Quản trị hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu khóa luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY10 TRÊN THỊ

2.3.1.2. Quản trị hệ thống phân phối

 Tình hình hệ thống phân phối của May 10

Hiện nay, May 10 lựa chọn một chuỗi các cửa hàng phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước, với bốn kênh tiêu thụ gồm: các cửa hàng độc lập; hệ thống các đại lý; đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp; giao ngay sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng mà không thông qua bất kỳ cửa hàng hay đại lý nào khác.

Bảng 2.6. Hệ thống cửa hàng, đại lý, trung tâm thương mại của May 10, Việt Tiến và Nhà Bè

Khu vực May 10 Nhà Bè Việt Tiến

Miền Bắc 196 156 213

Miền Trung 12 37 97

Miền Nam 23 132 208

Tổng 231 325 518

Nguồn: Trang web của công ty May 10, Nhà Bè và Việt Tiến

Như vậy, hệ thống phân phối của May 10 phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở miền Bắc với 196 cửa hàng, đại lý, trong đó chủ đạo là Hà Nội với 98 cửa hàng và đại lý. Trong khi đó đối với khu vực miền Trung và Nam chưa được May 10 quan tâm mặc dù sức mua tại thị trường miền Nam là vô cùng lớn. Điều này chứng tỏ kênh phân phối của tổng công ty tuy rộng nhưng không trải khắp đất nước mà mới chỉ chú trọng vào thị trường miền Bắc.

Đối với Nhà Bè, số lượng cửa hàng, đại lý và trung tâm thương mại khá lớn với 325 cửa hàng, đại lý; hệ thống phân phối của Nhà Bè có sự trải rộng khắp Bắc, Trung và Nam (trong khi miền Bắc có 156 cửa hàng đại lý thì miền Nam cũng có số lượng là 132)

Trong ba cơng ty, có thể thấy Việt Tiến có mạng lưới phân bố rất rộng lớn, trải khắp các miền đất nước với 518 cửa hàng, đại lý và trung tâm thương mại, gần gấp đôi so với May 10 và Nhà Bè. Điều này thể hiện quyết tâm của Việt Tiến trong việc phát triển kinh doanh trên thị trường nội địa.

tăng thị phần nội địa thì tổng công ty sẽ cần phải cân nhắc phát triển hơn nữa hệ thống phân phối ở miền Bắc, đồng thời phải mở rộng mạng lưới phân phối xuống miền Nam (nơi có nhu cầu mua sắm lớn nhất cả nước).

 Quản lý hệ thống cửa hàng đại lý

– Đối với hệ thống cửa hàng: Các cửa hàng ln phải đảm bảo có đủ hàng hóa, chủ động kiểm kê và theo dõi để biết những mã hàng nào hoặc loại cỡ nào bán mạnh hay ngược lại. Khi đã nắm bắt được nhu cầu thì sẽ tăng dự trữ cho loại sản phẩm đó. Tuy nhiên do các cửa hàng chưa có kho chứa hàng nên lượng dữ trữ khơng lớn. Nhìn chung, việc kiểm sốt kinh doanh của các cửa hàng May 10 hết sức chặt chẽ nên trong thời gian qua hiệu quả bán hàng tại các cửa hàng khá cao.

– Đối với hệ thống đại lý: Hiệu quả bán hàng của các đại lý còn chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau như dự trữ hàng ít, người bán chưa am hiểu sâu sắc về sản phẩm, thực hiện chính sách marketing chưa tốt,… Để khuyến khích các đại lý bán hàng có hiệu quả thì tổng cơng ty đã đề ra nhiều chính sách khác nhau như: phần trăm chiết khấu cao, các đại lý được hỗ trợ tối đa về quảng cáo (bảng hiệu, banner, quà tặng khuyến mãi,…), được tư vấn về trang trí, trưng bày cửa hàng, đào tạo cách bán hàng cho các nhân viên,…

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA (Trang 32 - 33)