Tình hình xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài Nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

2.2.2.Tình hình xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU

2.2. Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2019

2.2.2.Tình hình xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2019 (Hình 2.7) từ 12745 triệu USD năm 2019 lên 44734 triệu USD năm 2019 trong khi nhập khẩu trái cây của EU từ thế giới tăng nhưng khơng đáng kể (Hình 2.4). Hiện nay, giá trị nhập khẩu trái cây từ Việt Nam của EU chiếm 1.9% (năm 2019) tổng giá trị nhập khẩu trái cây của EU. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU cũng chỉ chiếm 8% (2019) tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam ra toàn thế giới. Đặc biệt khi xem xét trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu trái cây của EU rất lớn và tiềm năng xuất khẩu trái cây của Việt Nam khá cao thì có thể nói chúng ta có lợi thế xuất khẩu trái cây rất lớn.

0 100 200 300 400 500 600 700 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Triệ u U SD Năm

HS81190: Loại khác, Trái cây đông lạnh HS81340: Loại khác, trái cây sấy khơ

Hình 2. 7 Giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2019

Nguồn: UN Comtrade, 2019

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các nhóm trái cây nhiệt đới và chỉ có bốn mã (mã HS sáu chữ số- năm 2019) vó giá trị xuất khẩu hơn 1 triệu USD gồm mã HS081090 (Quả me, quả mít, quả vải, quả chanh leo tươi… với 31 triệu USD, mã HS081190 (Loại khác, trái cây là hạt đông lạnh) với 16 triệu USD, mã HS080111(Dừa sấy khô) với 2,3 triệu USD, mã HS080450 (Quả ổi, xồi và mãng cầu tươi hoặc sấy khơ) với 1,1 triệu USD. Con số này một mặt cho thấy tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU còn yếu, mặt khác cũng cho thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn để mở rộng thị phần tại thị trường này.

2.3. Một số khó khăn thách thức đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU

2.3.1. Khó khăn thách thức từ phía cung

- Cơ sở hạ tầng chưa đủ năng lực hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường EU

Ngành trái cây không phải là một trong những ngày xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam và vì ngân sách cịn hạn chế nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu cho ngành còn khiêm tốn. Trái cây thường được trồng ở các vùng nông thôn và miền núi cách xa các nhà máy chế biến nên việc thu mua phân phối sẽ gặp nhiều khó khăn do khâu vận chuyển và bảo quản. Việc đầu tư vào khoa học và công nghệ trong thu hoạch bảo quản cịn hạn chế khiến cho trái cây chưa có chất lượng cao và thời gian sử dụng ngắn, điều này khó đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao của các thị trường nghiêm ngặt

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Triệ u U SD Năm

Giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam giai đoạn 2010-2019

như EU. Một mặt diện tích cho trồng trọt bị thu hẹp bởi tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao khiến cho ngành thương mại trái cây cũng bị hạn chế hơn.

- Quy mơ và hình thức doanh nghiệp kinh doanh trái cây nhỏ lẻ, lạc hậu, tự phát Hiện tại ở Việt nam có nhiều hình thức doanh nghiệp như hộ gia đình, thương lái, doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến trái cây được xây dựng tại các vùng ngun liệu trái cây. Hộ gia đình đóng vai trị chủ lực chính trong sản xuất trái cây và việc sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán. Phần lớn nông dân chưa được tập huấn kỹ thuật về thu hoạch, sơ chế và bảo quản nên hình thức, chất lượng trái cây chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thương lái đóng vai trị quan trọng từ lúc sản xuất, thu mua đến cả tiêu thụ trái cây. Các thương lái họat động tương đối độc lập tuy nhiên do nguồn gốc vốn còn hạn chế nên chưa đủ điều kiện xây dựng kho bảo quản cũng như phương tiện vận chuyển sản phẩm.

Doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến trái cây được xây dựng tại các vùng nguyên liệu trái cây. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chế biến có quy mơ cịn nhỏ, thiếu nguyên liệu sản xuất, do thiếu vùng nguyên liệu tập trung, còn nhỏ lẻ, còn phân tán hoặc người dân lại không sản xuất theo quy hoạch của địa phương. Các dây truyền doanh nghiệp cũ kỹ, lạc hậu, sản phẩm chế biến chưa được phong phú, giá thành sản xuất còn cao, nguồn vốn cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Số đơng các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho mình và cho ngành trái cây của Việt nam trên thị trường thế giới. Họ cũng bị thiếu thông tin và hướng dẫn về các quy định của

EU, hạn chế năng lực và nguồn lực để tuân thủ các tiêu chuẩn cao của EU.

- Áp dụng cơng nghệ, tiêu chuẩn An tồn vệ sinh cịn chưa đảm bảo và được quan tâm đúng mức

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng khơng an tồn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản hiện nay cịn khá phổ biến. Chúng ta đã có những vùng trái cây sạch, nhưng số lượng và tỷ lệ còn thấp chỉ đạt khoảng 20%.

- Hoạt động dự báo thị trường còn hạn chế

Hoạt động dự báo thị trường còn hạn chế trong việc dự báo nhu cầu dài hạn vì giá nơng sản trên thị trường quốc tế biến đổi thất thường.

Hiện nay việc liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị xuất khẩu chưa chặt chẽ, sự gắn kết giữa các cơng ty xuất khẩu và nhà sản xuất cịn yếu, các công ty xuất khẩu chưa xây dựng được vùng nguyên liệu riêng, chủ yếu mua qua trung gian. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng với số lượng lớn, ổn định và thường xuyên.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài Nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU (Trang 34 - 37)