Đánh giá về chất lượng TTBYT trong quá trình sử dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 72 - 78)

Bảng 2.19. Đánh giá về chất lượng TTBYT trong quá trình sử dụng Mức độ Mức độ đánh giá Bác sĩ Dược sĩ Điều dưỡng Kỹ thuật viên Tính chung Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Rất tốt 2 10 2 10 3 15 3 15 10 12,5 Tốt 3 15 4 20 3 15 3 15 13 16,25 Bình thường 5 25 7 35 8 40 7 35 27 33,75 Kém 6 30 6 30 4 20 6 30 22 27,5 Rất kém 4 20 1 5 2 10 1 5 8 10 Tổng số 20 100 20 100 20 100 20 100 80 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Bảng tổng hợp kết quả điểu tra trên cho thấy có tới 27,5% số ý kiến cho rằng chất lượng các TTBYT kém chất lượng và cũng có tới 10% số ý kiến cho rằng chất lượng ở mức rất kém; 33,75% ý kiến đánh giá về chất lượng TTBYT ở bệnh viện hiện nay ở mức bình thường và 16,25% đánh giá ở mức tốt, tỷ lệ đánh giá ở mức rất tốt chiếm rất khiêm tốn với 12,5% tổng số ý kiến đánh giá

Những nhận định trên được đưa ra bởi hầu hết các cán bộ y tế được sử dụng những TTBYT hiện đại được nhập từ các quốc gia ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

(ĐVT: %)

Biểu đồ 2.6. Đánh giá của bệnh nhân về chất lượng TTBYT tại bệnh viện

Ngoài những đánh giá của đội ngũ y, bác sĩ về chất lượng TTBYT. Thông qua quá trình sử dụng TTBYT để khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa, những bệnh nhân trong bệnh viện cũng có những nhận định khác nhau về chất lượng TTBYT hiện tại bệnh viện đang có. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 13,33% số bệnh nhân cho rằng TTBYT tại bệnh viện rất tốt, 21,67% đánh giá ở mức độ tốt. Tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình cao nhất, với 43,33%, tỷ lệ đánh giá kém và rất kém chiếm thấp trong tổng số bệnh nhân được hỏi, tỷ lệ này lần lượt là 13,33% và 8,33%.

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế tỉnh Phú Thọ có xuất phát điểm thấp, sau khi xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường thì hoạt động thương mại, thị trường mới bắt đầu phát triển giai đoạn đầu tiên, do đó hạ tầng thương mại nghèo nàn lạc hậu, sản xuất và tiêu dùng theo hình thức tự cung tự cấp, sản xuất thô sơ, thu nhập thấp. Đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của y học và đầu tư máy móc, trang thiết bị y tế. Bên cạnh đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tình hình nước ta và thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đầu tư phát triển ngành y tế của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng chưa phát triển động bộ, việc đi lại còn nhiều khó khăn. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước trong nhân dân vẫn cịn lớn. Cơ chế, chính sách và các văn bản pháp lý của nhà nước chưa rõ, đơi khi cịn chồng chéo, dẫn đến việc xử lý ở cơ sở cịn gặp nhiều khó khăn, chưa đồng bộ, chậm đổi mới, kinh phí hỗ trợ cho đầu tư trang thiết bị y tế còn thấp. Người dân được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại chưa cao.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Khó khăn về nguồn vốn đầu tư và đổi mới, khơng có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao, thủ tục về hành chính mua sắm, sửa chữa chưa cải thiện.

Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa hồn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thơng tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại và trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật về trang thiết bị y tế hầu hết là kiêm nhiệm; những đơn vị có cán bộ phụ trách kỹ thuật về trang thiết bị y tế thì trình độ chủ yếu là cao đẳng hoặc trung cấp. Nhiều cán bộ được đào tạo từ các chuyên ngành kỹ thuật khác như điện, tin học… thậm chí dược và y, rất ít đơn vị có cán bộ trình độ đại học hoặc

trên đại học. Trình độ của đội ngũ cán bộ chun mơn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Số thầy thuốc trình độ chun mơn sâu cịn ít và chưa đồng đều, cịn thiếu các chuyên gia sâu trong một số lĩnh vực, đặc biệt là nhân lực phụ trách về vật tư, trang thiết bị y tế.

Trách nhiệm của một số người đứng đầu các khoa, phòng còn hạn chế. Chưa có hình thức thức kỷ luật cao trong việc làm hư hỏng thiết bị y tế, công tác theo dõi, kiểm tra, lập kế hoạch mua sắm, bảo quản và bảo dưỡng các TTBYT đôi lúc chưa kịp thời, nên việc giữ gìn, và bảo vệ tài sản chung chưa cao.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

PHÚ THỌ

3.1. Định hướng phát triển của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Định hướng phát triển của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025: hướng tới xây dựng hệ thống các bệnh viện cơng có uy tín, chất lượng trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân với hiệu quả tốt hơn để cùng tham gia vào hệ thống y tế chuyên sâu của miền Bắc,

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đến năm 2025 là 1.200 giường và 2025 là 1500 giường bệnh, hoàn thiện theo mơ hình Chất lượng bệnh viện thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân

Kiện tồn tổ chức, tăng cường đào tạo cán bộ Hiện đại hóa các trang thiết bị. Phấn đấu là một Bệnh viên tuyến tỉnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ, viên chức y tế phục vụ với chuyên môn nghiệp vụ cao. Tăng cường công tác điều hành quản lý, nghiên cứu khoa học: Đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học cho bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên khác.

