.Quản lý chi tiết kiệm, chặt chẽ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng nghệ an (Trang 92 - 103)

Trên cơ sở các văn bản quy định hiện hành, phương hướng mục tiêu hoạt động và phương án tự chủ của bệnh viện, bệnh viện xây dựng hệ thống, định mức tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý trên nguyên tắc tiết kiệm và có hiệu quả. Định mức chi là căn cứ để lập kế hoạch và là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát cơng tác tài chính kế tốn.

- Bệnh viện cần rà soát, đánh giá định kỳ việc thực hiện Quy chế, lấy ý kiến dân chủ trong tồn viện để có hướng điều chỉnh phù hợp, tránh mất công bằng gây mâu thuẫn, đồng thời giảm bớt chi phí hoạt động, tăng nguồn tiết kiệm chi thu nhập tăng thêm cho toàn thể cán bộ bệnh viện.

- Các nội dung chi phải xây dựng trên 2 nội dung: nội dung chi hoạt động thường xuyên và nội dung chi từ nguồn chênh lệch thu chi (phần tiết kiệm). Quy chế của bệnh viện đang xây dựng theo các mục chi, chưa phân định được cụ thể theo nguồn chi. Vì vậy, các định mức chi được quy định ở mức tối đa theo chế độ quy định, chứ chưa tính toán được là với các định mức như vậy, tổng chi phí phải bỏ ra là bao nhiêu, có bội chi hay khơng, chưa cân đối được nguồn thu – chi.

Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp địi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản "không tiên lượng trước” - quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động.

Làm tốt cơng tác quản lý xuất nhập, xét duyệt vật tư y tế tiêu hao, thuốc, hóa chất và dụng cụ kỹ thuật cao đảm bảo đúng chế độ, kê đơn an toàn hợp lý theo danh mục đã được ban hành. Làm tốt cơng tác thống kê chi phí điều trị, tránh sai sót, gây thất thốt cho Bệnh viện. Thường xuyên kiểm tra theo dõi, sửa chữa kịp thời các thiết bị y tế công nghệ cao, đảm bảo cho các máy móc

phục vụ chẩn đốn, điều trị hoạt động ổn định, phục vụ tốt quá trình chẩn đốn và điều trị.

Bệnh viện cần rà soát và đánh giá lại một số hoạt động tại đơn vị. Hoạt động nào kém hiệu quả, tiêu tốn nhân lực và tài chính thì thay cho việc bệnh viện tự làm như bằng việc ký hợp đồng thuê đơn vị chuyên trách cung cấp. Thêm nữa, thay cho việc phải tuyển dụng thêm nhân viên vào biên chế, bệnh viện có thể ký hợp đồng sử dụng lao động hoặc linh động trong việc mời chuyên gia của đơn vị khác đến khám chữa bệnh theo yêu cầu và mổ các trường hợp khó.

3.2.3 Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ hợp lý.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi phải đảm bảo theo nguyên tắc: - Xác định khả năng thu: Các giải pháp tăng thu có thể được thực hiện từng giai đoạn hoặc thực hiện đồng loạt. Phải định kỳ thực hiện đánh giá khả năng thu để điều chỉnh phù hợp.

- Thực hiện kế hoạch chi:

+ Các nội dung chi trong bệnh viện phải thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên đảm bảo đủ các khoản chi bắt buộc về lương, phụ cấp lương theo biên chế được duyệt và chế độ quy định. Đối với các khoản chi mang tính chất quản lý hành chính như dịch vụ công cộng (điện, nước, vệ sinh, xăng dầu, điện thoại...), bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên máy móc trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn phải được chi tiêu trên nguyên tắc triệt để tiết kiệm nhưng phải hiệu quả.

+ Các nội dung chi dịch vụ công cộng như điện nước, vật tư văn phòng phẩm... phải được theo dõi, kiểm tra hằng ngày. Có hình thức xử lý đối với những khoa phịng sử dụng cịn lãng phí ... Đối với các chi phí chun mơn trực tiếp như thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất.... sử dụng trực tiếp cho khám và điều trị, phải có sự theo dõi, quản lý chặt chẽ giữa khoa dược, kế toán dược,

thủ kho và các khoa chuyên môn; phải kiểm tra đối chiếu lượng nhập xuất tồn hằng ngày tránh thất thốt và lãng phí. Mặt khác, qua cơng tác giám định và quyết tốn chi phí BHYT hàng tháng, hàng quý, bệnh viện phải tự rút kinh nghiệm và có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ các nội dung chi, giảm thiểu tối đa các nội dung chi sai, thiếu căn cứ để tránh bị xuất toán, gây tổn thất nguồn thu và tăng chi phí cho bệnh viện.

+ Đối với các khoản chi về mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở hạ tầng, bệnh viện nên lưu ý xác định rõ nhu cầu, phân tích tính chất, quy mơ để sử dụng nguồn chi phù hợp. Việc mua sắm tài sản phải phù hợp với nhiệm vụ được giao, với nguồn nhân lực. Tài sản mua sắm hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, dễ tìm kiếm nhằm đảm bảo máy móc được sử dụng thơng suốt và có hiệu quả.

+ Phải có sự giám sát chặt chẽ việc chi tiêu thường xuyên trong bệnh viện, phải giao cho bộ phận hành chính tổng hợp và kế tốn thanh tốn thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm, rà soát, theo dõi, đánh giá mức chi phí sử dụng hàng tháng, hàng quý của những năm trước nhằm đưa ra mức khoán phù hợp vào năm sau để nâng cao ý thức sử dụng của cán bộ và tiết kiệm chi phí cho bệnh viện.

+ Trên cơ sở quy định của quy chế chi tiêu nội bộ, tùy theo tình hình thực tế thu – chi, bệnh viện phải tính tốn, cân đối để có quyết định chi phù hợp, không phải chi theo mức tối đa theo quy chế đã ban hành. Mặt khác, bệnh viện phải thực hiện phân phối từ nguồn tiết kiệm chi vừa đảm bảo theo quy định nhưng cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Quý I, II là thời điểm bệnh viện chủ yếu tập trung vào các hoạt động phát triển kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và sửa chữa cải tạo cơ sở hạ tầng, nên ưu tiên trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nhiều hơn để thực hiện các nội dung trên. Sang quý III, IV là thời điểm cuối năm, bệnh viện nên ưu tiên chi thu nhập

tăng thêm, chi thưởng cho cán bộ để khuyến khích, động viên cán bộ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ trong năm tới.

Giải pháp này giúp bệnh viện cải hiện được nguyên nhân chủ quan được nêu ra ở phần nguyên nhân hạn chế: Hồn thiện được cơng tác định mức cịn mang tính chủ quan, chưa thực sự có hiệu quả do tính tốn , tiên lượng chưa sát.

3.2.4 Thực hiện khoán chi tại các khoa trong bệnh viện.

Thực hiện khoán quản tại một số khoa, phòng trong Bệnh viện. Tức là chỉ khoán về kế hoạch cịn tồn bộ nguồn tài chính vẫn do Bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giao cho các Khoa, phịng nhận một mức khốn. Nếu vượt qua ngưỡng khốn đó thì đơn vị nhận khốn được thưởng vào hệ số thu nhập tăng thêm.

Làm tốt cơng tác khốn sẽ giúp cho Bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thốt các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khốn bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu tiết kiệm các khoản chi.

3.2.5 Phát triển hệ thống công nghệ thơng tin trong cơng tác quản lý hành chính.

Quản lý tài chính cơng chặt chẽ và hiệu quả giúp mang lại các lợi ích to lớn trong việc cải thiện các chỉ số tài chính cũng như tạo ra dư địa tài khóa để hỗ trợ chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho chính phủ. Do đó, thiết lập một hệ thống thơng tin quản lý tài chính quốc gia là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào, trong đó cho Chính phủ Việt Nam nên bệnh viện cần phát triển hệ thống thơng tin trong quản lý tài chính như:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đặc biệt chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý chất thải y tế, đảm bảo bệnh viện tiến tới có hệ thống xử lý nước thải y tế; đầu tư đúng mức và có hiệu quả cho việc ứng dụng các phương pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải y tế nhằm bảo vệ môi trường.

- Áp dụng các kỹ thuật mới trong điều hành quản lý bệnh viện, ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ thơng tin trong quản lý bệnh viện, phát huy hiệu quả trong quản lý bệnh nhân khám bệnh, điều trị nội ngoại trú, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý trang thiết bị. Quan tâm tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống phần mềm CNTT bệnh viện, lựa chọn những giải pháp tối ưu trong triển khai ứng dụng CNTT, đồng thời kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách CNTT của bệnh viện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3.2.6 Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung cán bộ tài chính kế tốn nói riêng có trình độ chun mơn, tinh thần trách nhiệm cao.

*Nâng cao năng lực quản lý:

Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nói chung và cơng tác quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ cơng tác Tài chính kế tốn. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ Tài chính kế tốn vần được xem như một khâu then chốt trong việc hoàn thiện quản lý tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các bước sau:

+ Rà soát đánh giá lại tồn bộ bộ máy quản lý Tài chính kinh tế về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.

+Tăng cường cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: tham gia các lớp đào tạo chung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý.

Cán bộ làm cơng tác tài chính kế tốn phải là những cán bộ trung thực, phải có nghiệp vụ chuyên mơn giỏi. Do đó phải đào tạo cán bộ tồn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn và năng lực thực tiễn.

Chủ động thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ tài chính kế tốn, quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu, các văn bản quy định về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư trong dơn vị sự nghiệp Nhà nước.

Đầu tư áp dụng đồng bộ một hệ thống phầm mềm công nghệ thơng tin vào cơng tác tài chính để phục vụ tốt cơng tác tài chính, tài sản, thuốc, chi phí KCB… hướng dẫn, cung cấp đầy đủ kịp thời vac văn bản quy phạm pháp luật, những thơng tin liên quan đến lĩnh vực tài chính, Ngân sách, kế tốn cho các phần hành.

*Tổ chức bộ máy gọn nhẹ:

+ Các phòng, các khoa, cá nhân trong bệnh viện phải phục tùng mục tiêu chung, nêu cao tính kỉ luật, trách nhiệm trong cơng việc.

+ Phân cơng nhiệm vụ rõ ràng giữa các phịng ban để đảm bảo tất cả các cơng việc quản lí đều có người đảm nhiệm đồng thời tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Để thực hiện tốt vấn đề này các bệnh viện phải có quy chế làm việc cơ quan, quy chế làm việc của mỗi bộ phận, nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chung.

+ Thống nhất đầu mối chỉ huy, kết hợp chế độ làm việc tập thể với trách nhiệm cá nhân rành mạch. Đảm bảo tính dân chủ, cơ sở, mỗi cán bộ cơng chức, viên chức đều có quyền tham gia ý kiến xây dựng cho bệnh viện, đồng

thời thủ trưởng đơn vị phải là người tổng hợp, thống nhất ý kiến, dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.

+ Thực hiện tinh giản đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức theo chế độ Nhà nước quy định. Xây dựng bộ máy hoạt động đơn giản, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có chất lượng ngày càng cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức: Cơ chế tự chủ tài chính yêu cầu đội ngũ công nhân viên của đơn vị khơng ngừng học tập, hồn thiện kiến thức, nâng cao năng lực để phù hợp với tình hình mới. Cơ chế khuyến khích, phát huy năng lực của mỗi cá nhân trong sự nghiệp chung và đánh giá đúng những đóng góp của mỗi cá nhân đối với hiệu quả hoạt động của đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đưa ra mức hưởng thu nhập tăng thêm gắn liền với trách nhiệm, nhiệm vụ và hiệu quả lao động của đội ngủ cán bộ. Xây dụng quy chế dân chủ, khen thưởng đúng đắn đạt được hiệu quả cao trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, văn minh cùng nhau phát triển, nâng cao tinh thần làm việc, tham mưu của cán bộ chủ chốt. Giải pháp này giúp bệnh viện giải quyết được hạn chế về suy nghĩ đang có sự bất công trong phân bổ nguồn thu nhập tăng thêm hiện nay đang âm ỉ trong mỗi cán bộ.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Trong những năm qua, cơng tác tự chủ tài chính đã giúp Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp bộ máy phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; chủ động trong điều hành dự toán, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính của mình để sử dụng và quản lý kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần cải cách hành chính, quản lý tài sản cơng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý và giám sát việc sử dụng kinh phí tại đơn vị có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và cơng khai tài chính theo quy định.

Trên cơ sở lý luận về quản lý tài chính bệnh viện cơng theo tinh thần của Nghị định 16/2015/NĐ-CP, đề tài “Quản lý tài chính tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An” đã nêu bật được thực trạng tài chính của bệnh viện trong giai đoạn 2017 – 2019, đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp nhằm hỗ trợ cho cơng tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn và khả năng trình độ của tác giả, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhưng hy vọng rằng những vấn đề đã được nêu lên trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ an nói riêng và đơn vị sự nghiệp có thu nói chung.

Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn và góp phần ứng dụng thiết thực vào công tác quản lý tài chính của bệnh viện trong những năm tới./.

2. Kiến nghị.

2.1. Kiến nghị với các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh:

- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An:

+ Bố trí kinh phí từ nguồn NSNN và các nguồn đầu tư, dự án cho các đơn vị mua sắm trang thiết bị, cải tạo sửa chữa cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng nghệ an (Trang 92 - 103)