(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cịn một số ý kiến từ phía cán bộ cho rằng hiện tại khi nhập kho các TTBYT thì một trong các giấy tờ trên khơng có. Đối với chứng từ gốc, khảo sát nhận thấy có 11,67% số TTBYT chưa có biên lai khi nhập, con số đó tương ứng với phiếu biên nhận là 16,67% và cao hơn cả là đối với biên bản giao nhận giữa bệnh viện và đơn vị cung ứng TTBYT. Qua quá trình khảo sát sâu các đối tượng có đánh giá trên cho thấy có 2 lý giải chính đó là: thứ nhất, các đối tượng này chưa từng thấy các loại giấy tờ đó; và thứ hai, hầu hết đều cho rằng những giấy tờ đó khơng cần thiết, chỉ cần 1 trong 3 loại giấy tờ trên là đủ và có thể kiểm chứng được số lượng và chất lượng các TTBYT nhập về. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một bộ phận lớn cán bộ trong bệnh viện không quan tâm hoặc không rõ về các thủ tục trên. Hầu hết những đối tượng này là cán bộ không tham gia vào công tác quản lý TTBYT của bệnh viện, hoạt động chủ yếu của họ không liên quan đến phòng VT-TB của bệnh viện mà chỉ quan tâm đến các lĩnh vực chuyên môn.
2.3.5. Quản lý theo mục đích sử dụng
Những năm gần đây, được sự quan tâm của UBND tỉnh, của Sở Y tế Phú Thọ, các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của các khoa phòng, đã được đầu tư trang bị thêm nhiều máy móc, trang thiết bị y tế cần thiết, hiện đại như: Máy nội soi tiêu hoá, tiết niệu, tai mũi họng; Máy nội soi phế quản, các loại Máy thở, Monitor theo dõi bệnh nhân; Máy siêu âm màu, đen trắng, Bơm tiêm điện... Bằng hình thức liên doanh, liên kết Bệnh viện đã lắp đặt thêm Máy chụp cắt lớp vi tính, máy xét nghiệm sinh hố tự động, Máy tán sỏi ngoài cơ thể, hệ thống XQ có gắn Computer... Đặc biệt năm 2019, bằng nguồn vốn xã
71.67 60.000 41.67 11.67 16.67 31.67 16.67 23.33 26.67 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Biên lai Phiếu nhận Biên bản
Khơng rõ Khơng có Có
Bảng 2.10. Kinh phí có nguồn gốc NSNN được duyệt mua mới thiết bị y tế ở các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đơn vị tính: Triệu đồng Khoa/Phịng Năm 2018 Năm 2019 Số kinh phí đề nghị theo nhu cầu Số kinh phí được duyệt Tỷ lệ % được duyệt Số kinh phí đề nghị theo nhu cầu Số kinh phí được duyệt Tỷ lệ % được duyệt Ngoại tổng hợp 4.520 2.526 53,85 5.584 2.759 47,53 Ngoại chấn thương 7.524 5.287 65,71 13.489 5.716 37,76 Hồi sức tích cực 185.580 132.558 71,43 355.255 145.814 41,04 Khoa Lây 13.723 13.723 100,00 21.708 15.096 69,54 Khoa mắt 29.975 21.233 70,83 69.943 23.356 33,39 Khoa răng hàm mặt 14.575 3.180 21,82 23.055 15.900 68,97 Khoa tai mũi họng 12.862 9.526 71,88 24.724 10.378 39,53 Khoa tim mạch 67.509 56.902 84,29 121.517 62.592 51,51 Khoa nội tổng hợp 5.047 3.172 62,86 9.661 3.490 36,12 Khoa y học cổ truyền 1.830 1.830 100,00 2.022 2.013 99,55 Khoa hồi PHCN 29.480 23.048 78,18 46.633 25.353 54,37 Khoa khám bệnh 97.000 76.171 78,53 153.685 83.788 54,52 Khoa chuẩn đoán HA 177.530 154.212 86,87 304.471 304.471 100,00 Khoa thăm dò CN 407.870 350.000 85,81 645.177 385.000 59,67 Phẫu thuật gây mê HS 660.541 528.433 80,00 942.371 581.276 61,68 Khoa nhiễm khuẩn 112.634 92.360 82,00 215.613 101.596 47,12 Khoa sinh hoá 346.224 244.665 70,67 493.947 269.132 54,49 Khoa vi sinh 10.245 7.321 71,46 19.613 14.642 74,66 Khoa giải phẫu 14.487 11.326 78,18 22.916 22.652 98,85 Khoa huyết học 152.656 100.289 65,70 214.492 200.579 93,51 Khoa dược 1.167 1.115 95,59 1.716 1.673 97,50 Phòng vật tư 1.823 932 51,11 3.119 1.025 32,86 Khoa ung bướu 26.663 19.766 74,13 38.039 21.742 57,16 Khoa cấp cứu 67.248 55.458 82,47 95.195 61.004 64,08 Khoa hô hấp 130.153 79.894 61,38 194.229 87.884 45,25 Khoa thận nhân tạo 19.827 13.336 67,26 26.505 14.670 55,35 Thần kinh - cơ xương 3.860 2.865 70,38 4.884 2.901 59,34
