Kết quả HĐKD tại Na mÁ Bank CN Phú Thọ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nam á – chi nhánh phú thọ (Trang 55 - 72)

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Nam Á Bank CN Phú Thọ 2017 – 2019)

Trong năm 2017 và 2018 tình hình huy động và sử dụng vốn của chi nhánh chưa cân đối, huy động thấp hơn sử dụng vốn do đó chi nhánh phải sử dụng vốn điều chuyển của Nam Á Bank Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn. Đến năm 2019, chi nhánh đã đẩy mạnh huy động vốn đạt kết quả cao (tăng trưởng trên 11% so năm 2018). Đặc biệt, Nam Á Bank CN Phú Thọ được đánh giá là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả trong hệ thống Nam Á Bank Việt Nam: nguồn vốn huy động khá phù hợp, cơ cấu vốn ổn định; hoạt động tín dụng hiệu quả; hoạt động dịch vụ của ngân hàng không ngừng phát triển, với chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Công tác quản lý tài chính tiết kiệm, minh bạch, thực hiện đúng quy định hiện hành. Quản lý điều hành và công tác tổ chức bộ máy đổi mới, tính hiệu quả cao, bầu

Đơn vị : Tỷ đồng Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng Thu Nhập 259 170 194 (89) -34% 24 14% Tổng Chi Phí 240 162 183 (78) -33% 21 13% Lợi Nhuận 19 8 10 (11) -58% 2 30% 2019/2018 Chỉ Tiêu 2017 2018 2019 2018/2017

khơng khí dân chủ rộng rãi, thiết thực.

Tuy nhiên tình hình sử dụng vốn lại có sự biến động giảm, do tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chi nhánh phải bán nợ cho VAMC số lượng lớn nên tỷ lệ dư nợ sụt giảm nhanh chóng. Điều đó ảnh hưởng ngay đến thu nhập của chi nhánh, lợi nhuận giảm sút do không tận thu được lãi vay, vốn khơng được quay vịng hiệu quả đã tác động trực tiếp đến thu nhập của cán bộ công nhân viên

Đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình Việt Nam và thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh đó tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố: thời tiết diễn biến phức tạp; ngành chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên diện rộng;… Song nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự tích cực chủ động, nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được kết quả quan trọng trên hầu hết các ngành và lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, chỉ số giá tiêu dùng được duy trì ở mức thấp.

Kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2019 tiếp tục tăng trưởng, vượt kế hoạch đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 theo giá so sánh 2010 ước đạt 44.093,3 tỷ đồng, tăng 7,83% so với năm 2018 (vượt kế hoạch 0,23%); trong đó khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 12,22%; khu vực dịch vụ tăng 6,99%; khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 7,83% của nền kinh tế, khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 4,47 điểm phần trăm; tiếp theo đó là các ngành dịch vụ đóng góp 2,56 điểm phần trăm; khu vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 0,65 điểm phần trăm; thuế sản phẩm đóng góp 0,16 điểm phần trăm.

cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được triển khai đồng bộ, hiệu quả; tổng vốn huy động cả năm ước đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7% (+7.481,7 tỷ đồng) so cùng kỳ; dự kiến tổng dư nợ tín dụng đạt 62,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,3% (+6.452,8 tỷ đồng). Góp phần vào thành cơng đó là Nam Á Bank CN Phú Thọ, tuy chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và NHCS trên địa bàn, nhưng Nam Á Bank CN Phú Thọ đã thực hiện thành cơng nhiều chương trình, chính sách như: huy động tiền gửi dân cư lãi suất ưu dãi thấp nhất trong 6 tháng đầu năm 2018, top 5 NHTM có số dư tín dụng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất địa bàn tỉnh, top 10 NHTM có dịch vụ ngân hàng tốt nhất, đưa ra hơn 20 SPDV phù hợp với mọi nhu cầu của KH,....

