Một số thuận lợi đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài Nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU (Trang 38 - 42)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

2.4 Một số thuận lợi đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU

2.4.1. Thuận lợi từ phía cung

- Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng: Việt Nam là quốc gia nhiệt đới được ưu đãi về điều kiện đất đai và khí hậu có lợi thế trong việc trồng nhiều loại trái cây. Diện tích cây trồng cũng như sản lượng tăng đáng kể trong các năm qua. Đặc biệt Việt Nam có một số loại trái cây mà sản lượng đạt Top 10 thế giới như Vải, Thanh Long, Nhãn, Dừa.

- Nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân cơng thấp: Với 42% số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp (2016) và ngành cung cấp việc làm cho một lượng lớn lao động có tay nghề thấp ở khu vực nơng thơn và miền núi nên có giá chi phí lao động thấp.

- EU có nhu cầu rất cao về mặt hàng trái cây. Đây là khu vực nhập khẩu trái cây lớn

nhất trong giai đoạn 2010-2019 (Hình 5). Trái cây nhiệt đới cũng rất được ưa chuộng tại đây.

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhanh: Các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và khối liên mình châu Âu cũng như các nước khác trong khối ln được Chính phủ các bên quan tâm. Đăc biệt Hiệp tự do định thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) đã kí kết năm 2019 và chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020 hướng tới mục tiêu cốt lõi nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa Việt Nam và EU thuận lợi hơn. Hiệp định có hiệu lực mở ra cơ hội thương mại và đầu tư mới giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. Theo dự báo của Dự án EU-MUTRAP (Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và Đầu tư của châu Âu) về tác động của EVFTA, GDP hàng năm của Việt Nam có thể tăng trưởng thêm 0,5% và xuất khẩu tăng trưởng thêm 5-6% (Paul Baker và cộng cự, 2014).

- Lợi ích mang lại từ Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam EU (EVFTA): Đặc

điểm nổi bật trong cơ cấu thương mại giữa hai bên là tính bổ sung lớn về lợi thế và nhu cầu xuất nhập khẩu, ít mặt hàng mang tính đối đầu, cạnh tranh trực tiếp. Đây chính là lý do khiến Hiệp định EVFTA luôn được tin tưởng sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho doanh nghiệp và người dân của cả hai bên.

Singapore và Đài Loan. Tính đến tháng 12/2016, EU đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 2142 dự án với tổng số vốn là 43 tỷ 922 triệu USD Lợi ích mang lại về hợp tác phát

triển: EU là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai cho Việt Nam, trong đó trên 40% là viện trợ

khơng hồn lại. Có thể nói, EU là đối tác hàng đầu của Việt Nam.

Những tác động của EVFTA tác động đến tiến trình xây dựng thể chế thị trường

hiện đại, hội nhập quốc tế.

Với những cam kết sâu rộng về mở cửa thị trường cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư; bảo đảm các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ dịch chuyển tự do hơn giữa các thành viên tham gia Hiệp định; Đề cao sự minh bạch, tính ổn định, có thể tiên liệu được về pháp luật và chính sách kinh tế và các cam kết về thể chế kinh tế theo ngun tắc thị trường, trong đó có chính sách cạnh tranh và những ràn buộc về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường, FTA Việt Nam - EU có tác động quan trọng đến tiến trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế.

Hơn nữa, FTA có chương Phát triển bền vững giải quyết những thách thức mà lồi người phải đối mặt như biến đổi khí hậu, việc tận khai các tài ngun khơng tái tạo được, giải quyết những yêu cầu bảo vệ người lao động theo các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế, bảo đảm phát triển bền vững.

EVFTA tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động thu hút đầu tư và mở rộng xuất khẩu.

Khi chưa có EVFTA, EU gồm 28 thành viên đã là nhà đầu tư thuộc top đầu của Việt Nam. Với các cam kết mở cửa thị trường sâu rộng về đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, lại được ràn buộc bởi những cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ, EVFTA sẽ tạo ra động lực mới cho việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp EU vào Việt Nam. Trước khi có EVFTA, EU đã là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Với mức cắt thuế theo ngun tắc 7/10, theo đó EU sẽ xóa bỏ tồn bộ thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam tối đa trong vịng 7 năm theo các lộ trình xóa bỏ ngay, xóa bỏ sau 3 năm, 5 năm và sau 7 năm.