Tổng số 28. 602.553 14.011.128 48,98 30.069.563 19.466.502 64,74
(Nguồn: Phòng TC-KT Sở Y tế tỉnh Phú Thọ)
Số lượng máy móc thiết bị năm 2019 tăng so với những năm trước do nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng kéo theo sự đầu tư tăng theo của Nhà nước trong lĩnh vực y tế. Mặt khác từ các nguồn xã hội hóa, các nguồn tài trợ là một
trong những thuận lợi lớn giúp cho các bệnh viện có thêm điều kiện mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Trong năm 2018, tổng số dự toán được duyệt theo kế hoạch của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt trên 14 tỷ đồng, chỉ chiếm 48,98% nhu cầu. Sang năm 2019, tuy tổng kinh phí được duyệt cho các hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế có tăng lên 19,46 tỷ đồng nhưng mức đáp ứng nhu cầu chỉ đạt 64,74%. Điều này cho thấy, hầu hết các khoa, phòng chức năng của các bệnh viện hiện nay đang trong tình trạng thiếu trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Hầu hết các trang thiết bị hiện đang sử dụng đã và đang trong tình trạng quá tải và quá hạn sử dụng vì vậy xuất hiện nhu cầu thay mới. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí ngân sách có hạn nên kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế ở các khoa, các phịng ban đang gặp nhiều khó khăn.
Theo kết quả mua sắm TTBYT ở các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể thấy trong năm 2019 bệnh viện đã có hàng loạt TTBYT mới được nhập về. So với số liệu thống kê, kiểm kê của bệnh viện tính đến thời điểm 31/12/2019 thì đến năm 2019, các bệnh viện đã nhập về tổng cộng 352 thiết bị các loại cho 15 khoa trong viện với tổng giá trị lên đến trên 6 tỷ đồng. Theo kết quả trên, nếu tính theo số lượng thì Khoa Nội thận - tiết niệu - Lọc máu và Khoa Nội thần kinh - Cơ xương khớp là hai đơn vị có số lượng lớn nhất, cùng với 68 thiết bị các loại. Khoa có số lượng nhập về ít nhất là khoa Khám bệnh với 01 chiếc (01 chiếc Huyết áp đồng hồ nhật, trị giá trên 1,5 triệu đồng) và Khoa Răng hàm mặt cùng với 01 chiếc (Tuốc nơ vít RHM).
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện kế hoạch mua sắm TTBYT theo nguồn năm 2019 của các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Loại nguồn vốn Kế hoạch vốn
(Trđ)
Thực hiện
(Trđ)
Tỷ lệ so với kế hoạch (%)
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 10.890.000 9.532.000 87,53
Ngân sách Nhà nước 14.350.000 13.140.000 91,57
Liên doanh, liên kết 2.045.300 1.908.000 93,31
Tài trợ, viện trợ 875.700 754.000 86,1
Tổng số 28.161.000 24.334.000 86,41
(Nguồn: Phòng TC-KT, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ)
Về kế hoạch phân bổ nguồn vốn. Trong năm thực hiện kế hoạch là năm 2019. Các bệnh viện đã sử dụng các nguồn vốn chính từ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, ngân sách nhà nước, liên doanh liên kết, tài trợ, viện trợ, với tổng số vốn là
24.334.000 triệu đồng, nguồn vốn huy động nhiều nhất từ Ngân sách nhà nước và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Tổng số vốn mà các bệnh viện đã sử dụng so với kế hoạch đề ra là 86,41%. Nguồn vốn tài trợ, viện trợ được bệnh viện sử dụng ít nhất so với kế hoạch chiếm 86,1%.
Tình hình thực tế TTBYT hiện nay cịn thiếu về chủng loại và một số thiết bị bị lạc hậu. TTBYT mới đạt được khoảng dưới 50% so với yêu cầu thực tế trang thiết bị của Bệnh viện hạng II, nhiều trang thiết bị hiện đại, chuyên sâu chưa đáp ứng được hết nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, dẫn đến tỷ lệ chuyển tuyến cịn cao.
