2.3 .Đánh giá chung
2.3.1 .Những ưu điểm
2.3.1.1.Về mặt kinh tế
Trong giai đoạn 2017 - 2019, mặc dù có nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý và điều hành nhưng dư nợ cho vay hộ nghèo vẫn tăng trưởng với tốc độ cao. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng ưu đãi, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo. Hàng vạn hộ nghèo được hỗ trợ vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. NHCSXH đã giúp 37.260 hộ nghèo được vay vốn, 22.087 hộ đã thốt nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 2.59% (năm 2019). Mặc dù mới đi vào hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn nhưng NHCSXH đã tập trung được một nguồn lực cả về chất và lượng để xác lập một hệ thống tín dụng riêng với những chính sách ưu đãi cho hộ nghèo. Hoạt động của NHCSXH đã góp phần
đắc lực vào chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN của tỉnh.
Công tác nguồn vốn đạt kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu cho vay hộ nghèo tại ngân hàng. Ngân hàng đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn vốn do trung ương cấp, tránh tình trạng vốn ứ đọng, không giải ngân kịp thời.
Dư nợ cho vay hộ nghèo ngày càng tăng, nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tuy có tăng có giảm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp qua các năm.
Ngân hàng đã tăng cường khâu giám sát hộ nghèo trước, trong và sau khi cho vay thông qua sự phối kết hợp với các đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cấp chính quyền địa phương. NHCSXH tỉnh Bắc Ninh thực hiện nghiêm túc đúng quy trình cho vay theo đúng quy định của NHNN cũng như các quy định do NHCSXH Việt Nam. Vì thế, chất lượng các khoản cho vay hộ nghèo trong thời gian gần đây được nâng cao rõ rệt.
Ngân hàng đã từng bước đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm thời gian cho khách hàng trong quá trình đến giao dịch với Ngân hàng.
Ngân hàng thực hiện giao dịch với hộ nghèo thông qua việc ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, phối hợp với các đoàn thể để tổ chức hệ thống giao dịch tại xã, phường. Vì vậy mơ hình quản lý tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho hộ nghèo không đủ điều kiện tiếp cận với các Ngân hàng thương mại, có cơ hội tiếp cận dễ dàng với dịch vụ tín dụng NHCSXH. Các tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích thơng qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Đảm bảo thực hiện tốt nhất ngun tắc dân chủ, cơng khai tạo lịng tin cho hộ nghèo; thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi thực sự đến tay hộ nghèo một cách an tồn, có hiệu quả cao mà khơng
cần nhiều người làm việc chuyên trách, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý cho ngân sách nhà nước.
Đội ngũ cán bộ của ngân hàng chủ yếu là các cán bộ trẻ nhưng có sự liên kết rất chặt chẽ giữa các cán bộ với nhau, đội ngũ cán bộ trẻ cùng với sự năng động nhạy bén của mình phối hợp với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các cán bộ lão thành đã tạo ra một môi trường làm việc hết sức hiệu quả, một tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết cùng phát triển.
2.3.1.2. Về mặt xã hội
Việc ra đời NHCSXH là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với ý Đảng lịng dân. Do đó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp. Kết quả sau 15 năm hoạt động, ngân hàng đã tạo được lòng tin và ấn tượng tốt đ p trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo.
Hoạt động cho vay hộ nghèo đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non và cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.
Thực hiện kênh tín dụng hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái và trách nhiệm của cộng đồng đối với hộ nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đ p của chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thực hiện tốt dịch vụ cho vay đối với hộ nghèo đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu XĐGN, một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Nâng cao uy tín và vị thế của NHCSXH, nâng cao vai trị kiểm tra, kiểm sốt thơng qua điều hành của Ban đại diện HĐQT các cấp ở địa phương, qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội, từng bước mở
rộng tính cơng khai, dân chủ và tính nhân dân sâu sắc trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Về phía các tổ chức chính trị xã hội: Thơng qua việc nhận uỷ thác cho vay bán phần với NHCSXH, các tổ chức này đã tập hợp được nhiều hội viên hơn, tổ chức hội không ngừng được củng cố, chất lượng hoạt động của các tổ chức hội phong phú hơn, gắn kết giữa hội viên với hội viên, giữa hội viên với từng cấp hội.
Tóm lại, từ thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo.
Với những kết quả đạt được có thể nói rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng đang dần được nâng cao qua từng năm. Đó là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngân hàng, thực hiện tốt các quy định của NHCSXH Việt Nam cũng như ngân hàng nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay hộ nghèo tại ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục.