Đánh giá quản lý tài chính tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng nghệ an (Trang 78)

2.1.3 .Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc

2.3 Đánh giá quản lý tài chính tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Nghệ An

2.3.1 Những điểm đạt được trong quản lý tài chính tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An Phục hồi chức năng Nghệ An

Qua số liệu tài chính những năm gần đây cho cho thấy bệnh viện có những chuyển động tích cực. Những kết quả cụ thể khác được thể hiện ở các mặt:

Có thể nói Bệnh viện là đơn vị mạnh dạn luôn đi đầu trong việc ứng dụng các mơ hình mới nhằm mục đích tăng nguồn thu cho bệnh viện. Việc lập kế hoạch thu chi đã giúp bệnh viện thực hiện được các mục tiêu đề ra như: Bệnh viện chủ động tìm hiểu và ký kết các hợp đồng lao động với các chuyên gia; với những bác sỹ có trình độ chun mơn giỏi đã từng cơng tác tại các cơ quan nhà nước; mời giáo viên các trường Đại học y trên toàn quốc về giảng dạy lý thuyết và kỹ năng thực hành cho cán bộ. Với các mức lương thỏa thuận khá cao, người lao động có thêm thu nhập ngoài chế độ (lương hưu theo BHXH), bệnh viện có đủ nhân lực có trình độ để khám và điều trị cho bệnh nhân. Nhờ vậy, bệnh viện thu hút được đông đảo bệnh nhân, tăng nguồn thu cho đơn vị.

Tư duy của một bộ phận khơng nhỏ những cán bộ có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại của cơ chế tập trung, bao cấp được thay đổi rõ rệt. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì con người là nhân tố tiên quyết dẫn đến thành công của mọi hoạt động. Cán bộ bệnh viện ý thức được yêu cầu trách nhiệm của bản thân và luôn ra sức thi đua, cố gắng nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển của bệnh viện.

- Quản lý chi tiêu: Trong điều kiện NSNN không được cấp kinh phí chi thường xuyên nhưng bệnh viện đã chủ động bố trí, sắp xếp kinh phí từ nguồn thu để thực hiện và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở tiết kiệm chi và chủ động tăng thêm nguồn thu, bệnh viện không chỉ đảm bảo được các hoạt động cơ bản mà còn dành được 1 phần chênh lệch nguồn thu để chi trả thu nhập tăng thêm, nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức và trích lập các quỹ để thực hiện tái đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn.

- Theo dõi nguồn thu: Theo dõi, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí đảm bảo cơng khai, minh bạch và theo đúng quy định. Bệnh viện luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận chuyên môn, đặc biệt là cơng tác quản lý tài chính. Một nền tài chính lành mạnh là điều kiện để cán bộ yên tâm làm việc và là sự tin tưởng của người bệnh.

Nguồn thu của Bệnh viện đã không ngừng tăng lên qua các năm và càng ngày càng phong phú đa dạng về loại hình cũng như quy mơ chất lượng của các hoạt động dịch vụ. Bên cạnh các dịch vụ công, bệnh viện chú trọng các dịch vụ kinh doanh có lợi nhuận. Điều này khẳng định sự năng động, linh hoạt của bệnh viện trong việc tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực bên trong và các nguồn lực bên ngoài bệnh viện. Một tập thể năng động như vậy sẽ dễ thích ứng với mọi thay đổi của hoàn cảnh.

- Nhân sự: Bệnh viện đã xây dựng phương án và thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự. Nhờ vậy, một bộ máy nhân sự khá tinh gọn, hiệu quả, có trình độ chun mơn cao thể hiện sự chuyên nghiệp của tổ chức. Điều này giúp bệnh viện khẳng định được tên tuổi, vị trí của mình.

- Theo dõi, quản lý các nội dung tài chính khác:

+ Ban hành và sửa đổi Quy chế tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị của bệnh viện trong từng giai đoạn, thực hiện khoán chi đối với các khoản chi hoạt động nghiệp vụ, từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm của từng CBVC trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

+ Tổ chức thu viện phí đảm bảo thuận tiện, cơng khai và chính xác. Theo dõi, quản lý sử dụng tài sản, trang thiết bị máy móc chặt chẽ, đúng quy trình. Sử dụng vật tư, tài sản dựa trên định mức và tiết kiệm…

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý tài chính tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An viện Phục hồi chức năng Nghệ An

2.3.2.1.Hạn chế

- Cân đối thu chi chưa đảm bảo nguyên tắc theo quy định. Bệnh viện là đơn vị tự chủ nhóm II, phải ưu tiên thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để thực hiện nâng cao chuyên môn kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng. Nhưng thực tế, đơn vị thực hiện ưu tiên chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ trước để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của cán bộ. Thu nhập của cán bộ ở đây tương đối cao, khơng cân đối với mức kinh phí bỏ ra để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất dịch vụ. Tuy nhiên việc chi thu nhập tăng thêm đó cũng chưa khoa học, hợp tình, hợp lý, chưa đánh giá được hết năng lực của cán bộ nhân viên đạt được. Nên dẫn đến vẫn còn một số cán bộ, viên chức cịn có tâm lý so bì về sự bất bình đẳng, khơng cơng bằng về phân phối thu nhập trong nội bộ đơn vị và giữa các đơn vị trong ngành. Vì vậy, vẫn cịn mâu thuẫn

xung đột phải giải quyết, gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của toàn cán bộ bệnh viện.

- Bộ máy tài chính ở Bệnh viện PHCN Nghệ An chưa có sự nhận thức đồng bộ về cơ chế mới, chưa linh hoạt trong việc phân tích lập kế hoạch và chưa chủ động trong công việc.

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan:

- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh: Hàng năm, dự toán chi NSNN của đơn vị được cân đối từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, khả năng thu của địa phương. Nguồn thu giảm mạnh, phần ngân sách địa phương cân đối để bố trí cho các đơn vị sử dụng cũng bị giảm, chỉ đủ để chi trả tiền lương cho cán bộ, còn các hoạt động liên quan đến đầu tư mua sắm và cải tạo rất hạn chế. Đây là tình hình chung của các đơn vị sự nghiệp trong tồn tỉnh, trong đó có Bệnh viện PHCN Nghệ An.

- Nguồn thu chính của bệnh viện là thu từ hoạt động dịch vụ KCB BHYT. Giá dịch vụ y tế hiện nay chỉ đảm bảo được 4 yếu tố: chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; chi phí điện, nước, xử lý chất thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; chi phí tiền lương, phụ cấp. Chưa bao gồm 3 yếu tố chi phí sửa chữa lớn, khấu hao tài sản; chi phí quản lý khác; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học... Vì vậy, bệnh viện khơng được cấp NSNN, đồng nghĩa với việc nguồn thu từ KCB BHYT phải trang trải tồn bộ chi phí phát sinh bao gồm 3 yếu tố trên. Đây là khó khăn chung của các bệnh viện tự đảm bảo chi thường xuyên nói chung và Bệnh viện PHCN Nghệ An nói riêng.

- Một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đồng bộ, một số điểm khơng cịn phù hợp với thực tiễn gây khó khăn cho các đơn vị trong quá trình thực hiện:

+ Nghị định 16/2015/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực từ năm 2015 nhưng đến nay Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của ngành Y tế, các đơn vị tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 85/2012/NĐ-CP. Một số nội dung trong các văn bản này không thống nhất với nhau.

+ Việc thực hiện kết cấu tiền lương vào giá dịch vụ KCB BHYT theo Thơng tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC khơng theo lộ trình tính giá dịch vụ theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP. Mức lương cơ sở được tính trong chi phí tiền lương kết cấu vào giá dịch vụ KCB là 1.150.000đ, trong khi mức lương cơ sở đã tăng lên 1.300.000đ vào năm 2017, năm 2018 là 1.390 và năm 2019 tăng lên 1.1490.000 đồng;

+ Bệnh viện PHCN Nghệ An là đơn vị tự chủ theo nhóm II phải tự đảm bảo nguồn kinh phí chi trả tiền lương cho cán bộ từ nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn phải trích lập nguồn cải cách tiền lương theo lộ trình (tỷ lệ trích lập tự quyết định). Nguồn CCTL cịn dư không được sử dụng sai mục đích, trong khi nhu cầu về mua sắm trang thiết bị và nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng KCB là ln cần thiết.

- Chính sách BHYT còn nhiều bất cập: KCB BHYT thực hiện chế độ thông tuyến khám chữa bệnh nhưng vẫn áp dụng khoán dự toán BHYT dẫn đến việc chi phí vượt dự tốn tại cơ sở khám chữa bệnh gia tăng. 20% số chi vượt dự tốn này thơng thường đến vài năm sau mới được cơ quan BHXH thanh toán. Thanh quyết toán chậm dẫn đến đơn vị thiếu nguồn và không chủ động trong việc sử dụng nguồn thu.

- Việc thực thi các quy định về khám chữa bệnh BHYT chưa chặt chẽ và đúng quy định. Đối với cơ quan BHXH - đơn vị ký hợp đồng khám chữa bệnh với bệnh viện, chưa thực hiện đúng quy định về tỷ lệ cấp ứng và thời gian thanh quyết tốn chi phí KCB BHYT. Nguồn thu của các cơ sở KCB phụ thuộc vào số kinh phí được thanh quyết tốn chi phí KCB BHYT của cơ quan BHXH. Vì vậy, việc cấp ứng kinh phí khơng đảm bảo và thanh quyết tốn khơng kịp thời dẫn đến tình trạng các đơn vị khơng đủ nguồn để trang trải các hoạt động chi thường xuyên đặc biệt là thanh toán tiền lương cho cán bộ và chi trả tiền thuốc, hóa chất, vật tư cho các nhà cung ứng. Các chế độ nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ và khả năng tái đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị của đơn vị vì thế cũng rất hạn chế và mức độ tự chủ của đơn vị cũng bị thu hẹp.

