Tổng thu từ khách du lịch năm 2019

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 70 - 74)

Biểu 2.3b. Tổng thu từ du lịch quốc tế và du lịch nội địa giai đoạn 2015-2019 (nghìn tỷ đồng)

Cuốn theo guồng xốy đó, hệ thống doanh nghiệp lữ hành ngày càng lớn mạnh. Tính đến năm 2019, Việt nam có 2667 DN lữ hành quốc tế và hơn 500 DN lữ hành nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch quốc tế đến và thị trường du lịch nội địa.

3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc tồn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Với định nghĩa này, có thể thấy hoạt động kinh doanh lữ hành có các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Hoạt động kinh doanh lữ hành cần số vốn tương đối lớn.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành tương đối cao. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có sự liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Do đó, khi thực hiện các chương trình du lịch cần phải đặt trước một khoản tiền cho nhà cung cấp dịch vụ.

Thứ hai: Hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ.

Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét. Hoạt động du lịch khơng kéo dài thường xun, nó phụ thuộc và thời tiết, cảnh sắc, nhu cầu của khách du lịch.

Ví dụ: hoạt động lữ hành phát triển mạnh vào mùa hè hay các ngày nghĩ lễ tết. Khi mà điều kiện tự nhiên thuận lợi, khách du lịch lại có thời gian nhàn rỗi…

Thứ ba:Hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Khác với các ngành nghề kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điển hình như: tài nguyên du lịch, cảnh sắc thiên nhiên, thời gian, nhà cung cấp dịch vụ… chính những yếu tố này quyết định đến sự đa dạng, phong phú của chuyến đi.

Thứ tư: Hoat động kinh doanh lữ hành cần một lượng lao động trực tiếp.

Bản chất của lữ hành là cung ứng dịch vụ, sản phẩm lữ hành mang tính chất phục vụ trực tiếp nhiều. Do đó, lượng lao động địi hỏi sự khéo léo, lịch sự mà không một loại máy móc nào thay thế được. Thời gian lao động khơng cố định, nó phụ thuộc vào thời gian khách tham gia chương trình. Đồng thời do chịu áp lực tâm lý lớn từ phía khách hàng nên cường độ lao động khơng đồng đều và rất căng thẳng. Như vậy công tác nhân lực trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi rất cao và phải tuyển chọn kỹ lượng. Điều này giúp kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Khơng có bộ máy quản lý nào được áp dụng chung cho tất cả các DN lữ hành, mà tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của DN như quy mơ lao động, loại hình DN. Dưới đây là các mơ hình tổ chức bộ máy quản lý điển hình tại một số DN cụ thể.

Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khát Vọng Việt.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khát Vọng Việt

(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khát Vọng Việt)

Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Mặt trời Việt nam:

Bán hàng

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Mặt trời Việt nam

(Nguồn: Công ty Cổ phần Mặt trời Việt nam)

Giám đốc Bộ phận nội địa Phó giám đốc Phòng Marketing Phòng kinh doanh lữ hành Phòng tổ chức hành chính Phịng tài chính kế tốn Bộ phận Inbound Bộ phận Outbound Ban giám đốc Phòng Marketing Phịng Kế tốn – Tài chính Điều hành Bán hàng Tour Outbound Domestic Travel shop Hành chính – Nhân sự

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các DN lữ hành thường được tổ chức theo mơ hình trực tuyến – chức năng. Dưới Ban giám đốc (gồm Giám đốc và các Phó giám đốc – nếu có) là các bộ phận/phịng ban chức năng của DN. Tùy vào cách đặt tên của DN mà trong mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của DN có những tên gọi khác nhau, tuy nhiên chúng đều có cùng bản chất là các phịng thực hiện nhiệm vụ marketing, bán hàng, điều hành nhân viên thực hiện các chương trình tour. Bộ phận điều hành có thể được chia nhỏ hơn theo hình thức lữ hành được phép kinh doanh của DN.

3.1.4. Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn

Kết quả điều tra cho thấy một số đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn tại các DN lữ hành như sau:

- Thứ nhất: Về mơ hình tổ chức bộ máy kế toán

Mặc dù địa bàn hoạt động của DN lữ hành khá phân tán nhưng hầu hết các DN

lữ hành tổ chức bộ máy kế tốn theo mơ hình tập trung. Phần lớn các DN thực hiện cơng việc của kế tốn một cách tập trung tại phịng kế tốn của DN; Các DN có quy mơ vừa và lớn, có các chi nhánh/văn phịng đại diện, họ đều bố trí nhân viên kinh tế làm cơng tác thu thập chứng từ ban đầu để chuyển về phịng kế tốn.

- Thứ hai: Về tình hình nhân sự và phân cơng cơng tác trong bộ máy kế tốn

Phần lớn các DN lữ hành đều bố trí nhân viên kế tốn làm cơng việc của kế tốn tài chính từ thu thập, xử lý, lên báo cáo tài chính và cung cấp thơng tin cho các đối tượng có liên quan theo quy định; mà chưa có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị. Trong bộ máy kế tốn của DN chưa có bộ phận KTQT, Kế tốn tổng hợp sẽ dựa vào thơng tin trên BCTC để tính tốn một số chỉ tiêu như Tỷ lệ sinh lợi, ROI, ROE, ROA để cung cấp thông tin về thành quả hoạt động của DN.

Thậm chí, tại một số DN nhỏ, họ thường chỉ có một nhân viên kế tốn làm tất cả các cơng việc của kế tốn; Hoặc một nhân viên kế toán nội bộ và một một kế toán tổng hợp làm việc bán thời gian. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ có một hệ thống kế toán manh mún, hoạt động kém hiệu quả và thông tin cung cấp không kịp thời, khơng hữu ích cho việc ra quyết định của nhà quản trị.

3.2. Thực trạng kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng

3.2.1. Các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, các DN lữ hành đều đã thực hiện đo lường thành quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Dưới đây là Bảng các chỉ tiêu đánh giá thành quả tại một vài DN điển hình trong mẫu khảo sát đang áp dụng:

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)