Bảng các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 74 - 125)

Chỉ tiêu Công ty CP Mặt trời Việt nam Công ty CP đầu tư du lịch hà nội Công ty lữ hành HANOITOURIST (Tổng công ty du lịch Hà nội) Công ty TNHH Thương mại và du lịch khát vọng Việt 1. Tổng lượt khách (lượt) x x x x

+ Nội địa (lượt) x x x x

+ Tỷ trọng (%) x x x x + Quốc tế (lượt) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x 2. Tổng Doanh thu (trđ) x x x x + DT inbound (trđ) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + DT outbound (trđ) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + DT nội địa (trđ) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + DT outbound theo quốc gia (trđ) - - x - + DT khác x x x + Tỷ trọng x x x 3. Tổng chi phí (trđ) x x x x + CP dịch vụ inbound (trđ) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + CP dịch vụ outbound (trđ) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + CP dịch vụ nội địa x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + CP dịch vụ khác x x x + Tỷ trọng (%) x x x x

thuế (trđ) + LN inbound (trđ) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + LN outbound (trđ) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + LN nội địa (trđ) x x x x + Tỷ trọng (%) x x x x + LN outbound theo quốc gia (trđ) - - - -

5. Lợi nhuận sau thuế (trđ) x x x x 6. Sức sản xuất kinh doanh x x x x 7. Sức sinh lời x x x x 8. Tỷ lệ tăng doanh thu - x x x 9. Tỷ lệ doanh thu của chương trình du lịch mới - - x - 10. Tỷ lệ Doanh thu từ khách đoàn - - x - 11. Tỷ lệ Doanh thu từ khách lẻ - - x -

12. Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI)

- x x -

13. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

- - x -

14. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) - - x - 15. Doanh thu bình quân từ một lượt khách x x x x 16. Lợi nhuận bình quân từ một lượt khách - - - -

17. Tỷ lệ khách hàng (KH) hài lòng về chất lượng tour x x x x 18. Tỷ lệ khách hàng (KH) hài lòng về giá tour x x x x 19. Tỷ lệ khách hàng (KH) hài lòng về thái độ phục vụ x x x x 20. Tỷ lệ khách hàng theo đoàn - - - - 21. Tỷ lệ khách hàng theo đoàn tiếp tục ký Hợp đồng - - - - 22. Tỷ lệ chương trình du lịch mới - - x - 23. Tỷ lệ chương trình mang lại lợi nhuận cao - - - - 24. Tỷ lệ chương trình được khách hàng hài lịng (tính cụ thể cho từng mức độ “Hài lòng”, “Khá hài lòng” và “Rất hài lòng” - - x x 25. Tỷ lệ chương trình bị khiếu nại - - - - 26. Tỷ lệ nhân viên được nâng lương (tính cho từng bộ phận)

- - - -

27. Số khóa đào tạo mới cho nhân viên

- - x -

Bảng trên cho thấy, 100% các DN có thực hiện đánh giá thành quả hoạt động

kinh doanh của họ. Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu thành quả là khác nhau, chủ yếu là các thước đo thành quả tài chính, và phần ít các thước đo phi tài chính. Trong

đó, các thước đo phi tài chính chủ yếu là ở khía cạnh khách hàng, các DN đều đã quan tâm đến đánh giá của khách hàng về chất lượng tour, giá tour, thái độ phục vụ của nhân viên. Các DN chưa quan tâm đến đo lường thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ và học tập & phát triển.

3.2.2. Tổ chức thu nhận thông tin

Việc thu thập thơng tin nhằm mục đích có được dữ liệu để tính tốn các chỉ số cho từng khía cạnh thành quả hoạt động theo mơ hình BSC.

Khía cạnh Chỉ số Nguồn thơng tin

Tài chính Sức sản xuất kinh doanh;

Sức sinh lợi;

Tỷ lệ tăng doanh thu

Tỷ lệ tăng doanh thu/nhân viên sale;

Tỷ lệ doanh thu của chương trình du lịch (gói tour) mới/Tổng doanh thu;

Tỷ lệ doanh thu từ khách đoàn; Tỷ lệ doanh thu từ khách lẻ;

Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI); Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA);

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE); Doanh thu bình quân từ một lượt khách; Lợi nhuận bình quân từ một lượt khách;

Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết và các Báo cáo tài chính do Phịng kế toán cung cấp

Khách hàng Tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng tour;

Tỷ lệ khách hàng hài lòng về giá tour;

Tỷ lệ khách hàng hài lòng về thái độ phục vụ;

Tỷ lệ khách hàng theo đoàn;

Tỷ lệ khách hàng theo đoàn tiếp tục ký hợp đồng; Bảng tổng hợp dữ liệu từ các Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng do hướng dẫn viên du lịch/Nhân viên sale thực hiện thu thập

Quy trình

kinh doanh

nội bộ

Tỷ lệ chương trình du lịch mới;

Tỷ lệ chương trình mang lại lợi nhuận cao Tỷ lệ chương trình được khách hàng hài lịng;

Tỷ lệ chương trình bị khiếu nại

Báo cáo sáng kiến kinh

Đào tạo và phát triển

Tỷ lệ nhân viên được nâng lương (tính cho từng bộ phận)

Số khóa đào tạo mới cho nhân viên

Phịng nhân sự,

Phịng hành chính tổng hợp

3.2.3. Tổ chức phân tích thơng tin

Phân tích thơng tin được thực hiện trên cơ sở các thông tin đã thu thập được để phục vụ cho đánh giá giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích thơng tin được bộ phận kế tốn quản trị thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị về thời điểm cung cấp thông tin và nội dung thông tin.

Về thời điểm phân tích thơng tin: Việc phân tích thơng tin được thực hiện ngay

sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, nhằm cung cấp từng loại thông tin thành quả hoạt động theo yêu cầu của nhà quản trị một cách kịp thời.

Tùy từng các chỉ tiêu thành quả mà nhà quản trị có thể u cầu thời điểm cung cấp thơng tin khác nhau. Chẳng hạn, những chỉ tiêu liên quan đến đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng tour hay thái độ phục vụ, nhà quản trị thường yêu cầu cung cấp thông tin ngay sau mỗi chuyến đi của khách (thường là khách đoàn), đặc biệt là đối với những chương trình/tour du lịch mới. Vì nhà quản trị cần thơng tin để xem xét, có phương án chỉ đạo các bộ phận liên quan điều chỉnh, thay đổi nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các chuyến/tour tiếp theo. Trong trường hợp này, KTQT phải thực hiện phân tích thơng tin ngay sau khi thu thập được dữ liệu từ hướng dẫn viên du lịch.

Đối với những chỉ tiêu thành quả khác như Tỷ lệ tăng doanh thu, Tỷ lệ tăng doanh thu/nhân viên sale, Tỷ suất lợi nhuận, Doanh thu bình quân từ một lượt khách; Lợi nhuận bình quân từ một lượt khách … thì thường được thực hiện theo tháng.

Đối với những chỉ tiêu như Tỷ lệ khách hàng theo đoàn; Tỷ lệ khách hàng theo đoàn tiếp tục ký hợp đồng, Tỷ lệ chương trình du lịch mới, Tỷ lệ chương trình mang lại lợi nhuận cao, Tỷ lệ chương trình được khách hàng hài lịng, Tỷ lệ chương trình bị khiếu nại, Số khóa đào tạo mới cho nhân viên, ... thì được một số DN thực hiện theo quý/năm.

Về nội dung và cách thức thực hiện phân tích thơng tin: Có sự khác nhau giữa

nội dung thơng tin về thành quả hoạt động cần phân tích giữa DN có quy mơ lớn và DN quy mô vừa và nhỏ. Trong các DN có quy mơ lớn, nhà quản trị quan tâm đến thành quả hoạt động đa chiều hơn so với các DN VVN, do đó số lượng các chỉ tiêu thành quả được sử dụng nhiều hơn. Các DN VVN chỉ tập trung vào các chỉ tiêu thành quả tài chính như Tỷ lệ tăng doanh thu, lợi nhuận, Tỷ lệ sinh lời, Sự hài lòng của khách hàng.

