3 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn
Sau 15 năm hoạt động, ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn đã triển khai 13 chương trình tín dụng.Chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững. Tính đến tháng 5/2018, tổng dư nợ cho vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh đạt hơn 2.628 tỷ đồng với gần 76 ngàn hộ cịn dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,1%.
Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tăng cường cơng tác tun truyền về chính sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ gia đình chính sách, đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.
Công tác củng cố và đánh giá chất lượng tổ TK&VV: Chi nhánh đã phối hợp với các tổ chức CTXH củng cố sắp xếp lại một số tổ TK&VV hoạt động còn hạn chế, như thay thế tổ trưởng mới có năng lực nhiệt tình trách nhiệm, sáp nhập lại một số tổ có số thành viên ít, để hoạt động có hiệu quả hơn. Đến 31/12/2017 tổng số tổ TK&VV là 2.724 tổ, giảm 39 tổ so với năm 2016. Trong đó: HPN giảm 41 tổ, các đơn vị giảm nhiều là Bình Gia 14 tổ và Bắc Sơn 19 tổ; HND giảm 8 tổ, đơn vị giảm nhiều là Bình Gia (9 tổ). Các tổ chức hội cố số lượng tổ vay vốn tăng là Hội CCB và Đoàn thanh niên, trong đó: Hội CCB tăng 4 tổ tại Bình Gia; Đồn thanh niên tăng 6 tổ tại các đơn vị: Văn ãng (2 tổ), Tràng Định (2 tổ) và Văn Quan (2 tổ). Bình qn có 27 tổ
viên/tổ; Dư nợ bình quân/tổ là 691 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 66 triệu đồng/tổ.
- Công tác đôn đốc thu hồi và xử lý nợ quá hạn
+ Chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện, thành phố phối hợp với UBND, các tổ chức CTXH xã, phường, thị trấn rà sốt và tiến hành phân tích ngun nhân và phân loại nợ đến hạn, nợ quá hạn của từng hộ vay để có biện pháp xử lý thu hồi phù hợp. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thành lập 3 đồn cơng tác chỉ đạo trực tiếp tại các Phòng giao dịch huyện, riêng địa bàn thành phố có nợ quá hạn lớn, chi nhánh đã thành lập 02 tổ thu hồi nợ quá hạn với thành phần gồm lãnh đạo chi nhánh và cán bộ các phòng nghiệp vụ hội sở tỉnh, đồng thời xây dựng kế hoạch làm việc với UBND các phường, xã để bàn các giải pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn. Bên cạnh đó chi nhánh đã chỉ đạo triển khai đồng loạt các giải pháp:
+ Phối hợp với tổ đơn đốc thu hồi nợ khó địi xã, phường, thị trấn các tổ chức CTXH, các khối phố, thôn, bản và tổ TK&VV triển khai đôn đốc, xử lý thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng trên địa bàn bằng các biện pháp mời lên trụ sở UBND viết cam kết trả nợ, thành lập các đoàn xuống trực tiếp từng hộ để đôn đốc hộ vay trả nợ.
+ Đối với các trường hợp nợ quá hạn đặc biệt chây ỳ, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị hoàn tất hồ sơ để chuyển sang cơ quan pháp luật. Trong năm 2017, chi nhánh đã chuyển 17 trường hợp sang cơ quan Công an, khởi kiện 12 trường hợp sang Toà án nhân dân và phối hợp tốt với cơ quan Thi hành án để xử lý thu hồi nợ có hiệu quả.
+ Đối với các khoản nợ do nguyên nhân thiên tai, lũ lụt, chết, mất tích, đi khỏi địa phương, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện, địa bàn thành phố phối hợp với UBND các xã phường, các tổ chức
hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát và tiến hành lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.
+ Đối với nợ XK Đ tồn đọng lao động kéo dài không thu hồi được, chi nhánh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chỉ đạo Sở ao động TB&XH mời các công ty tuyển dụng lên làm việc để thanh lý hợp đồng cho lao động.