Trong thực tế đàm phán, một số dịng thuế của cả hai bên có lộ trình dài hơn, song EU vẫn là bên có lộ trình loại bỏ nhanh hơn, trong đó nhiều sản phẩm là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam được loại bỏ thuế hồn tồn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc

với lộ trình ngắn. Điều này sẽ tạo xung lực mới cho xuất khẩu Việt Nam vào thị trường các thành viên EU. (Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Lê Đình Q).

2.4.2. Thuận lợi từ phía cầu

- Ưu đãi về thuế quan: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu

(EVFTA) là hiệp định thương mại thế hệ mới, trong đó thiết lập nền tảng thể chế với cá qui tắc, qui định và giá trị chung về các khía cạnh thương mại và đầu tư, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Việt Nam và EU. Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019, được phê

chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020. Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA. Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Theo EVFTA, thuế suất của tất cả 9 mặt hàng trái cây tiềm năng (là mặt hàng nằm trong số 10 loại trái cây được sản xuất hoặc xuất khẩu nhiều nhất Việt Nam và mặt hàng nằm trong số 10 loại trái cây nhiệt đới nhập khẩu nhiều nhất của EU) của Việt Nam vào EU sẽ được xóa bỏ (về 0%). Các mặt hàng trái cây đó thuộc các mã HS080111 (dừa sấy khô), HS080390 (Chuối tươi hoặc khô), HS080430 (dứa tươi hoặc khô), HS080450 (Chanh tươi hoặc khô), HS080711 (dưa hấu tươi), HS081090 (Quả me, mít, vải, chanh leo lươi), HS081190 (Loại khác, trái cây đông lạnh), HS081340 (Loại khác, trái cây sấy khô), (Bảng 2.3). Thêm vào đó, EU cam kết cơng nhận 39 chỉ dẫn địa lý GIs (là dấu hiệu đặc trưng được sử dụng để nhận diện sản phẩm có nguồn gốc từ một vùng lãnh thổ của một khu vực, vùng đất hoặc đất nước cụ thể, nơi mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác có mối liên kết với nguồn gốc địa lý) (EC,2016, p.43) của Việt Nam (trong đó có 17 GIs là sản phẩm trái cây và cho phép các GI này được bảo hộ tự động tại EU khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. EVFTA là cơ hội rất lớn để Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác FTA khác của EU và có được lợi thế so với các nhà xuất khẩu trái cây khác khơng có FTA với EU như Brazil, Philipin, Indonesia.

Bảng 2. 3 Thuế suất MFN trung bình của EU năm 2015 và thuế suất theo EVFTA

Mã HS Thuế suất MFN trung bình EU áp dụng (2015)

Thuế suất ưu đãi EU dành cho các đối tác

ký FTA ( 2015)

Thuế suất theo chế độ GSP của

EU

Thuế suất trung bình EVFTA tại thời điểm có hiệu lực (1/8/2020) 080111 0% 0% 0% 0% 080390 16% 0% 12.5% 0% 080430 5.8% 0% 2.3% 0% 080450 0% 0% 0% 0% 080550 12.8% 0% 8.9% 0% 080711 8.8% 0% 5.3% 0% 081090 8.8% 0% 5.3% 0% 081190 8.22% 0% 6.93% 0% 081340 4.1% 0% 1.25% 0%

Nguồn WTO, 2017 và Ủy ban Châu Âu, 2019

Tóm tắt chương 2

Chương hai đi phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU giai đoạn 2010-2019 bằng cách đưa ra tổng quan về tình hình sản xuất trái cây Việt Nam sang EU trong giai đoạn này, thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU, một số thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu trái cây từ Việt Nam và EU đến từ hai thị trường này. Những phân tích này bước đầu giúp cho chúng ta thấy được các lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU, tiềm năng xuất khẩu trái cây Việt Nam và từ đó có thể đưa ra một vài cái khuyến nghị giải pháp cho xuất khẩu trái cây Việt Nam. Thực tế cho thấy khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực (1/8/2020) đã có nhiều những lơ hàng trái cây của Việt Nam được xuất khẩu, chuẩn bị xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên để có được những phân tích định lượng về lợi thế xuất khẩu trái cây, nghiên cứu tiếp tục phân tích các chỉ số lợi thế so sánh trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Trong chương này chúng tơi phân tích lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam (cụ thể là lợi thế so sánh) sang thị trường EU thơng qua việc tính tốn các chỉ số đo lường lợi thế so sánh đối với các sản phẩm trái cây Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 theo mã hệ số trong hệ thống hài hòa thuế quan 2019 (gồm các mã bốn chữ số và sáu chữ số). Đồng thời chúng tơi cũng phân tích tính ổn định của lợi thế so sánh trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Tên đề tài Nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)