6. Kết cấu của đề tài
1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại và
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại tạ
Việt Nam
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Hà Nam
Là một chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đồng th i là chi nhánh có địa bàn hoạt động ngay cạnh LPB chi nhánh Hà Nam. Xét về điều kiện, đặc điểm và quy mô hoạt động, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam và LPB chi nhánh Hà Nam có những nét tương đồng với nhau. Qua số liệu báo cáo tình hình hoạt động cho thấy, giai đoạn 2017 – 2019, Vietinbank chi nhánh Hà Nam là một trong những chi nhánh ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, với tỷ lệ nợ xấu hàng năm từ 2-3%. Tuy nhiên, với một chính sách quản trị phù hợp cùng những chỉ đạo và hành động quyết liệt của chi nhánh về công tác quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt là cơng tác xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, đã dần kiểm soát và đưa chi nhánh thoát khỏi tình trạng nợ xấu cao. Năm 2019, Vietinbank chi nhánh Hà Nam là một trong số các chi nhánh được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo xếp loại của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam. Để có được những thành tựu đó, tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên Vietinbank chi nhánh Hà Nam đã có những hoạt động hiệu quả trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Cụ thể:
- Thực hiện xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện hoạt động của chi nhánh. Vietinbank chi nhánh Hà Nam đã xây dựng cho mình một chính sách tín dụng hợp lý hơn. Thực hiện nghiêm chỉnh, sáng tạo chỉ đạo từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, đẩy mạnh danh mục tín dụng đối với khối khách hàng bán lẻ nhằm phân bổ rủi ro, tránh trư ng hợp tập trung rủi ro vào các dự án như trước đây. Đồng th i, xác định bán lẻ là một trong những kênh bán chéo sản phẩm có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, chi nhánh chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, đặc biệt là khâu thu thập thông tin khách hàng. Mặt trận thông tin được chi nhánh chú trọng từ cấp lãnh đạo đến từng cán bộ nhân viên, tăng cư ng chất
lượng thẩm định cấp tín dụng. Cơng tác thẩm định nâng cao nhằm đánh giá chính xác vịng quay vốn của từng khách hàng, tránh tình trạng chậm trễ nguồn tiền thanh tốn. Về chính sách bảo đảm tiền vay và điều kiện giải ngân, chi nhánh cũng xây dựng một chính sách hợp lý hơn về các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm và thủ tục giải ngân, biểu hiện, là việc chỉ đạo cán bộ năng động, h trợ khách hàng các khâu thủ tục, nhằm giảm thiểu sai sót từ phía khách hàng khi trực tiếp xử lý và đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ.
- Ban lãnh đạo thực hiện giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình tín dụng đối với từng bộ phận, nhằm ngăn chặn rủi ro từ sớm. Chi nhánh thành lập Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ, u cầu giám sát khoản vay từng ngày, chủ động phối hợp bộ phận kiểm tra kiểm soát khu vực vừa giám sát từ xa, vừa thực hiện kiểm tra thực tế thư ng xuyên đối với các khoản vay, đánh giá kịp th i tình hình tài chính và biến động tài sản bảo đảm để sớm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
- Nâng cao năng lực thẩm định, xử lý đối với cán bộ nhân viên. Chi nhánh thư ng xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ do trư ng đào tạo tổ chức. Đặc biệt, thư ng xuyên tổ chức các buổi thảo luận do ban giám đốc chủ trì vào các cuối tuần, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm đến từng cán bộ, bộ phận.
- Chi nhánh chủ động phối hợp chặt chẽ với Công ty bảo hiểm Vietincare, thực hiện bảo hiểm tiền vay đối với khoản tín dụng được cấp. Các loại bảo hiểm gồm: Bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm thế chấp, bảo hiểm con ngư i áp dụng cho các đối tượng vay vốn được chi nhánh triển khai rộng khắp, nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng một khi xảy ra rủi ro.
- Xây dựng khung xử lý nợ khoa học và có hiệu quả từ khâu quy trình đến khâu con ngư i. Về yếu tố con ngư i: Trước tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu cao, chi nhánh thực hiện thành lập ban kiểm soát và xử lý nợ do Giám đốc chi nhánh đứng đầu, một phó giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp cùng những cán bộ, lãnh đạo phịng ban, bộ phận có kinh nghiệm theo chiều dọc. Về yếu tố quy trình: Chỉ đạo ban kiểm soát và xử lý nợ thực hiện phân loại khách hàng quá hạn. Đối với những khách hàng vay trung thực, có thiện chí, có giá trị tài sản lớn và có một quá khứ
quản lý lành mạnh và hiệu quả, chi nhánh áp dụng biện pháp khai thác như tư vấn sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, quản lý tài sản bảo đảm. Tận dụng các yếu tố khách hàng, giới thiệu đối tác và bạn hàng, nhằm giúp nhóm khách hàng này sớm thốt khỏi tình trạng khó khăn, cải thiện tình hình kinh doanh. Tiến hành chủ động đánh giá, siết nợ, xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi một phần hoặc toàn bộ vốn vay đối với các khách hàng khơng có khả năng trả nợ từ nguồn thu kinh doanh và nguồn thu khác. Đồng th i hoàn thiện hồ sơ xử lý nợ từ các khoản dự phịng đã trích lập…
Với các biện pháp tích cực, quyết liệt từ nhiều phía, Vietinbank chi nhánh Hà Nam đã đạt được được những bước tiến lớn trong việc xử lý, thu hồi nợ, đồng th i nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng quản lý rủi ro trong chi nhánh, đưa chi nhánh phát triển đi lên. Đó chính là bài học kinh nghiệm đáng học tập cho các ngân hàng nói chung và LPB chi nhánh Hà Nam nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Hà Nam cũng còn một số tồn tại hạn chế như:
- Về mơ hình tổ chức quản lý rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp: Mơ hình tổ chức hệ thống tín dụng của chi nhánh đã có sự đổi mới mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua, song sự chuyển đổi này chưa đảm bảo tính tuyệt đối vẫn dựa trên mơ hình truyền thống, do đó chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro và chưa đảm bảo tính khách quan, độc lập trong q trình quản lý rủi ro tín dụng.
- Về nhận diện và đo lư ng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp: KHDN là đối tượng đa dạng, với các khoản vay có giá trị lớn và mở rộng với nhiều mục đích khác nhau, để quản lý rủi ro được tốt đối với tín dụng doanh nghiệp địi hỏi chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ có trình độ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cho vay. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua công tác nhận diện rủi ro của chi nhánh còn hạn chế, tổng số nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh tuy vẫn nằm trong mức cho phép nhưng chưa đảm bảo chắc chắn.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam
Với ưu thế của một ngân hàng được thành lập tương đối sớm trên địa bàn, có kinh nghiệm và mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, BIDV Hà Nam đã thành công trong việc kết nối các khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp. Tính đến th i điểm hiện tại, BIDV Hà Nam đang là ngân hàng dẫn đầu trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Cùng với đó là những thành tựu về chất lượng trong hoạt động này. Đó cũng là lý do vì sao qua báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nam do NHNN chi nhánh Hà Nam cung cấp định kỳ, BIDV Hà Nam luôn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trên địa bàn. Và cụ thể cơng tác phịng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay doanh nghiệp của BIDV Hà Nam là:
Trong q trình nhận biết rủi ro tín dụng, ngân hàng phải thực hiện phân tích đánh giá khách hàng và hệ thống thông tin phục vụ cho việc phân tích đóng một vai trị quan trọng, ngân hàng tập trung chú trọng đến chất lượng hệ thống thơng tin tín dụng, h trợ đắc lực cho cơng tác thẩm định khách hàng vay, phịng ngừa rủi ro từ khâu thẩm định hồ sơ vay. BIDV Hà Nam đảm bảo tập trung hóa cao nhất tất cả các thơng tin tín dụng liên quan đến khách hàng và giao dịch tín dụng.
