3.2.3 .Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát sửdụng vốn vay
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Đề nghị Nhà nước cần có chính sách tạo lập nguồn vốn ổn định cho NHCSXH; bố trí nguồn vốn ngân sách hàng năm theo kế hoạch chuyển cho NHCSXH ngay từ những tháng đầu năm để NHCSXH có điều kiện chủ động hơn cho việc triển khai huy động vốn và giải ngân các chương trình mục tiêu được Chính phủ giao.
Kiến nghị với nhà nước điều chỉnh cơ chế lãi suất: Chuyển dần cơ chế lãi suất cho vay ưu đãi hiện nay sang cơ chế lãi suất thị trường là việc cần làm và có thể làm đối với NHCSXH vì các lý do sau:
Hộ nghèo vay vốn của NHCSXH sau một thời gian dài làm quen với việc sủ dụng vốn tín dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tự cải thiện đời sống của mình và gia đình, đã phần nào quen với việc tổ chức sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, có thể chấp nhận theo lãi suất thị trường khi vay vốn của NHCSXH. Kết quả khảo sát tại một số đại phương cũng cho thấy: Điều mà các hộ vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
nhưng lại không thể vay được ở các ngân hàng khác, nên đặt ra đối với NHCSXH là: Được vay vốn với mức vay phù hợp với dự kiến sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính “thời vụ” của số tiền vay và khơng địi hỏi thế chấp tài sản. Đây là vấn đề chưa được tháo gỡ, vấn đề lãi suất cũng được người vay quan tâm nhưng ở mức độ khơng nhiều vì hầu hết là các món vay nhỏ khơng đáng kể nên số tiền lãi phải trả theo định kỳ ít (kể cả khi áp dụng với lãi suất thị trường). Hơn nữa, trong thực tế sự ưu đãi về lãi suất cho vay còn dẫn đến hiện tượng nguồn vốn cho vay dàn trải, chia đều cho đối tượng cần vay (người khơng có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng vay để được hưởng ưu đãi về lãi suất), vốn vay dễ bị lợi dụng, làm nẩy sinh tiêu cực.
Quy mô đầu tư cho vay đối với hộ nghèo ngày càng mở rộng nếu cứ tiếp tục duy trì lãi suất ưu đãi sẽ gây áp lực rất lớn về cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm đối với NSNN. Bởi vậy chính sách lãi suất cho vay của NHCSXH rất cần được Nhà nước sớm điều chỉnh theo hướng thị trường.
Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện cho ngành nơng nghiệp phát triển, có như thế mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng ưu đãi bền vững như:
Có chính sách và giao cho Bộ Nơng nghiệp và Nông thôn làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu…
Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển cho người dân nông thôn. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy thị trường tài chính nơng thơn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cho các cơng ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng.