kết nếu không trả nợ, ngân hàng sẽ được xử lý tài sản này để thu hồi nợ. Đây là quyền của chủ nợ, được luật pháp ghi nhận.

Theo Bộ luật Dân sự, khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ, bên cho vay có quyền u cầu bên vay giao tài sản đó cho mình để xử lý. Các văn bản hướng dẫn dưới

luật tiếp tục ghi nhận nguyên tắc này và hướng dẫn cụ thể hơn để các bên tham gia giao dịch có cơ sở thực hiện.

Tinh thần này của luật cũng được các ngân hàng đưa vào hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp. Theo đó, các bên thỏa thuận, nếu bên vay khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có quyền thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu khách hàng không hợp tác, ngân hàng hầu như khơng thể thu giữ tài sản bảo đảm, chưa nói đến khâu bán. Khách hàng có thể viện dẫn nhiều quy định pháp luật như về đất đai, nhà ở, chỗ ở… và đơn thư khiếu kiện, khiến việc xử lý tài sản bảo đảm gần như giậm chân tại chỗ.

Ngồi ra ngân hàng cịn gặp khó khăn khi làm việc với tồn án bởi thời gian giải quyết kéo dài, ngân hàng vừa mất thời gian, vừa tốn chi phí, mà chưa chắc đã thu hồi được tài sản. Có nhiều nguyên nhân khiến việc giải quyết ở cửa tòa kéo dài, chẳng hạn, việc thẩm định nguồn gốc nhà đất. Trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án sẽ phải xác minh nguồn gốc đất bằng cách gửi công văn hỏi cơ quan quản lý nhà đất. Chừng nào chưa nhận được văn bản trả lời, chừng đó phiên tịa chưa được mở, mà trong một vụ kiện, có rất nhiều vấn đề tịa án phải xác minh lại từ cơ quan quản lý để có căn cứ giải quyết và thường quá trình chờ đợi này rất tốn thời gian.

Bên cạnh đó, có những phiên tịa bị hỗn đi hỗn lại nhiều lần. Tố tụng dân sự quy định, khi mở phiên tòa, hai bên đương sự có quyền vắng mặt một lần và phiên tịa sẽ phải hoãn để đảm bảo quyền lợi cho đương sự. Thời gian mở lại phiên tòa trong vòng 1 tháng. Nhưng thực tế có rất nhiều lý do để phiên tịa bị hỗn. Đơi khi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt cũng có thể là lý do tịa hỗn xét xử.

Cũng có nhiều vụ kiện phải xử đi xử lại nhiều lần vẫn không thể kết thúc khi bên vay tiền, bên thế chấp tài sản đưa ra nhiều lý do để từ chối nghĩa vụ.

Thực tế các vụ kiện đòi nợ của ngân hàng cho thấy, với các trường hợp doanh nghiệp vay nợ, thế chấp tài sản của bên thứ ba, dù doanh nghiệp đều thừa nhận việc vay nợ, thừa nhận nghĩa vụ trả nợ và hứa trả nợ ngay khi có điều kiện, nhưng bên thứ ba bị thế chấp tài sản - thường là người thân quen của chủ doanh nghiệp, khi đó cũng từ chối thực hiện nghĩa vụ thế chấp và đưa ra nhiều lý do yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng thế chấp vơ hiệu, như bỏ sót người có hộ khẩu tại địa chỉ nhà đất đó khơng ký hợp đồng thế chấp; hợp đồng thế chấp chỉ nhận thế chấp đất, không thế chấp nhà; hợp đồng thế chấp ký sau ngày đăng ký giao dịch bảo đảm… Rất nhiều lý do này là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng thế chấp bị tuyên vô hiệu và ngân hàng mất trắng khoản tiền đã cho vay.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng – thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP phương đông, phòng giao dịch đặc thù đông đô (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)