Trong q trình quản lý rủi ro tín dụng, BIDV Hà Nam ln tn thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng, đưa ra những quy định nghiêm ngặt như: yêu cầu giới hạn cho vay các đối tác ở mức 8% giá trị ròng doanh nghiệp, tổng dư nợ cho vay các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn cho vay khách hàng lẻ ở mức 25% vốn tự có của NH.
Bên cạnh đó, tuân thủ nguyên tắc quản lý RRTD bằng việc đưa ra các định hướng cấp tín dụng và chính sách tín dụng, BIDV Hà Nam đã tham gia xây dựng và duy trì một chính sách tín dụng năng động với những tiêu chuẩn tín dụng cao nhất có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo các chính sách này đề cập đầy đủ đến các khía cạnh rủi ro và lợi nhuận.
BIDV Hà Nam ln thực hiện phân loại các nhóm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của m i nhóm khách hàng để có kế hoạch thiết kế những sản phẩm phù hợp nhất chi nhánh cần tập trung để khai thác mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình chứ khơng nên chỉ tập trung bán sản phẩm hay vì những lợi ích ngắn hạn. M i nhóm khách hàng của BIDV Hà Nam đều được một nhóm chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng chăm sóc và tư vấn riêng. Họ được đào tạo bài bản để có thể tư vấn toàn diện và đưa ra những giải pháp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được cơng tác quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV Hà Nam cũng còn một số tồn tại hạn chế như:
Về phòng ngừa và kiểm sốt rủi ro: Hiện tại việc phịng ngừa rủi ro tín dụng đối với KHDN tại BIDV Hà Nam chủ yếu dựa vào quy trình cấp tín dụng, nhưng quy trình này cịn khá đơn giản, mọi quyết định xét duyệt cho vay đều do bộ phận tín dụng thực hiện. Theo quy trình này, bộ phận cho vay và bộ phận giải ngân, thu nợ đều là một, do đó dễ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn, khơng đảm bảo được tính khách quan trong các quyết định cho vay, thu hồi nợ.
Về xử lý rủi ro: Công tác xử lý rủi ro của BIDV Hà Nam mới chỉ tập trung vào việc lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Với cách thức này sẽ làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh và khó làm giảm nợ quá hạn, nợ xấu tuyệt đối trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.
1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam
Từ những kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các chi nhánh ngân hàng trên có thể rút ra một số bài học đối với LPB chi nhánh Hà Nam sau đây:
Một là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính
độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định
Hai là, xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy tín dụng trong tồn hệ thống với
giám sát giữa các bộ phận. Theo đó, chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng cần tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng; thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng; theo dõi các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ; kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập.
Ba là, cần có sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết tín dụng, chức năng
nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy quản lý rủi ro trên cơ sở phù hợp với môi trư ng, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và kinh nghiệm, năng lực, trình độ quản lý của ngư i được ủy quyền.
Bốn là, thư ng xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng
cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý RRTD, vì theo kinh nghiệm của các nước thì khơng có phương pháp tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản lý rủi ro.
Năm là, cần có quy định rõ ràng về việc phạt các cán bộ khi có nợ xấu, yêu
cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm đến cùng với khoản vay mà họ cho vay.
Sáu là, xác định nợ xấu sớm và n lực thu hồi nợ ngay khi phát hiện, luôn
giữ mối liên hệ với khách hàng, theo dõi, giám sát sau giải ngân để xác định sớm dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai.
Bảy là, cần đề ra chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng th i
kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro.
Tám là, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thơng tin.
Cơng nghệ thơng tin ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thơng tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lư ng RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng phân nhóm
khách hàng. Ngồi ra, hệ thống công nghệ này h trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, lưu trữ hồ sơ, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản đảm bảo cũng như hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thơng qua hệ thống điện tử.
Chín là, coi trọng các tiêu chuẩn an tồn tín dụng như định giá giá trị tài sản
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NAM
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam là một chi nhánh trực thuộc của hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được thành lập ngày 18/12/2015 có địa chỉ trụ sở tại số đư ng Trần Phú, phư ng Trần Hưng Đạo, Thành