Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị với Nhà nước, Cục Hải quan

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước cần chỉ đạo và tạo điều kiện để đơn giản hóa và hồn thiện các thủ tục hành chính(TTHC) liên quan đến Logistics, hải quan và quy định về quản lý chuyên ngành như : Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới; nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics…

Bên cạch đó cần có các bộ, ngành, địa phương ưu tiên mở rộng quỹ đất, đầu tư hoàn thiện hạ tầng logistics bằng việc tiếp tục rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các trung tâm kho vận lớn, tập trung ở các địa phương và thành phố; nâng cấp và kết nối đồng bộ hạ tầng giao thơng và dịch vụ vận tải; giảm các khoản phí hạ tầng, phụ phí bến bãi…

Hiện tại, vận tải hàng hóa nội địa trên đường bộ chiếm 65% tổng sản lượng vận tải trong khi đường sắt chỉ chiếm 0,6%, đường biển 18%. Như vậy, thị phần của các phương thức vận tải hàng hóa cịn chênh lệch, chưa đồng bộ, hợp lý.

Vận tải đường sắt có ưu thế vận chuyển khối lượng lớn, an toàn và đa dạng các loại hàng hóa; cự ly vận chuyển lớn cùng với giá cước vận chuyển ổn định, hợp lý; có khả năng kết nối với các điểm đến nằm sâu trong nội địa xa hệ thống cảng biển song chỉ chiếm thị phần khiêm tốn. Việc kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa vận tải đường sắt và các loại hình vận tải khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi để lưu thơng hàng hóa, tiết giảm chi phí logistics của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Vì vậy, trong giai đoạn 2021 - 2030, hệ thống giao thông vận tải cần được đồng bộ hiện đại, liên thông đa phương thức, gắn với thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, kết nối hài hịa thuận tiện với mạng lưới đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và các đầu mối vận tải đối ngoại. Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các chính sách cụ thể, cơ chế đặc thù để huy động tối đa vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt…

Hiện nay, với diễn biến của dịch Covid-19, việc thay thế thuyền viên, công tác bảo dưỡng các thiết bị trên tàu bị hạn chế rất nhiều. Chi phí cho thuyền viên rời tàu/nhập tàu, cách ly bị phụ trội lên, thậm chí nếu phải thay thế thuyền viên tại các cảng nước ngồi thì chi phí thường gấp 4-5 lần so với trong nước…Vì thế, các bộ, ban, ngành, cơ quan chức năng liên quan cần nghiên cứu và có những giải pháp tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể như: Giảm các chi phí cảng biển, neo đậu và các chi phí liên quan đến hoạt động vận tải; thuyền viên khi rời tàu có thể xem xét giảm thời gian cách ly trên bờ vì tàu rời cảng xếp hàng (cảng nước ngồi) và trả hàng tại Việt Nam thì thời gian tàu chạy trên biển có thể xem xét là thời gian cách ly.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Ngoại Thương (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)