Như vậy có thể thấy, mặc dù trong những năm qua các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả khá tốt trong công tác đầu tư mua sắm TTBYT cũng như những kết quả trong việc huy động vốn đầu tư cho mua sắm TTBYT. Tuy nhiên, cùng với sự tăng nhanh về nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong và ngồi tỉnh cũng như nguồn kinh phí hạn hẹp. So với nhu cầu thực tại của các bệnh viện thì số lượng các TTBYT hiện nay tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn chưa đủ và chưa đáp ứng được các nhu cầu khám chữa bệnh.
2.3.6. Quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế
Nghiên cứu tình hình sử dụng các trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thông qua tần suất sử dụng cho thấy có những thiết bị dùng nhiều nhưng cũng có những thiết bị ít sử dụng. Số lượng TTBYT không đủ bảo đảm cho công tác khám, chữa bệnh của người dân, chất lượng TTBYT còn nhiều bất cập, quy trình vận hành cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật đi kèm chưa đầy đủ.
Bảng 2.12. Tần suất sử dụng một số TTBYT tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2017 - 2019
Số
TT Tên TTBYT
Tần suất sử dụng trong năm
(lần)
2017 2018 2019
1 Giường bệnh (inox) 0,95 0,98 1,00
2 Tủ đầu giường (Inox) 0,95 0,98 1,00
3 Bàn khám bệnh (Inox) 0,87 0,92 0,97
8 Máy điện tim 1 hoặc 3 kênh 0,33 0,35 0,36
9 Máy siêu âm chẩn đoán 0,67 0,73 0,69
10 Máy khí dung 0,12 0,14 0,14
Số
TT Tên TTBYT
Tần suất sử dụng trong năm
(lần) 2017 2018 2019 12 Máy hút đạp chân 0,61 0,60 0,67 13 Máy chụp cắt lớp VT 0,76 0,85 0,88 17 Bàn tiểu phẫu 0,51 0,50 0,52 18 Bộ DC tiểu phẫu 0,33 0,33 0,53 19 Bộ DC rửa dạ dày 0,15 0,17 0,17
20 Cân 120kg có thước đo chiều cao 0,56 0,50 0,53
22 Bàn để dụng cụ 0,83 0,83 0,86
26 Tủ đựng thuốc và DC (Inox) 0,87 0,90 0,92
(Nguồn: Phịng TB-VT, các bệnh viện cơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tần suất sử dụng hàng ngày cao tập trung vào những TTB như giường bệnh (inox), Bàn khám bệnh (Inox), Huyết áp kế, Tủ đựng thuốc và DC (Inox) … Tần suất sử dụng trung bình tập trung và các thiết bị như Máy điện tim 1 hoặc 3 kênh, Bộ DC tiểu phẫu… Bên cạnh đó cũng có một số dụng cụ ít được sử dụng, điều này được thể hiện qua tần suất sử dụng chỉ một vài lần trong năm như: Máy hút đạp chân, bộ dụng cụ rửa dạ dày …
Như vậy, có thể khẳng định rằng tất cả các TTBYT tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều được sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại TTBYT mà tần suất sử dụng của chúng cũng khác nhau. Các TTBYT được sử dụng nhiều tập trung vào việc khám chữa bệnh thơng thường. Cịn một số loại chỉ được sử dụng nhằm hỗ trợ trong quá trình khám chữa bệnh nên tần suất sử dụng cũng hạn chế. Việc sử dụng thường xuyên hay không thường xuyên các TTBYT cũng đều ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa. Do đó, xác định mức độ sử dụng các TTBYT trong các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là cần thiết.
Theo điều tra cho thấy có 98,38% số thiết bị có đăng ký trong danh mục TTBYT của Bộ y tế đã ban hành (tương ứng với 61/62 thiết bị), có 01 thiết bị khơng nằm trong danh mục. Thiết bị khơng có trong danh mục này là do nhận được nguồn viện trợ của một tổ chức cho các bệnh viện; 77,4% số thiết bị được vệ sinh sạch sẽ. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, điều đó chứng tỏ các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã rất chú trọng trong khâu bảo quản các thiết bị nhằm kéo dài tuổi
thọ cũng như bảo đảm an tồn trong q trình sử dụng. Do đặc điểm kỹ thuật cũng như tính chất cơng việc của các thiết bị được dùng, một số thiết bị chưa được vệ sinh sạch sẽ trong quá trình khảo sát, tỷ lệ này ở mức 22,6%.