2.2. Thực trạng quản lý vốn huy động tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nam Á – Chi nhánh Phú Thọ

2.2.1. Quy trình thực hiện

2.2.1.1. Tại Hội Sở chính:

Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch huy động vốn

Hội Sở chính căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn của toàn hệ thống; mục tiêu tăng trưởng, chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn; thị phần huy động vốn tiền gửi trên địa bàn; kết quả hoạt động của kỳ trước, chu kỳ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi; những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong thời gian qua và sắp tới; dự đoán xu hướng tăng trưởng trong năm… để xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch cho từng chi nhánh.

Bƣớc 2: Lập kế hoạch nguồn vốn

Đầu năm, Hội Sở chính xây dựng kế hoạch nguồn vốn tiền gửi cho cả hệ thống đồng thời đề ra các biện pháp thực hiện như: chính sách lãi suất, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, mở rộng mạng lưới; nhân sự,

công nghệ, cơ sở vật chất; tăng cường tiếp thị, quảng cáo…

Sau khi tổng hợp, phân tích kế hoạch của chi nhánh, Hội Sở chính sẽ xây dựng chỉ tiêu đến từng chi nhánh và các phịng tại Hội Sở chính, lên kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn chung toàn ngành, chi tiết từng chi nhánh.

Bƣớc 3: Thực hiện huy động gắn liền với điều hịa vốn trong tồn hệ thống:

Triển khai thực hiện công tác điều hòa vốn đối với các chi nhánh, xác định hạn mức điều chuyển vốn đối với từng chi nhánh cụ thể.

Phân tích, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ thực hiện từng thời kỳ qua cân đối vốn. Kiểm tra việc thực hiện chính sách lãi suất, mức chênh lệch lãi suất bình quân giữa các chi nhánh.

Điều chỉnh chỉ tiêu huy động tiền gửi từng chi nhánh nếu cần thiết.

2.2.1.2 Tại Ngân hàng TMCP Nam Á Chi nhánh Phú Thọ

Bƣớc 1: Lập kế hoạch

Kế hoạch vốn huy động tiền gửi của chi nhánh phải dựa vào mục tiêu phát triển của địa phương kết hợp với mục tiêu tăng trưởng của toàn hệ thống, mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, kết quả hoạt động của kỳ trước và dự đoán xu hướng tăng trưởng trong năm kế hoạch.

Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch huy động có kèm theo các giải pháp thực hiện của các Phòng Ban và đơn vị trực thuộc, kết hợp phân tích mơi trường kinh doanh, mặt mạnh mặt yếu, chi nhánh tiến hành xây dựng kế hoạch huy động vốn tiền gửi toàn chi nhánh cũng như thực hiện giao chỉ tiêu cho các Phòng Ban trực thuộc.

Bƣớc 2: Thực hiện cơng tác huy động và điều hịa vốn

Triển khai thực hiện huy động theo kế hoạch tại chi nhánh: các phòng ban và đơn vị trực thuộc lập bảng ước tính nhu cầu chi trả hàng ngày, tuần, tháng, quý. Lập bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày gửi Ban

Giám Đốc, bảng cân đối tháng gửi HSC.

Bƣớc 3: Điều chỉnh chỉ tiêu

Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch, dự kiến thực hiện kế hoạch cuối năm, phân tích đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, chi nhánh sẽ trình HSC điều chỉnh chỉ tiêu.

Sau khi nhận được báo cáo của Chi nhánh, HSC xem xét đề nghị điều chỉnh của Chi nhánh và ra quyết định.

Bƣớc 4: Kiểm tra định kỳ

Định kỳ, chi nhánh thực hiện đánh giá công tác thực hiện kế hoạch, so sánh tiến độ thực hiện, phân tích thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thành tốt kế hoạch được giao.

2.2.2 Tổ chức thực hiện

2.2.2.1 Khối Kinh doanh và Quản lý vốn tại Hội Sở chính

Chịu trách nhiệm chính xây dựng kế hoạch huy động tiền gửi cho toàn hệ thống bao gồm chiến lược huy động, chỉ tiêu huy động, cơ chế thực hiện và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Sau đó, phân bổ chỉ tiêu đến từng Chi nhánh.

