Phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi nồng độ kim loại trong bụi PM2.5 theo ngày và đêm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

2.3 Phương pháp lấy mẫu

Vị trí lấy mẫu: Mẫu bụi PM2.5 được lấy tại tầng 3 tồ nhà A30 Viện Cơng nghệ mơi trường, 18 Hồng Quốc Việt, Nghĩa Đơ, Cầu Giấy, Hà Nội. Vị trí này có thể coi là điểm chịu tác động của các nguồn hỗn hợp do nó nằm cách đường Hoàng Quốc Việt (150 m) với mật độ giao thông lớn. Khu vực lấy mẫu cũng nằm trong khu vực tổ hợp nhiều phịng nghiên cứu là khu vực có thể chịu ảnh hưởng từ các phịng thí nghiệm. Vị trí điểm lấy mẫu được thể hiện trong Hình 2.1

Hình 2.1 Vị trí lấy mẫu

Thời gian lấy mẫu: Quá trình lấy mẫu theo ngày và đêm liên tục từ 04/05/2021 đến 01/06/2021 để đánh giá được sự thay đổi nồng độ theo ngày và đêm. Mỗi mẫu được lấy trong vòng 12 giờ.

Thiết bị và kỹ thuật lấy mẫu: Bụi PM2.5 được lấy bằng máy lấy mẫu bụi thể tích lớn Sibata HV-500R. Khơng khí được hút với tốc độ từ 200- 800L/phút có phụ trợ đầu lấy mẫu bụi PM2.5. Giấy lọc bụi trịn, đường kính 110 mm. Chủng loại giấy lọc sợi thuỷ tinh GB – 100R SIBATA. Chỉnh lưu lượng bơm hút 200 L/phút. Đầu hút khí phải được đặt sao cho tránh xa được mọi chướng ngại vật, được đặt trên bề mặt bằng phẳng.

Hình 2.2 Thiết bị lấy mẫu Sibata HV-500R

Giấy lọc cần được xử lý sơ bộ bằng cách sấy ở 150oC trong vòng 2 giờ, sau khi nguội được để trong bình hút ẩm 24h trước khi cân. Giấy lọc được cân 2 lần vào 2 ngày khác nhau trên cân có độ chính xác 5 số, lấy giá trị trung bình trước khi lấy mẫu.

Sau khi lấy mẫu giấy lọc cũng cần hút ẩm 24h sau đó mới đem cân để xác định bụi. Để tránh nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển và bảo quản, giấy lọc được gói trong bao nhơm và đựng trong túi zip nhựa. Khi khối lượng giấy bụi không đổi, tiến hành cân tương tự như trước khi lấy mẫu. Khối lượng bụi thu được sẽ tính bằng khối lượng trung bình của 2 lần cân sau lấy mẫu và

trước khi lấy mẫu. Nồng độ bụi trong khơng khí được tính bằng µg/m3 tổng

thể tích khơng khí đã hút.

Song song với q trình lấy mẫu, các thơng số khí tượng: nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ gió, hướng gió… cũng được thu thập.

Sau thời gian lấy mẫu cần thiết, tắt máy. Dùng panh gắp giấy lọc vào bao. Ghi chép thông tin lấy mẫu: Các thông tin ghi trên biên bản lấy mẫu bao gồm thời gian kết thúc và lấy mẫu, lưu lượng trung bình, … phục vụ cơng tác tính tốn kết quả và đánh giá kết quả nghiên cứu. Toàn bộ mẫu được đặt vào hộp đựng mẫu hiện trường để tránh sự nhiễm bẩn. Kết thúc từng ngày quan trắc, mẫu cần được đưa ngay về phịng thí nghiệm, tránh tối đa rung lắc và sự va chạm của mẫu với điều kiện bất lợi bên ngồi. Sau khi cân tính tốn khối lượng bụi, giấy lọc cần được bảo quản mẫu trong tủ -20oC phân tích thành phần kim loại sớm nhất có thể.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi nồng độ kim loại trong bụi PM2.5 theo ngày và đêm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)