Bảng 2.13. Chỉ tiêu khảo sát quản lý trong sử dụng TTBYT tại các bệnh viện
công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nội dung quan sát Số thiết bị
(Chiếc) Tỷ lệ %
1 Có đăng ký trong danh mục tài sản của TYT 61 98,38
2 Thiết bị được vệ sinh sạch sẽ 48 77,4
3 Để nơi khơ ráo, an tồn, sử dụng thuận tiện 35 56,45 4 TTB được bảo vệ (có khăn phủ, hộp bảo vệ…) 33 53,22
5 Ghi rõ tên, nguồn gốc máy 31 50
6 Ghi rõ họ tên cán bộ được phân công quản lý 18 29,03
7 Bản hướng dẫn sử dụng máy/TTB 15 25
8 Ghi rõ tên người sử dụng cho mỗi lần sử dụng 13 20,96
9 Ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng 11 17,74
10 Có sổ đăng ký, theo dõi sử dụng 8 12,9
11 Ghi rõ tình trạng máy/TTB sau mỗi lần sử dụng 7 11,3
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát của tác giả)
Do tình trạng thiếu các TTBYT tại các bệnh viện, nên việc bố trí vị trí lắp đặt hiện nay đang cịn nhiều lúng túng, vướng mắc. Chỉ có khoảng 56,45% số thiết bị được đặt ở những nơi khơ ráo, an tồn và thuận tiện khi sử dụng. Số thiết bị còn lại cần được bố trí hợp lý hơn nhằm tránh han rỉ, mất an tồn trong q trình vận hành.
Một trong những công cụ quan trọng trong quản lý sử dụng TTBYT tại các bệnh viện nói chung đó là việc ghi rõ tên người sử dụng cho mỗi lần sử dụng hay ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng trong sổ đăng ký, theo dõi. Đặc biệt là cần nắm bắt được tình trạng máy, TTBYT sau mỗi lần sử dụng để xác định vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc quản lý, bảo quản và sử dụng các TTBYT của các bệnh viện. Tuy nhiên, kết quả quan sát nghiên cứu nhận thấy hầu hết những tiêu chí này trong q trình sử dụng TTBYT tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
hiện nay chưa có. Mới chỉ có 20,96% số thiết bị có ghĩ rõ tên người sử dụng cho mỗi lần sử dụng, 17,74% số thiết bị ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng và 12,9% số thiết bị có sổ đăng ký, theo dõi sử dụng. Chưa kể đến số thiết bị được ghi rõ tình trạng sau mỗi lần sử dụng rất ít, chưa đầy 11,3% số thiết bị được quan sát. Điều đó cho thấy, các tiêu chí quan trọng nhất trong khâu quản lý sử dụng TTBYT tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn nhiều bất cập cần giải quyết. Đây là một trong những yếu kém cần được khác phục sớm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TTBYT tại các bệnh viện trong thời gian tới.
2.3.7. Quản lý trong khâu sửa chữa trang thiết bị y tế
Kết quả đánh giá, kiểm tra các thiết bị hư hỏng tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy, trong năm 2019 có 48 loại TTBYT cần sửa. Trong đó, nhiều nhất là đèn bọc với 12 chiếc, đèn gù là 10 chiếc. Có nhiều loại TTBYT vừa bị hỏng và vừa không thể sửa chữa được, cần thay thế mới như: tủ sấy hỏng 15 chiếc và 4 chiếc hiện không thể sửa chữa được.
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá chức năng một số thiết bị y tế ở các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2019 TT Tên trang thiết bị
Số lượng hiện có (Chiếc) Số cần sửa chữa (Chiếc) Số không thể sửa chữa được (Chiếc)
TT Tên trang thiết bị
Số lượng hiện có (Chiếc Số cần sửa chữa (Chiếc) Số không thể sửa chữa được (Chiếc)
1 Bàn mổ 48 3 25 Máy điện não 14 1
2 Bàn chỉnh hình 7 1 26 Máy hàn dây máu Terumo
Nhật 8 1
3 Máy li tâm 42 2 27 Máy rửa phim 21 3
4 Bàn bó bột 12 1 28 Máy phân tích nớc tiểu 7 1
5 Máy chụp XQ tổng hợp 28 4 29 Máy khoan răng xách tay 7 1
6 Máy nén khí 21 3 30 Máy siêu âm đen trắng 22 2
7 Bộ soi thực quản 22 1 31 Máy siêu âm màu 24 1
8 Bộ soi thanh quản 22 1 32 Máy siêu âm Doppler
rmàu + 4D 24 1
9 Đèn mổ huỳnh quang 4 bóng 12 1 33 Máy thở 95 3
10 Đèn mổ 4 bóng 12 1 34 Hệ thống nội soi tiêu hóa