Hầu hết các DN khảo sát đều cho biết rằng: Họ chưa hề biết đến mơ hình Thẻ điểm cân bằng, do đó khơng phân chia các khía cạnh thành quả hoạt động theo BSC mà chỉ yêu cầu kế tốn cung cấp các thơng tin thành quả hoạt động của DN theo thứ họ biết và hiểu ý nghĩa của chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu phân tích thường được tính tốn rồi so sánh với dự kiến/mục tiêu đặt ra, xác định chênh lệch giữa doanh thu/chi phí thực hiện so với dự tốn, phân tích tốc độ tăng trưởng,.. Các chỉ tiêu mà DN lữ hành

Việt nam đang sử dụng thực chất đã phản ánh được thông tin về thành quả hoạt động trên khía cạnh Tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ. Thực tế DN có cử nhân viên đi tham gia các khóa đào tạo nhưng khơng đánh giá kết quả cụ thể vì việc cho nhân viên đi học xuất phát từ nhu cầu thực tế nên không xảy ra thường xuyên.

3.2.4. Tổ chức cung cấp thông tin

Phần lớn các DN lữ hành là các DN VVN, bị giới hạn bởi số lượng và trình độ nhân viên kế toán, quan điểm và nhu cầu thông tin của nhà quản trị, khả năng tài chính, do đó, việc cung cấp thơng tin về thành quả hoạt động rất đơn giản, thường chưa được thể hiện thơng qua các Báo cáo kế tốn mà chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin bằng miệng, hoặc dạng các Bảng tóm tắt một vài chỉ tiêu về thành quả tài chính, đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị. Đối với các thông tin thành quả theo khía cạnh khách hàng, thậm chí bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc hướng dẫn viên du lịch cung cấp thông tin cho nhà quản trị qua chính những Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng. Dựa vào những số liệu đó, nhà quản trị biết được lãi/lỗ theo mỗi tour là bao nhiêu, đánh giá của khách hàng về chương trình tour đó như thế nào. Những thơng tin này được nhà quản trị sử dụng để làm căn cứ ra các quyết định kinh doanh, điều hành doanh nghiệp hoạt động, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ và quyết định các mức giá bán mỗi tour,…

CHƯƠNG IV: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC VẬN DỤNG BSC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0

4.1. Định hướng phát triển và nhu cầu thông tin về thành quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt nam doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt nam

4.1.1. Định hướng phát triển

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 147/QĐ-TTg. Trên quan điểm (1) Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại; (2) Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phịng, an ninh; (3) Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc; (4) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (5) Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Cụ thể: Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình qn 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%; Tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm. Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm. Đến năm 2030, Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững. Đến lúc đó, tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp

vào GDP đạt 15 - 17%; Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm; Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.

Để đạt được mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn 2020-2025 và 2025-2030, một nhóm giải pháp đã được đưa ra gồm: (1) Tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; (2) Hồn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; (3) Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; (4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; (5) Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch; (6) Phát triển sản phẩm du lịch; (7) Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch; (8) Ứng dụng khoa học, công nghệ; (9) Quản lý nhà nước về du lịch.

Trong đó, phát triển sản phẩm du lịch cần (1) Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên của từng vùng, địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam; (2) Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam gắn với các khu vực động lực phát triển du lịch: Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch thể thao, giải trí biển phù hợp định hướng Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển một số cụm du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường du lịch quốc tế; Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam; Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm; (3) Tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đô thị, du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE), du lịch kết hợp mua sắm, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đặc biệt là giải trí về đêm; (4) Tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

Để thực hiện được giải pháp trên, DN lữ hành đóng vai trị quan trọng, luôn phải xây dựng các chiến lược kinh doanh mới, đặc biệt là chiến lược kinh doanh về khác biệt hóa sản phẩm hay tạo ra các sản phẩm/chương trình du lịch mới, nhằm thu

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 74 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)