Giải pháp hồn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện PHCN Nghệ An

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng nghệ an (Trang 90 - 92)

2.1.3 .Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc

3.2 Giải pháp hồn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện PHCN Nghệ An

Nghệ An

3.2.1. Hồn thiện cơng tác quản lý các nguồn lực tài chính theo cơ chế chính sách đã phê duyệt

Công tác quản lý các nguồn lực tài chính của Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Nhà nước, đặc biệt quy định về mức viện phí áp dụng cho các bệnh viện, ngoài ra bệnh viện cần chủ động tăng cường khai thác, đa dạng hóa nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn tài chính bệnh viện phát triển theo hướng bền vững. Để đảm bảo việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả các bệnh viện cần quản lý tập trung các nguồn lực tài chính về phịng kế hoạch tài chính của các đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước.

Như phân tích thực trạng nguồn tài chính huy động cho các của Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An hiện nay cho thấy, nguồn tài chính duy trì hoạt động của các bệnh viện chủ yếu từ NSNN cấp chi thường xuyên và thu sự nghiệp. Các nguồn tài chính khác từ bản thân các hoạt động của bệnh viện như thu từ hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tự nguyện, liên doanh liên kết, nguồn tài trợ, viện trợ chưa cao. Điều này thể hiện sự thiếu bền vững của nguồn tài chính của Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An. Để phát triển các nguồn tài chính theo hướng bền vững, Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An cần thực hiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính theo đúng quy định Nhà nước đồng thời tăng cường khai thác, đa dạng hóa các nguồn tài chính.

- Đối với nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước

Hiện nay Bệnh viện chỉ còn được cấp ngân sách không tự chủ để thực hiện nhiệm vụ khơng thường xun, vì vậy cần phải có sự tính tốn, lập dự

toán chi tiết, thuyết minh rõ ràng, thể hiện được nhu cầu kinh phí của Bệnh viện. Từ đó trình lên các cấp chính quyền, bám sát để thu hút thêm được nguồn cho đơn vị.

- Đối với nguồn thu từ bảo hiểm y tế

Bên cạnh nguồn Ngân sách Nhà nước cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế là chủ trương chính trong chính sách tài chính y tế ở Việt Nam, với mục tiêu đến năm 2019 đạt Bảo hiểm y tế toàn dân. Khi Bảo hiểm y tế đạt mức bảo hiểm tồn dân thì bảo hiểm y tế thì nguồn thu của bệnh viện sẽ tăng. Tuy nhiên nguồn thu BH còn nhiều thụ động phụ thuộc vào BHXH, Bệnh viện nhiều lúc khơng có nguồn thu để chi cho các hoạt động nên phải dựa vào các nguồn vay ngân hàng để đảm bảo cho Bệnh viện được hoạt động trôi chảy.

- Đối với nguồn thu từ viện phí

Nguồn thu viện phí hiện nay của bệnh viện chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đây là vấn đề quan trọng cần tháo gỡ để bệnh viện thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính. Để bệnh viện có nguồn thu viện phí dồi dào, Bệnh viện cần sớm triển khai thành lập Khoa khám chữa bệnh tụ nguyện.

- Hiện tại Bệnh viện đang phụ thuộc nguồn thu chính từ viện phí BHYT do đó bị thụ động. Vì vậy bệnh viện phải có giải pháp tăng nguồn thu của mình ngồi nguồn BHYT như: Nguồn thu từ người bệnh, các dịch vụ công cộng…vv. Để làm được điều đó bệnh viện phải phát triển ngành mũi nhọn của mình về Phục hồi chức năng. Hiện nay, sức khỏe là yếu tố quan tâm hàng đầu của người dân nhưng cũng có rất nhiều bệnh viện khai thác về phục hồi chức năng này . Bệnh viện muốn tăng nguồn thu từ viện phí tự nguyện phải thì công tác KCB phải đạt hiểu quả cao, để lại ấn tượng cho người dân rộng rãi. Ngồi ra Bệnh viện có thể tăng nguồn thu từ các dịch vụ tiết kiệm được từ việc sử dụng tài sản công như: cho thuê mặt bằng mở các ký ốt phục vụ các dịch vụ cho người bệnh. Mở kinh doanh các dịch vụ khác phục vụ cho người bệnh như : mở quầy thuốc, bán hàng căng tin, trông giữ xe….

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý tài chính tại bệnh viện phục hồi chức năng nghệ an (Trang 90 - 92)