Tổng hợp báo cáo từ Chi nhánh để có kế hoạch phù hợp, kịp thời cho từng giai đoạn.

Đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và quy trình hoạt động của Chi nhánh.

Điều chuyển vốn nội bộ giữa các chi nhánh bằng phương pháp FTP.

2.2.2.2 Phòng Kinh doanh tại Chi nhánh

Thực hiện đúng quy trình huy động vốn tiền gửi.

Thực hiện đúng quy chế điều hành vốn trong nội bộ Chi nhánh và giữa Chi nhánh với Hội Sở chính.

tiến độ hàng tháng, quý và báo cáo theo định kỳ cho phòng Nghiên cứu tổng hợp và phòng Kinh doanh ngoại tệ để kịp thời đưa ra biện pháp phù hợp nhằm đạt chỉ tiêu đề ra.

Báo cáo định kỳ cần nêu rõ những thuận lợi, khó khăn và phương hướng sắp tới để hồn thành chỉ tiêu.

Ngồi ra, cơng tác huy động vốn cịn có sự phối hợp với nhiều phòng ban liên quan như: phịng Kế tốn tài chính, phòng phát triển khách hàng, phòng kiểm tra giám sát và tuân thủ…

2.2.3. Thực trạng quản lý huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á – Chi nhánh Phú Thọ: mại cổ phần Nam Á – Chi nhánh Phú Thọ:

2.2.3.1 Tăng trưởng về quy mô, cơ cấu

Về quy mô huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Chi nhánh, đặc biệt là trong thời gian gần đây, mặc dù đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn, nhưng tổng nguồn huy động vẫn không ngừng tăng trưởng. Chi nhánh luôn xác định huy động vốn là công tác quan trọng thường xuyên và lâu dài, khẳng định thế mạnh của chi nhánh. Bên cạnh việc tích cực duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, chi nhánh cịn khơng ngừng mở rộng thu hút thêm những khách hàng mới.

Công tác huy động vốn, Nam Á Bank CN Phú Thọ luôn xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần quan trọng mang lại thành cơng cho chi nhánh. Theo đó Nam Á Bank CN Phú Thọ đã xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, cạnh tranh được với các ngân hàng khác; có chính sách chăm sóc khách hàng, giữ khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới, củng cố mạng lưới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ dân cư và các tổ chức; thực hiện giao khoán huy động vốn cho từng tập thể, cá nhân và đánh giá việc thực hiện để làm cơ sở xếp lương kinh doanh, thường xuyên

đôn đốc chấn chỉnh các bộ phận giao dịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để tăng trưởng nguồn vốn

Bảng 2. 2: Một số chỉ tiêu về huy động vốn của Nam Á Bank CN Phú Thọ giai đoạn 2017- 2019

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn : Báo cáo kết quả HĐKD Nam Á Bank CN Phú Thọ năm 2017-2019)

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2018 so 2017 tăng 34% do năm 2018 Chi nhánh đã tích cực huy động vốn trong dân cư và tổ chức kinh tế trên địa bàn để huy động lượng vốn tăng cao so năm 2017. Đến năm 2019, Chi nhánh đã tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn, tổng nguồn vốn huy động 2019 so 2018 đã tăng 24%, đây là kết quả của chiến dịch tăng trưởng huy động được Nam Á Bank CN Phú Thọ đẩy mạnh thực hiện.

Để đạt được những kết quả trên là do lãnh đạo Nam Á Bank CN Phú Thọ và cán bộ, nhân viên các chi nhánh cơ sở của Nam Á Bank CN Phú Thọ đã tích cực tư vấn, giới thiệu quảng bá các sản phẩm huy động vốn tới khách hàng và đã tiếp thị được nhiều khách hàng tham gia gửi tiền tại Chi nhánh, phát triển nguồn vốn nhưng luôn tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Nam Á Bank Việt Nam. Nam Á Bank CN Phú Thọ đã tích cực triển

