Phương pháp đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi nồng độ kim loại trong bụi PM2.5 theo ngày và đêm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.4 Phương pháp đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro phơi nhiễm các kim loại nặng là đánh giá khả năng gây hại cho sức khỏe do tiếp xúc của con người với các kim loại nặng theo thời gian. Theo US EPA, việc đánh giá rủi ro sức khỏe thường tuân theo 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nhận dạng mối nguy hại (Hazard Identification): Khảo sát, đánh giá tất cả các mối nguy hại có khả năng làm ảnh hưởng, tác động xấu đến con người hay hệ sinh thái, nếu có thì xem xét nó trong trường hợp nào.

Bước 2: Đánh giá liều tương ứng (DoseRespond Assessment): Khảo sát, đánh giá mối tương tác giữa phơi nhiễm và các ảnh hưởng.

Bước 3: Đánh giá phơi nhiễm (Exposure Assessment): Xem xét, đánh giá những hiểu biết về mức độ tiếp xúc với các tác nhân ứng xuất, tần xuất, và thời điểm. Tính tốn liều lượng phơi nhiễm qua các con đường tiếp xúc

Bước 4: Mô tả rủi ro (Risk Characterization): Xem xét đánh giá cách sử dụng các thông tin dữ liệu để đưa ra các kết luận về tự nhiên và phạm vi, quy mô các rủi ro từ sự phơi nhiễm đến các tác nhân ứng xuất mơi trường.

• Đánh giá khả năng gây nguy hại sức khỏe con người • Rủi ro ung thư (LCR)

• Rủi ro khơng gây ung thư (HQ) • Chỉ số nguy hại (HI)

Trong quá trình đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người, mơ tả đặc tính rủi ro là bước cuối cùng để tính tốn định lượng ảnh hưởng gây ung thư và khơng ung thư đối với một nhóm đối tượng cụ thể.

Đối với các chất gây ung thư, nguy cơ mà mỗi cá nhân phát triển bệnh trong suốt thời gian phơi nhiễm cả đời được tính tốn bằng cách sử dụng chỉ số CDI và thông tin liều lượng – đáp ứng của từng hóa chất cụ thể.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

- Phân tích thành phần kim loại trong bụi PM2.5 theo ngày và đêm

- Phân tích sự thay đổi biến thiên nồng độ kim loại trong bụi PM2.5 theo ngày và đêm

- Đánh giá nguồn gốc kim loại trong bụi

- Đánh giá rủi ro phơi nhiễm và rủi ro ung thư của các kim loại nặng đối với sức khỏe của con người.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- 27 kim loại (Al, K, Na, Mg, Sn, Sr, Fe, Sb, As, Ba, Mn, Co, Ni, Zn, Cu, Cr, Cd, Be, B, Zn, Pb, Tl, V, Co, Mo, Ti, Se) trong bụi PM2.5

- Địa điểm nghiên cứu: Nhà A30- Viện Công nghệ môi trường, số 18 Hồng Quốc Việt, Nghĩa Đơ, Cầu Giấy, Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi nồng độ kim loại trong bụi PM2.5 theo ngày và đêm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)