Thường xuyên giáo dục y đức, y đạo cho cán bộ viên chức và người lao động là một chủ trương xuyên suốt trong qúa trình phát triển và hội nhập của bệnh viện. Chăm lo công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc cho người nghèo là một mục tiêu lớn đồng hành với sự hoạt động và phát triển của bệnh viện.

Quan tâm đến đời sống cán bộ viên chức và người lao động để họ luôn an tâm công tác và dồn hết tâm sức vào cơng tác khám chữa bệnh và các chương trình mục tiêu quốc gia khác góp phần vào sự nghiệp chắm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

3.2. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện quản lý đầu tư trang thiết bị y tế của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quan điểm

Phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương,

nhằm bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật; nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

Chủ trương của tỉnh trong các năm tới tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và ngồi nước hoạt động từ thiện đầu tư phát triển ngành y tế. Giữ vững và phát huy các mối quan hệ hợp tác quốc tế về y tế đang hoạt động có hiệu quả và tăng cường mở rộng các quan hệ hợp tác theo đúng pháp luật.

3.2.2. Mục tiêu

Xây dựng hoàn thiện mạng lưới y tế dự phòng: Đảm bảo phòng, chống dịch chủ động, tích cực, khơng để dịch lớn xảy ra. Dự báo, kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm. Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, tai nạn gây thương tích.

Sắp xếp lại mạng lưới khám - chữa bệnh, phục hồi chức năng và đào tạo: Các bệnh viện xây dựng mới phù hợp với quy hoạch chung của ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm 100% các cơ sở điều trị đủ điều kiện xử lý chất thải y tế; chỉ số giường bệnh phục vụ trên 10.000 dân đến năm 2025 đạt 20 giường, đến năm 2030 đạt 25 giường.

Xây dựng y tế cơ sở: Đến năm 2025, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 100% trạm y tế có bác sĩ cơng tác; bố trí đủ các chức danh chun mơn theo quy định.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế: Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Có trên 10 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2025, trên 20 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2030; 01 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2025, 02 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2030.

Tiếp tục đầu tư mở rộng các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ quy mô lên 700 giường vào năm 2025 và 1000 giường vào năm 2030. Mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục, nâng lên quy mô 1500 giường bệnh vào năm 2025.

Ðảm bảo đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt chú ý đến các trang thiết bị có tần suất sử dụng cao. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các khoa trong bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc & bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nâng cao hiệu quả trong đầu tư mua sắm TTBYT tại

bệnh viện, góp phần tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất chung của bệnh viện; Tăng cường giám sát, đánh giá công tác nhập TTBYT vào bệnh viện nhằm hạn chế tối đa những sai sót về kỹ thuật, về số lượng cũng như chất lượng TTBYT.

Đào tạo đội ngũ vận hành thiết bị theo chỉ định của nhà thầu cung cấp trang thiết bị. Bệnh viện cần đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn trang thiết bị y tế. Tăng cường công tác đào tạo chuyên khoa và kỹ năng khai thác sử dụng trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, song song với công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu cho sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị. Quản lý bảo hành, duy tu và sửa chữa tốt, bảo đảm khi đưa TTBYT vào sử dụng khơng xảy ra tình trạng thất thốt & hỏng hóc do lỗi kỹ thuật.

Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyên ngành trang thiết bị y tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và cung ứng trang thiết bị y tế.

Chủ động hoạt động của bệnh viện trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị kỹ thuật, và nguồn nhân lực từ nay đến 2025 bệnh viện tiếp tục thực hiện với các mục tiêu: Bệnh nhân được thụ hưởng các kỹ thuật cao về chẩn đốn và đìêu trị mà khơng phải đi xa, giảm được các chi phí; đào tạo được cán bộ có trình độ tay nghề cao làm chủ các phương tiện và kỹ thuật hiện đại. đáp ứng được nhu cầu học tập vươn lên của CBVC-NLĐ, hòa nhập được ở trong nước và quốc tế; hiệu quả về kinh tế trên cả ba mặt, lợi ích nhà nước, lợi ích của tập thế và lợi ích của cá nhân.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Tạo nhiều nguồn vốn để tăng cường đầu tư TTBYT cần thiết

Trang thiết bị y tế là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cao, chính xác, an tồn và ổn định. Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng như duy trì hoạt động liên tục của trang thiết bị là rất lớn. Vì vậy phải huy động tích cực các loại nguồn vốn để đầu tư thêm TTBYT mới, cần thiết.

Trong quản lý TTBYT, sự khó khăn về nguồn kinh phí đang là thực trạng chung ở các bệnh viện. Bởi vậy, việc xác định các hạng mục ưu tiên mua sắm trước là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần chú trọng đầu tư ưu tiên vào các TTBYT có nhu cầu cần thiết nhất. Cụ thể những TTBYT cần ưu tiên đầu tư mua sắm như sau :

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)