Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh hà nam (Trang 93 - 95)

6. Kết cấu của đề tài

3.2. Giải pháp hồn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu

3.2.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ xấu

Nợ xấu là biểu hiện rõ ràng và đáng ngại nhất trong hoạt động cho vay của các NHTM. Nợ xấu làm tăng gánh nặng chi phí cho ngân hàng do phải trích lập dự phịng rủi ro, tăng chi phí thu hồi nợ và có khả năng gây ra mất vốn; mặt khác, các khoản nợ xấu chậm được xử lý sẽ làm tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của ngân hàng.

Để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% theo đúng định hướng của NHNN, đồng th i lành mạnh hố tình hình tài chính, LPB chi nhánh Hà Nam cần tích cực triển khai thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu để thu hồi vốn. Muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu LPB chi nhánh Hà Nam cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thư ng xuyên rà soát các khoản nợ tiềm ẩn, các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại th i hạn trả nợ, nợ bị kéo nhóm nợ do các tổ chức tín dụng khác theo CIC để xây dựng và triển khai các giải pháp xử lý kịp th i, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu. Đánh giá lại toàn bộ dư nợ xấu; phân loại nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu bất động sản, nợ xây dựng cơ bản... để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu. Đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro,... Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm đối với khách hàng khơng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc khơng có thiện chí trả nợ bằng các biện pháp linh hoạt gắn với tình hình thực tế của khách hàng như:

+ Đôn đốc thu hồi nợ theo kế hoạch đối với các khách hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm h trợ khách hàng và giảm dần dư nợ xấu.

+ Đối với các khách hàng gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, rà soát, đánh giá để xác định và phân loại mức độ khó khăn của các khách hàng chịu tác động của các

yếu tố khách quan của nền kinh tế, dẫn tới gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để chủ động thực hiện các giải pháp h trợ khắc phục khó khăn như cơ cấu tài chính, cơ cấu khoản vay, miễn giảm lãi,… nhằm h trợ khách hàng có khả năng phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

+ Xử lý tài sản bảo đảm đối với các khách hàng khơng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Khởi kiện ra tịa án có thẩm quyền đối với nhóm khách hàng khơng hợp tác với ngân hàng để trả nợ.

Nhóm các giải pháp này thực tế đã và đang triển khai tại LPB chi nhánh Hà Nam, tuy nhiên, cần linh hoạt gắn kết, điều chỉnh kịp th i các biện pháp gắn với diễn biến thực tế để đạt mục đích cuối cùng là thu hồi nợ.

- Tăng hiệu quả của biện pháp ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng vay vốn. Theo quy định và thỏa thuận của các bên, khi phải xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng thư ng giao cho khách hàng tự bán, nếu tự bán được để trả nợ là rất thuận lợi; trư ng hợp không tự bán được, ngân hàng sẽ đứng ra xử lý tài sản bảo đảm. Giải pháp đề xuất ở đây là việc ngân hàng tăng tính tự chủ, linh hoạt trong xử lý, đẩy nhanh q trình thu hồi nợ. Thực tế, có nhiều tài sản bảo đảm là bất động sản có vị trí và lợi thế thương mại tốt, có thể áp dụng việc nhận chính tài sản bảo đảm này để gán nợ, LPB chi nhánh Hà Nam có thể sử dụng làm trụ sở hoặc phịng giao dịch. Biện pháp này, về lý thuyết thì khơng có vướng mắc, tuy nhiên thực tế chưa triển khai được trư ng hợp nào, chủ yếu là do cơ chế nội bộ ngân hàng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Ở một góc độ khác, trư ng hợp ngân hàng bán tài sản bảo đảm, cần có sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề theo hướng, ngân hàng tăng tính chủ động trong tìm kiếm các đối tác có nhu cầu mua tài sản để bán qua các kênh Internet, kênh truyền thông nội bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt,… cùng với việc chủ yếu thực hiện qua thông báo trên các phương tiện đài, báo như hiện tại. Để thực hiện tốt hơn các đề xuất này, cần có sự tháo gỡ về cơ

chế nhưng cũng cần có một sự thay đổi trong quan điểm tiếp cận về chủ động xử lý tài sản bảo đảm, rút ngắn th i gian xử lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh hà nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)