CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Quá trình điều tra chọn mẫu được thực hiện khi người nghiên cứu khơng tiến hành điều tra hết tồn bộ các đơn vị của một tổng thể mà chỉ tiến hành điều tra trên một số đơn vị nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí của quá trình nghiên cứu trong quá trình điều tra. Các nhà nghiên cứu thường dựa trên các đặc điểm và tính chất mẫu khảo sát để có thể suy ra được các đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó.
Q trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường bao gồm 6 bước:
- Xác định tổng thể chung cần nghiên cứu
- Xác định danh sách chọn mẫu
- Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan
trọng của cơng trình nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu, kinh phí dành cho nghiên cứu, kỹ năng của nhóm nghiên cứu...để quyết định chọn phương pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác suất.
- Xác định quy mơ mẫu: đối với mẫu ngẫu nhiên thường có cơng thức để tính cỡ mẫu, đối với mẫu phi ngẫu nhiên thường dựa vào kinh nghiệm, sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu.
- Xác định các chỉ thị để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế: Đối với
mẫu ngẫu nhiên phải xác định rõ cách thức để chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu sao cho đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng được chọn là như nhau.
- Kiểm tra quá trình chọn mẫu: có 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản là phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
Cỡ mẫu: Khái niệm về cỡ mẫu được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng một cách
linh hoạt. Theo tác giả Brurns và Bush (1995), có ba nhân tố cần được xem xét khi cân nhắc đến quy mô mẫu nghiên cứu gồm: Số lượng các thay đổi của tổng thể; độ chính xác mong muốn; mức tin cậy cho phép trong ước lượng giá trị tổng thể.
Vì vậy, cơng thức tính quy mơ mẫu để đạt được độ chính xác 95% tại mức tin cậy 95% là:
N=Z2 (pq)/e2 = 1,962 Trong đó: N: là quy mơ mẫu
Z: là độ lệnh chuẩn với mức tin cậy cho phép 95%
p: Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (thường là 50%) q = 100-p
e: là sai số cho phép: ±5%
Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan điểm khác cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150 (Hair, 1998) hay kích thước mẫu tối thiểu là năm lần mẫu cho một tham số ước lượng (Bollen, 1998). Trong nghiên cứu này, để đảm bảo kích thước mẫu khảo sát, tác giả sử dụng cách tính của Bollen (1998). Cách tính sẽ là n*5 quan sát (trong đó n là tham số ước lượng hay chính là thang đo cho các yếu tố).
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, mơ hình nghiên cứu có 24 biến đo lường. Vì vậy, tính theo ngun tắc 5 mẫu/biến đo lường thì cỡ mẫu tối thiểu là 100. Để phù hợp với nghiên cứu và chọn được mẫu có tính đại diện cao nhất cho tổng thể, phương pháp lấy mẫu được lựa chọn là phương pháp lấy mẫu tiện lợi. Một mẫu phi xác suất thuận tiện được gửi đến các nhà quản lý của khách sạn 5 sao định hướng quản trị quan hệ khách hàng trên địa bàn Hà Nội. Ban đầu có 160 phiếu được gửi qua cả bằng hình thức bảng hỏi giấy và bảng hỏi online. Kết quả thu được 122 phiếu, với kích thước mẫu này đủ đảm bảo lớn hơn cơng thức tính mẫu tối thiểu (theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang).