Trong đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh. Các phương pháp này đã bổ trợ cho nhau trong quá trình tác giả nghiên cứu đề tài, giúp tác giả tổng hợp, phân tích lý luận QL chi NSNN từ đó áp dụng vào thực tiễn trên địa bàn huyện Diễn Châu, phân tích và đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể để hoàn thiện QL chi NSNN về lĩnh vực GD tiểu học trên địa bàn.
6.1. Phương pháp thống kê
- Thu thập dữ liệu, tóm tắt, trình bày các đặc trưng khác nhau của nội dung nghiên cứu về QL chi NSNN về lĩnh vực GD tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Xử lý tổng hợp số liệu, trình bày, tính tốn các số liệu, khái qt được thực trạng QL chi NSNN về lĩnh vực GD tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong QL chi NSNN về lĩnh vực GD tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là cơ sở đưa ra các kết luận,
6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tác giả áp dụng phương pháp bằng cách thực hiện tuần tự các công việc như sau:
Xác định nội dung cần phân tích: Tác giả thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng QL chi NSNN về lĩnh vực GD tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Thu thập thơng tin cần phân tích: Dữ liệu sử dụng trong luận văn là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các nguồn sau:
+ Nguồn thông tin từ các đơn vị trường học, số liệu quyết toán, thanh tra kiểm toán trong giai đoạn 2017 - 2020.
+ Nguồn thông tin từ trang web của Tài chính huyện Diễn Châu; từ sách báo, nghị định, thơng tư.
- Phân tích dữ liệu và lý giải: Trên cơ sở quy định về QL chi NSNN về lĩnh vực GD tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. tiến hành soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu để kiểm phân tích những mặt tích cực, hạn chế, tìm ngun nhân của mặt tích cực và hạn chế đó là gì.
Tổng hợp kết quả phân tích: Sau khi phân tích các thơng tin đã thu thập được, luận văn tổng hợp những kết quả phân tích để đưa cái nhìn tổng thể vấn đề phân tích. Từ đó đưa ra những đánh giá và đề xuất kiến nghị đối với những hạn chế trong QL chi NSNN về lĩnh vực GD tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
6.3. Phương pháp so sánh
Khi sử dụng phương pháp so sánh trong đề tài nghiên cứu hoạt động QL chi NSNN về lĩnh vực GD tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tác giả sử dụng so sánh bằng số tuyệt đối và bằng số tương đối của các chỉ tiêu trong giai đoạn 2017 - 2020. Cụ thể:
So sánh bằng số tuyệt đối: Sử dụng khi so sánh số liệu các chỉ tiêu năm tính tốn so với số liệu kỳ gốc bằng kết quả phép trừ giữa trị số của năm phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, xem xét sự biến động và tìm nguyên nhân của sự biến động. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, so sánh bằng số tuyệt đối sử dụng khi xem xét biến động số chi giữa các năm trong giai đoạn 2015 - 2020, bằng cách trừ giữa trị số của năm tính tốn với năm liền trước theo từng chỉ tiêu nguồn kinh phí.
So sánh bằng số tương đối: Được sử dụng khi cần làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian cụ thể. Phương pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với trị số của kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. So sánh tốc độ tăng trưởng hoặc sụt giảm của các chỉ tiêu để thấy sự biến động và tìm nguyên nhân của sự biến động.