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Tổng huy động vốn 1604 100% 2147 100% 2818 100% 543 34% 671 31% I. Loại tiền 1. Nội tệ 1519 95% 2063 96% 2689 95% 544 36% 626 30% 2. Ngoại tệ 85 5% 84 4% 129 5% -1 -1% 45 54% II. Thành phần kinh tế 1. TG dân cư 1373 86% 1959 91% 2394 85% 586 43% 435 22% 2. TG TCKT 231 14% 188 9% 424 15% -43 -19% 236 126% III. Theo kỳ hạn 1. TG KKH 194 12% 182 8% 262 9% -12 -6% 80 44% 2. TG CKH dưới 12T 742 46% 1430 67% 1762 63% 688 93% 332 23% 3. TG CKH từ 12-24T 29 2% 415 19% 517 18% 386 1331% 102 25% 4. TG CKH> 24T 639 40% 120 6% 276 10% -519 -81% 156 130%

khai thực hiện nhiều chương trình khuyến mại tiền gửi đối với khách hàng cá nhân theo chỉ đạo của Nam Á Bank Việt Nam như: Chương trình “Thần tài đón chào – Lộc vào tận cửa”, Chương trình “ Rồng vàng phát lộc – Sung túc cả năm”, Chương trình “Niềm tin Vĩnh cửu”, Chương trình “Vui giáng sinh – Rinh quà tặng” và Chương trình “ Xuân phú quý”.

Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền

Giống như nhiều NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cơ cấu vốn huy động của Nam Á Bank CN Phú Thọ vẫn bao gồm vốn huy động từ nội tệ và ngoại tệ, trong đó tỷ trọng tiền gửi nội tệ vẫn chiếm phần lớn trong tổng huy động vốn của Chi nhánh

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền

(đơn vị :tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo HĐKD Nam Á Bank CN Phú Thọ năm 2017-2019)

Năm 2017 nguồn nội tệ là 1.519 tỷ đồng chiếm 94,7% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2018 nguồn vốn nội tệ tăng 544 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 36% so năm 2017 và đến cùng kỳ năm 2019 nguồn vốn nội tệ đạt 2.689 tỷ đồng, tăng 626 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 23 % so 31/12/2018.

Cơ cấu vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

Số liệu tại bảng trên, cho thấy tiền gửi dân cư vẫn chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng là tiền gửi dân cư. Đây vẫn là đối tượng chính trong việc thu hút vốn huy động của Nam Á Bank CN Phú Thọ và của các NHTM trên địa bàn.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế

(đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo HĐKD Nam Á Bank CN Phú Thọ năm 2017-2019)

+ Tiền gửi dân cư số dư tăng trưởng hàng năm khá cao, tiền gửi dân cư

năm 2017 là 1.373 tỷ đồng chiếm 85,6 % tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2018 tiền gửi dân cư là 1.959 tỷ đồng và đến 31/12/2019 tiền gửi dân cư đạt 2.394 tỷ đồng, tỷ trọng tiền gửi dân cư trên tổng nguồn vốn lần lượt trong năm 2018 và 2019 là 91,2% và 84,9% tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2019 chiếm 85,3% do chi nhánh phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn. Với chủ trương huy động từ những đồng tiền nhỏ, thực sự nhàn rỗi trong dân cư, thông qua các sản phẩm đã nêu ở phần trên và các phương pháp tiếp cận thích hợp, chi nhánh đã tạo lập được nguồn vốn huy động khá ổn định, vững chắc, để chủ động đáp ứng

các nhu cầu tín dụng trên địa bàn.

+Về tiền gửi của TCKT, chi nhánh luôn xác định là nguồn vốn ln có biến động bất thường do tính chất thời vụ trong q trình sản xuất, tiêu thụ của các DN trong địa bàn do vậy sản phẩm tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động năm 2017 là 14,4%, năm 2018 và 2019 lần lượt giảm xuống còn 8,8% và 15% tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ tiền gửi dân cư của hầu hết các chi nhánh Nam Á Bank Việt Nam ở mức 50%/ tổng nguồn vốn. Nhằm hoàn thành tốt KHKD, quyết tâm khắc phục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nam á – chi nhánh phú thọ (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)