Tăng cường quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nam á – chi nhánh phú thọ (Trang 93 - 95)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng thương

3.2.3. Tăng cường quản lý rủi ro

Với kết quả kiểm định mơ hình ở trên rõ ràng ta thấy việc quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất, kỳ hạn có ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Do đó, cần có sự chọn lựa phối hợp hợp lý sao cho chi phí thấp nhất và rủi ro thấp nhất. Để đạt được như thế Nam Á Bank CN Phú Thọ cần thực hiện các giải pháp:

Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý tài sản nợ có, qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác điều hành vốn, quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất theo đúng thông lệ quốc tế.

Ứng dụng phương pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất để kiểm tra rủi ro lãi suất tránh những bất lợi xảy ra đặc biệt trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Không chỉ vậy, cần xúc tiến ở khâu tìm kiếm khách hàng để cho vay, cho vay với lãi suất ưu đãi để giải quyết đầu ra cho nguồn vốn huy động được. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu đến mức thấp nhất nợ quá hạn ngắn hạn vì chỉ tiêu này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nam Á Bank CN Phú Thọ cũng cần chú ý đến khách hàng có thể vay đảo nợ rồi sau đó mất khả năng chi trả, cũng cần tìm hiểu các chương trình khuyến mãi, các chính sách về lãi suất của các ngân hàng khác ở hiện tại và trong tương lai như thế nào để có thể ứng phó kịp thời trước các diễn biến có thể xảy ra.

Nâng cao sức cạnh tranh trên địa bàn bằng chiến lược lãi suất hấp dẫn. Để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nắm bắt những thông tin, nhu cầu của thị trường, mức lãi suất của các đối thủ cạnh tranh… một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Thơng qua đó Ngân hàng sẽ có được mức lãi suất phù hợp cho từng chương trình huy động.

Ngồi ra, cơng tác huy động vốn tiền gửi phải luôn gắn liền với yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả. Điều này đảm bảo cho ngân hàng luôn trong tình trạng thanh khoản tốt, có được lợi nhuận cao, nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng, đồng thời cũng là cơ sở để ngân hàng hoạch định kế hoạch huy động vốn cho tương lai. Việc sử dụng vốn huy động cho vay có hiệu quả cịn có thể giúp khách hàng tạo thêm thu nhập từ đó trở thành nguồn vốn tiền gửi tiếp tục đem đến cho ngân hàng.

Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của vốn huy động tiền gửi. Hoạt động của ngân hàng dựa vào chữ tín. Vì vậy, để tạo và giữ được chữ tín của mình, Nam Á Bank CN Phú Thọ phải luôn đảm bảo được khả năng thanh toán, đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống của người dân. Bên cạnh việc đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, cần nắm bắt kịp thời những tin đồn thất thiệt về hoạt động kinh doanh để tìm cách ngăn chặn tránh dẫn đến động thái rút tiền hàng loạt như trường hợp của ACB vào cuối năm. Minh bạch

thơng tin chính là hành động thiết thực cho giải pháp này.

Tiếp tục phát huy động thái tiên phong trong việc thay đổi lãi suất theo quy định của NHNN đặc biệt các đợt giảm lãi suất, điều này thể hiện những thay đổi phù hợp trong nhận thức và hành động trong quản lý vốn của ngân hàng. Việc giảm lãi suất trong thời điểm hiện tại sẽ góp phần làm giảm cuộc đua lách trần lãi suất huy động, gỡ nút thắt tín dụng, tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực cho doanh nghiệp cải thiện tình trạng thừa thanh khoản mặc dù có thể làm giảm lợi nhuận trước mắt của Nam Á Bank CN Phú Thọ, giảm chi phí kinh doanh thậm chí cả tiền lương và nhân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nam á – chi nhánh phú thọ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)