- Quy mô phát triển của bệnh viện chưa tương xứng với tình hình hoạt động của bệnh viện. Từ khi thành lập đến nay, bệnh viện được phê duyệt quy mô giường bệnh là bệnh viện 200 giường từ 1/7/2019 được phê duyệt 310 giường. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, lượng thu dung bệnh nhân càng ngày càng tăng mạnh, bệnh viện phải tự bố trí sắp xếp giường để đảm bảo phục vụ bệnh nhân, có thời điểm lên đến 1000 bệnh nhân. Theo quy định thanh tốn chi phí KCB BHYT, BHXH cho phép thanh tốn vượt giường kế hoạch 30% (tương đương 260 giường). Như vậy, phần chi phí phát sinh từ các giường bệnh còn lại đang bị “treo”, chưa được quyết toán. Điều này đồng nghĩa với việc, chi phí tiền lương, phẫu thuật thủ thuật, thuốc, vật tư... cũng bị “treo”. Bệnh viện đã lập phương án xin điều chỉnh quy mô giường bệnh lên để phù hợp với tình hình, nhưng đến nay chưa được phê duyệt, do định mức quy mô giường bệnh phụ thuộc vào quy mơ dân số của địa phương. Như vậy, có sự chồng chéo ở đây, cơ chế thông tuyến cho phép người dân có thể khám và điều trị ở bất cứ bệnh viện nào, không phụ thuộc vào nơi đăng ký KCB ban

đầu của địa phương, nhưng quy mô giường bệnh của bệnh viện thì lại được tính trên quy mơ dân số tại địa phương đó.

b. Nguyên nhân chủ quan:

- Đội ngũ nhân viên của bệnh viện, về cơ bản có trình độ chun mơn, tuy nhiên chỉ tập trung ở một số bộ phận, khoa phịng, chưa đồng đều trong tồn viện. Nhiều kỹ thuật tại bệnh viện chưa được chuyên sâu, chưa đảm bảo được nhu cầu điều trị như âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu. Người bệnh phải chuyển lên tuyến trên để điều trị còn nhiều, gây thất thu của đơn vị.

- So với các đơn vị khác trong toàn Ngành, Bệnh viện PHCN Nghệ An là đơn vị có cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị khá tốt và từng bước được cải thiện tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Khi Nhà nước đang bao cấp, NSNN cấp để đầu tư nâng cấp rất hạn chế vì chi phí tiền lương lớn, chiếm gần như trọn gói phần NSNN cấp. Đơn vị muốn mua sắm, sửa chữa phải tự trang trải từ nguồn thu và nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, nhu cầu về chi trả lương tăng thêm của cán bộ cũng rất lớn, bệnh viện ưu tiên chi trả để động viên khuyến khích cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Mọi chi tiêu trong bệnh viện cơ bản được thực hiện công khai minh bạch, tuy nhiên có một số nội dung và định mức chi cịn mang tính chất cảm tính chủ quan, chưa thực sự có hiệu quả do tính tốn, tiên lượng thu chi chưa sát ví dụ: ngồi ra cịn thanh tốn các chế độ cơng tác phí, ăn ở cho chuyên gia khi làm việc tại bệnh viện.

- Chưa tạo được cơ chế giám sát thường xuyên đối với việc chi tiêu của Chủ tài khoản và kế tốn. Cơng tác thăm dò mức độ hài lòng của cán bộ về mức thu nhập và các chế độ thu chi trong bệnh viện chưa thật sự hiệu quả, nên chưa đánh giá chính xác và đầy đủ được tính dân chủ, hiệu quả của việc

thực hiện cơ chế. Vì vậy, chưa đưa ra những phương pháp mới mẻ, linh hoạt nhằm nâng cao mức độ tự chủ trong tình hình mới.

- Một số bộ phận chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình nên cơng tác tham mưu cịn chưa thật sự đúng đắn và hiệu quả.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHCN NGHỆ AN

3.1 Phƣơng hƣớng chung của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay

3.1.1 Phương hướng chung của ngành y tế

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, giảm tải bệnh viện, đổi mới công tác đào tạo, mở rộng phạm vi, danh mục đấu thầu tập trung thuốc, vật tư y tế… là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong năm 2020.

Trong năm 2019, ngành y tế tập trung triển khai các nhiệm vụ, chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TƯ về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập”, Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Hồn thiện cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Cơng tác dân số trong tình hình mới”.

Phương hướng chung của ngành y tế trong năm 2020. Đầu tiên là tập trung vào các hoạt động để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, các hoạt động để nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, tuyên truyền, vận động nhân dân ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất để tránh suy dinh dưỡng, béo phì, hạn chế rượu, bia, không hút thuốc, tăng cường vận động thể lực.

Trong năm 2020, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm cung cấp các dịch vụ tầm soát, phát hiện sớm bệnh tật, nhất là các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp. Triển khai đồng bộ các giải pháp để các trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, quản lý sức khỏe, quản lý và điều trị một số bệnh không

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng nghệ an (Trang 78)