Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu trái Cây Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài Nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU (Trang 27 - 31)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu trái Cây Việt Nam

2.1.1. Tình hình sản xuất

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế là ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Ngược lại, ngành nông nghiệp chỉ chiếm vai trò tương đối nhỏ trong nền kinh tế, chiếm khoảng 18,1% tổng sản phẩm quốc nội (năm 2016). Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng với nền kinh tế Việt Nam với tổng 42% lao động làm việc trong ngành này (GSO, 2017). Nông nghiệp là ngành cung cấp việc làm cho một lượng lớn lao động có tay nghề thấp ở khu vực nông thôn và miền núi (MOLISA, 2013). Trong ngành nơng nghiệp, ngành trái cây có tiềm năng lớn về cả sản xuất và xuất khẩu. Việt Nam là nước nhiệt đới với sự ưu đãi về điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp cho sản xuất nhiều loại trái cây. Trong vòng 15 năm, tổng diện tích trồng Trái cây Việt Nam tăng khoảng 300 nghìn ha từ 767.4 nghìn ha lên 1067.2 nghìn ha năm 2019 (Hình 2.1). Sản lượng trái cây đạt 9.3 triệu tấn năm 2019 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, 2019)

Hình 2. 1 Diện tích trồng trái cây Việt Nam giai đoạn 2005-2019

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO, 2019)

Hiện nay, có khoảng 40 loại trái cây đang được trồng ở Việt Nam, trong đó có 27 loại có giá trị thương mại (Nguyễn, 2015). Trái cây Việt Nam chủ yếu được sản xuất ở các tỉnh phía Nam do có các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hậu như Đồng Bằng Sơng Cửu Long và Đông Nam Bộ. Nhiều sản phẩm trái cây có thế mạnh trong sản xuất là nhóm trái cây nhiệt đới như vải thiều, chôm chôm, thanh long, xồi, nhãn, chuối, nhóm trái cây có múi gồm bưởi, cam, quýt. Các loại trái cây được trồng nhiều nhất ở Việt Nam gồm Dừa (158 nghìn ha), Chuối (133 nghìn ha), Xồi (84 nghìn ha), Nhãn (73 nghìn ha), Vải (65 nghìn ha)… ( Bộ NN và PTNN, 2015). Nhiều sản phẩm trái cây đã nổi tiếng gắn với địa danh như Vải thiều ở Bắc Giang, Hải Dương. Chôm chôm được trồng nhiều ở các tính phía Nam, lớn nhất ở Đồng Nai và Bến Tre. Xồi có xồi Hịa Lộc, xồi Cát Chu, xoài Tượng và được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Với trái cây có múi, Việt Nam có khá nhiều giống bưởi ngon như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Diễn, Đoan Hùng và có nhiều loại cam đã có chất lượng tốt và đang được mở rộng diện tích như cam Vinh, cam Cao Phong, cam Hàm Yên.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sản xuất nhiều loại trái cây nhiệt đới với sản lượng lớn. Các loại trái cây có sản lượng lớn thuộc top 10 thế giới gồm Vải, Thanh long, Nhãn, Dừa, Chanh leo và Dưa hấu (2014- Hoa quả Việt Nam vượt qua các rào cản của thị trường EU để tận dụng cơ hội từ EVFTA).

0 200 400 600 800 1000 1200 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 N gh ìn h a Năm

Tuy nhiên sản xuất trái cây Việt Nam vẫn cịn mang tính nhỏ lẻ và manh mún. Chỉ 5% số nơng trại trồng cây có diện tích trồng trên 2 ha trong khi có 60% nơng trại diện tích trồng dưới 0,2 ha. (Nguyễn, 2016). Hầu hết các nhà sản xuất trái cây là các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ nằm rải rác ở các khu vực khác nhau. Chỉ có một số ít khu vực chun canh trái cây và phần lớn nằm ở phía Nam. Đồng bằng sơng Cửu Long là nơi trồng hầu hết các loại trái cây nhiệt đới ngon nhất Việt Nam như Thanh Long, Xoài.

Bên cạnh trái cây tươi, những năm gần đây Việt Nam đã phát triển ngành công nghiệp chế biến trái cây. Ngành chiếm khoảng 10% tổng sản lượng trái cây toàn quốc (Nguyễn, 2016). Để phục vụ cho tiêu thụ xuất khẩu, cùng với tính thuận tiện của sản phẩm, có nhiều nhà máy chế biến trái cây được thành lập, tuy nhiên số lượng nhà máy sử dụng cơng nghệ cao và có khả năng sản xuất quy mơ lớn khơng nhiều.

2.1.2. Tình hình xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu của ngành cơng nghiệp trái cây đã tăng nhanh trong 10 năm qua, từ 1310 triệu USD năm 2010 lên 5710 triệu USD năm 2019 (Gấp gần 4.5 lần) và tăng mạnh giai đoạn 2013-2017 (Hình 2.2). Trái cây vẫn được tiêu thụ chính ở nội địa, chiếm 85-90% tổng sản lượng trái cây (Thời báo tài chính, 2016). Việc này dẫn đến giá cả giảm mạnh khi mùa màng bội thu.

Trái cây Việt Nam xuất khẩu sang khá nhiều quốc gia, nhưng về cơ bản vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Hình 2.3 cho thấy giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2015 và tăng chậm ở giai đoạn sau. Thị trường EU và USA thì tăng khơng đáng kể.

Hình 2. 2 Giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam giai đoạn 2010-2019

Nguồn: UN Comtrade, 2019 (HS 08)

Hình 2.3. 03 thị trường nhập khẩu trái cây Việt Nam nhiều nhất năm 2015, 2019

Nguồn UN Comtrade, 2015, 2019

Trái cây nhiệt đới là mặt hàng trái cây xuất khẩu chính của Việt Nam. Bảng 2.1 thể hiện các mặt hàng xuất khẩu trái cây hàng đầu Việt Nam (Mã bốn số và mã sáu số) năm 2019

Bảng 2. 1 Các mã trái cây xuất khẩu nhiều nhất Việt Nam năm 2019 ( Mã bốn số và mã sáu số

Mã HS Miêu tả hàng hóa Giá trị xuất khẩu (Triệu đô)

Tỷ trọng trong tổng giá trị trái cây xuất khẩu

0801 Hạt, dừa khô và tươi 3072 53%

0810 Trái cây, các loại hạt, 1820 31% 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ USD Năm

Giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam giai đoạn 2010-2019 16% 10% 12% 12% 50% 2 0 1 5

China EU USA Other

23% 8% 9% 10% 50% 2 0 1 9

0804 Vả, sung, dứa, bơ, ổi, xồi khơ và tươi

341 6%

081090 Me, mít, vải, chanh leo tươi

1549 27%

080450 Ổi, xoài, măng cụt 341 6%

081060 Sầu riêng tươi 271 5%

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài Nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)