(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)
Trong nghiên cứu này, với mục đích đánh giá sự tham gia của các nhóm đối tượng được hỏi vào công tác lập kế hoạch mua sắm TTBYT. Nghiên cứu hiện thấy, đội ngũ y bác sĩ tham gia công tác này chiếm tỷ lệ cao hơn cả, với 73,33% trong đó tham gia trực tiếp là 40% và gián tiếp là 33,33% tổng số bác sĩ được hỏi. Những cán bộ có trình độ dược sĩ tham gia vào cơng tác này chiếm tỷ lệ ít hơn với 66,67%, trong đó tham gia trực tiếp chỉ chiếm 26,67%. Nhóm cán bộ là điều dưỡng có tỷ lệ tham gia vào cơng tác này ít nhất, với 33,33% tổng số cán bộ được hỏi, đại bộ phận tham gia gián tiếp vào cơng tác này. Nhìn chung, sự tham gia của cán bộ các khoa, thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau vào công tác lập kế hoạch mua sắm là cần thiết. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có quan tâm lớn đến sự tham gia của các đối tượng cán bộ trong bệnh viện. Đây là cơ sở để lãnh đạo các bệnh viện có kế hoạch mua sắm sát với nhu cầu thực tế của các khoa, các phòng ban.
* Kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế hàng năm
Các bệnh viện đã căn cứ trên lượng máy móc trang thiết bị hiện tại để xây dựng được kế hoạch mua sắm thêm máy móc phân bổ hợp lý cho các khoa chun mơn. Đối với những khoa hiện tại có trang thiết bị về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thì chưa cần thiết phải mua sắm thêm, đối với những khoa có số lượng bệnh nhân nhiều hơn và điều trị những loại bệnh khó thì nhất thiết phải đầu tư thêm máy móc và trang thiết bị hiện đại.
0% 20% 40% 60% 80% 100% Bác sĩ Dược sĩ Điều
dưỡng Kỹ thuật viên
Không tham gia Tham gia gián tiếp Tham gia trực tiếp
Bảng 2.5. Kế hoạch mua sắm TTBYT hàng năm của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Khoa/Phòng
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng (Chiếc) Thành tiền (Trđ) Số lượng (Chiếc) Thành tiền (Trđ) Số lượng (Chiếc) Thành tiền (Trđ) Ngoại tổng hợp 35 913 21 605 68 2016 Ngoại chấn thương 42 934 68 1386 63 1105 Hồi sức tích cực 14 490 96 2919 56 1344 Khoa Lây 95 1498 168 2506 112 1659 Khoa mắt 28 252 42 371 70 623 Khoa răng hàm mặt 160 2964 350 4179 448 5572 Khoa tai mũi họng 84 2842 14 462 84 2422 Khoa tim mạch 42 308 28 196 56 1071 Khoa nội tổng hợp 56 644 84 756 126 427 Khoa y học cổ truyền 35 685 96 2338 70 952 Khoa hồi phục chức năng 56 364 92 392 62 168 Khoa khám bệnh 84 2527 14 574 70 1386 Khoa chuẩn đốn hình ảnh 42 562 56 720 48 525 Khoa thăm dò chức năng 63 651 126 987 105 644 Khoa phẫu thuật gây mê 28 445 56 805 112 1456 Khoa nhiễm khuẩn 28 756 105 2436 72 1526 Khoa sinh hoá 42 959 56 998 54 910 Khoa vi sinh 65 3094 42 1504 84 2247 Khoa giải phẫu 48 2030 38 1589 56 1575 Khoa huyết học 54 1610 28 784 80 2310 Khoa dược 35 896 40 1295 78 2562 Phòng vật tư 43 1974 112 5012 98 4340 Khoa ung bướu 56 658 42 595 84 756 Khoa cấp cứu 68 3620 74 3479 70 2254 Khoa hô hấp 82 1420 108 1876 56 819 Khoa thận nhân tạo 48 4298 68 4662 96 6461 Nội thần kinh - cơ xương 65 952 56 602 74 756
Tổng số 1498 38346 2080 44028 2452 47886
(Nguồn: Phòng VT - TTB, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ)
Bảng trên cho thấy kế hoạch đầu tư vào mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của các bệnh viện đều tăng qua các năm, đảm bảo hệ thống trang thiết bị tốt và đầy đủ, công tác khám chữa bệnh đạt hiệu quả hơn.
Đối với khoa Thận nhân tạo ở các bệnh viện là khoa đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao nên máy móc phục vụ cũng địi hỏi nhập khẩu từ các nước có nền y tế tiên tiến và giá khá cao. Nhu cầu về khám chữa bệnh đối với khoa trong thời gian tới cũng có xu hướng tăng nên sự đầu tư là cần thiết. Nếu năm 2017, các bệnh viện đầu tư cho khoa là 4298 triệu thì tới năm 2019 con số này tăng lên là 6461 triệu nhằm phục vụ cho công tác mua sắm trang thiết bị.
Cùng với sự hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước, các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng nỗ lực tìm những nguồn kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân. Một trong những dự án được quan tâm và có nguồn kinh phí lớn là dự án JIBIG của Nhật Bản. Dự án đang trong q trình lập kế hoạch, trong đó kế hoạch và dự trù về thiết bị y tế là mảng quan trọng và không thể thiếu. Kết hợp với các chuyên gia trong nước và ngoài nước, các cán bộ, y bác sỹ cũng như cán bộ chuyên môn của bệnh viện đã lập được bản kế hoạch mua sắm trang thiết bị như sau:
Bảng 2.6. Kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo dự án JIBIG đến năm 2022
Tên khoa Số lượng (chiếc) Thành tiền (USD)
Khoa Phẫu thuật- GMHS 47 1.829.000
X- quang 5 430.000 Hồi sức cấp cứu 9 327.000 Cấp cứu tổng hợp 7 222.000 Khoa Nhi 9 225.000 Thăm dò chức năng 15 706.000 Vật lý trị liệu- PHCN 10 213.700 Xét nghiệm, CLS- GPB 15 637.000 Chống nhiễm khuẩn 13 480.000 Truyền nhiễm 5 123.000
Các chuyên khoa và Dược 10 317.000
Khoa Khám bệnh 5 115.000
Tán sỏi ngoài cơ thể và các dịch vụ khác 5 315.000
Tổng số 155 5.939.700
Hầu hết các thiết bị mua sắm được lên kế hoạch là các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Thống kê thiết bị y tế theo kế hoạch mua sắm của dự án cho thấy, tỷ lệ vốn theo kế hoạch dành cho mua sắm thiết bị y tế khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức lớn nhất, với 31% tổng kinh phí, tương đương với 1.829 nghìn USD. Tiếp đến là sự ưu tiền dành cho khoa Thăm dị chức năng với 706 nghìn USD, tương đương với 12% tổng vốn đầu tư theo kế hoạch. Trong kế hoạch mua sắm này, khoa Khám bệnh với 115 nghìn USD chiếm gần 2% tổng kế hoạch vốn của dự án.
Bảng 2.7. Chi tiết kế hoạch mua sắm trang thiết bị Khoa Phẫu Thuật – GMHS theo dự án JIBIG đến năm 2019
Số Tên trang thiết bị
Số lượng (chiếc) Đơn giá (USD) Thành tiền (USD)
Khoa Phẫu thuật- GMHS 47 1.829.000
1 Bàn mổ 10 35.000 350.000
2 Máy phẫu thuật nội soi 1 100.000 100.000
3 Dao mổ điện 4 25.000 100.000
4 Máy gây mê kèm thở 5 35.000 175.000
5 Đèn mổ treo trần 2-3 choá 5 28.000 140.000
6 Tủ ấm 2 13.000 26.000
7 Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi ổ bụng 1 100.000 100.000 8 Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi tiết niệu 1 90.000 90.000 9 Máy sinh hiển vi phẫu thuật mắt,TMH 1 60.000 60.000
10 Máy khoan xương (chi, RHM) 2 30.000 60.000
11 Bộ dụng cụ PT sọ não có khoan xương chạy khí nén 1 24.000 24.000
12 Bộ dụng cụ kết hợp xương đùi 1 15.000 15.000
13 Bộ dụng cụ kết hợp xương cẳng tay 1 14.000 14.000 14 Bộ dụng cụ đại phẫu tiết niệu ngoại 1 15.000 15.000 15 Bộ dụng cụ phẫu thuật lồng ngực 2 25.000 50.000 16 Bộ dụng cụ phẫu thuật xương cột sống 2 30.000 60.000
17 Bộ dụng cụ mở tuỷ 1 12.000 12.000
18 Bộ dụng cụ kết hợp xương chầy 2 13.000 26.000
19 Bộ Milidi nội soi 1 17.000 17.000
20 Bộ dụng cụ tán sỏi mật nội soi 1 35.000 35.000
21 Máy X-quang C-arm 1 70.000 70.000
22 Dao mổ điện siêu âm 1 50.000 50.000
23 Máy phân tích khí máu 1 12.000 12.000
24 Bộ dụng cụ đại phẫu gan mật 2 14.000 28.000
25 Hệ thống Phaco 1 80.000 80.000
26 Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang 1 80.000 80.000 27 Bồn rửa tay phẫu thuật viên 2 người có màng 2 20.000 40.000
Thống kế các TTBYT ở khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức ở các bệnh viện cho thấy, dự kiến khoa sẽ có 47 loại thiết bị máy móc được dự án hỗ trợ, với tổng kinh phí là 1.829 nghìn USD. Trong đó bàn mổ và máy gây mê kèm thở có số lượng dự kiến mua nhiều nhất, với 10 chiếc mỗi loại. Đây cũng là hai loại thiết bị có tổng kinh phí dự kiến theo kế hoạch lớn nhất, với 350 nghìn USD.
2.3.3. Quản lý đầu tư theo nguồn vốn hình thành
Hướng tới mục tiêu đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế thực hiện cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, trong những năm qua, các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã nhận được sự quan tâm từ nhiều phía. Bởi vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển của các bệnh viện cũng đa dạng và ngày một lớn hơn, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực mua sắm TTBYT. Hiện tại các bệnh viện cơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 4 nguồn mua sắm TTBYT chính, bao gồm: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của viện, Ngân sách Nhà nước cấp thông qua UBND tỉnh; vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Hàng năm tổng nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đều với tốc độ tăng năm sau so với năm trước đạt bình quân là 110%. Nếu như năm 2017, tổng vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT tại các bệnh viện trên 24,3 tỷ đồng thì đến năm 2018 con số đó vượt lên trên 26,3 tỷ đồng và đến năm 2019 là trên 28,1 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho mua sắm TTBYT vẫn là nguồn chủ yếu. Nếu như năm 2017 số lượng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước chỉ đạt 12,946 tỷ đồng thì đến năm 2018 tăng lên mức trên 13,650 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên 14,350 tỷ đồng. Tuy nhiên nguồn vốn này ở các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có xu hướng giảm trong cơ cấu vốn mua sắm TTBYT, với tỷ trọng 53,21% năm 2017, 51,84% năm 2018 và năm 2019 là 50,96%. Điều đó cho thấy các bệnh viện cơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang dần tự chủ được nguồn kinh phí trong việc mua sắm TTBYT phục vụ cơng tác khám chữa bệnh.
Ngồi nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cịn có nguồn mua sắm TTBYT từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện. Đây là nguồn vốn dành cho mua sắm TTBYT lớn thứ hai, sau nguồn ngân sách nhà nước, với cơ cấu đạt 36,48% năm 2017 và 36,52% năm 2018, đến năm 2019 tăng lên đứng ở vị trí cao nhất trong cơ cấu kinh phí dành cho mua sắm TTBYT ở bệnh viện với 38,67%. Hàng năm bệnh viện trích một lượng lớn
nguồn vốn này dành cho mua sắm TTBYT nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về TTBYT của bệnh viện.
Bảng 2.8. Nguồn vốn mua sắm TTBYT của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm 2017 - 2019
Loại nguồn vốn
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng (Trđ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Trđ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Trđ) Tỷ lệ (%) 1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 8.876.000 36,48 9.615.990 36,52 10.890.000 38,67
2. Ngân sách Nhà nước 12.946.500 53,21 13.650.300 51,84 14.350.000 50,96
3. Liên doanh, liên kết 1.876.860 7,72 2.200.710 8,36 2.045.300 7,26
4. Tài trợ, viện trợ 630.800 2,59 865.500 3,29 875.700 3,11
Tổng số 24.330.160 100,00 26.332.500 100,00 28.161.000 100,00
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ)
Nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững cũng như huy động được các nguồn lực xã hội vào công tác y tế của tỉnh, trong những năm qua các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngồi nước. Thơng qua hình thức liên doanh, liên kết bệnh viện đã thu hút được lượng vốn lớn dành cho mua sắm TTBYT phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Trong năm 2017, tổng số vốn liên doanh liên kết của các bệnh viện dành cho mua sắm TTBYT đạt 1.876.860 triệu đồng, chiếm 7,72% tổng kinh phí đầu tư cho TTBYT của các bệnh viện. Đến năm 2018, tuy tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều chuyển biến xấu nhưng mức đầu tư từ liên doanh liên kết cho mua sắm TTBYT tại bệnh viện vẫn đạt ở mức cao, với trên 2.200.710 triệu đồng (tăng gần 400 triệu đồng so với năm 2017) và đến năm 2019 là 2.045.300 triệu đồng, chiếm 7,26% tổng vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT của các bệnh viện. Đây là nguồn vốn dành cho mua sắm TTBYT lớn thứ ba sau nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp hàng năm và nguồn vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện. Còn lại là các nguồn vốn từ tài trợ, viện trợ khác.
2.3.4. Quản lý nguồn nhập thiết bị
Kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy, đã xuất hiện nhiều vấn đề cần quan tâm trong khâu quản lý này. Trong năm 2017 bệnh viện nhập 65 loại TTBYT trong đó có 10 loại phát hiện sai sót, chiếm 15,38% tổng số loại TTBYT bệnh viện nhập về, trong đó kiểm kê thiếu chiếm tỷ lệ 60% trong tổng số
14 loại, tuy nhiên chỉ chiếm 14,1% tổng số loại TTBYT nhập về bệnh viện, trong đó tỷ lệ kiểm kê thiếu tăng lên 9 loại, chiếm 64,3% và kiểm kê thừa chỉ với 5 loại TTBYT, chiếm 35,7% tổng số loại TTBYT có phát hiện sai sót.
Bảng 2.9. Kết quả công tác kiểm kê số lượng TTBYT nhập về qua các năm Nội dung Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số loại TTBYT Tỷ lệ % Số loại TTBY T Tỷ lệ % Số loại TTBYT Tỷ lệ % Tổng số thiết bị nhập về 65 100 75 100 81 100 Khơng sai sót trong kiểm kê 55 84.62 61 85.9 69 87.32 Sai sót trong kiểm kê 10 15.38 14 14.1 12 12.68 Kiểm kê thừa 4 40 5 35.71 5 33.33 Kiểm kê thiếu 6 60 9 64.29 7 66.67
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Đến năm 2019, vẫn xảy ra tình trạng sai sót trong khâu kiểm kê, số loại TTBYT có sai sót là 12 loại, nhưng tỷ lệ này trong tổng số loại TTBYT nhập về có giảm, với 12,68%. Trong năm này, số lượng kiểm kê thiếu giảm xuống còn 7 loại, chiếm 58,3% và kiểm kê thừa chiếm 41,9%.
Khi nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai sót trong khâu kiểm kê, kết quả cho thấy, có xuất hiện ý kiến hồi nghi về tính lỏng lẻo trong công tác giao nhận hàng giữa đơn vị cung ứng và bộ phận nhập kho trong công việc nhận TTBYT. Một số khác cũng lý giải rằng, với tính chất cơng việc căng thẳng cũng như liên quan đến các con số thống kê, việc kiểm kê nhầm khi nhập TTBYT vào bệnh viện là chuyện khó tránh khỏi đặc biệt đối với các thiết bị có số lượng lên đến hàng trăm, hàng nghìn như: kim tiêm, xilanh, găng tay y tế,…
Theo quy định của các bệnh viện, tất cả các TTBYT được nhập về cần phải có các loại giấy tờ như: Biên lai, phiếu nhận, biên bản bàn giao sản phẩm. Kết hợp với hoá đơn giá trị gia tăng thì những giấy tờ cần thiết phục vụ cho cơng tác quyết tốn, thanh lý sau này. Kết quả khảo sát cho thấy, tại các bệnh viện cơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều có cả 3 loại giấy tờ này khi nhập kho TTBYT của bệnh viện. Đối với biên lai có 71,67% số thiết bị qua kiểm tra có loại giấy tờ này; kết quả này đối với phiếu nhận có 60% có và thấp nhấp là số thiết bị có biên bản bàn giao. Điều