- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10% - 15%; đến năm 2025, tổng dư nợ đạt khoảng 300.000 tỷ đồng.
- Đến năm 2025, cơ bản đáp ứng đủ nguồn lực để phục vụ nhu cầu phát triển tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: <2% tổng dư nợ. - Tỷ lệ thu lãi: >95% lãi phải thu.
- 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
- Đơn giản thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. - Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.
- Hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, tiến tới quản trị ngân hàng theo các chuẩn mực của ngân hàng, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
- Có mơi trường làm việc an tồn, lành mạnh. Cán bộ viên chức tồn hệ thống có việc làm ổn định, được cống hiến lâu dài, được ghi nhận xứng đáng về chế độ lương, thưởng và cơ hội thăng tiến.
- Có hệ thống kiểm tra, kiểm sốt và phân tích, cảnh báo rủi ro hoàn chỉnh, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH - Chi nhánh Bắc Ninh
3.2.1. Thực hiện đúng các quy định cho vay
Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình cho vay ưu đãi hộ nghèo từ khâu xét duyệt, cho vay và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định chất lượng cho vay và hiệu quả cho vay.
Hiện nay, công tác cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đúng quy định nghiệp vụ cho vay. Tuy nhiên, để vốn vay được cung ứng đến đúng đối tượng, kịp thời phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, chăn ni của hộ nghèo thì Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh cần phải chú trọng hơn đến những vấn đề sau:
- X ị ố t ng cho vay
Hoạt động cho vay của Ngân hàng CSXH là ưu đãi nhằm mục tiêu xã hội là chủ yếu, có rất nhiều những lợi ích mà người vay sẽ nhận được như không phải thế chấp, lãi suất ưu đãi so với lãi suất thương mại, thời gian vay ổn định, thủ tục quy trình cho vay đơn giản… nên rất dễ nảy sinh những vấn đề tiêu cực như vay không đúng đối tượng, mượn sổ vay, hộ cần vay vốn thì khơng được vay, hộ không cần vay hoặc không thuộc đối tượng vay thì lại vay.Vì vậy để đảm bảo lợi ích của hộ nghèo theo chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời đảm bảo hoạt động bền vững của ngân hàng CSXH cần phải kiểm sốt kỹ lưỡng việc bình xét hộ vay và thẩm định đối với hộ vay.
Đối với việc bình xét, cần phải đảm bảo sự công khai, công bằng khi bình xét. Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của ngân hàng CSXH chỉ cấp cho vay trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động, có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”. Như vậy, cho vay hộ nghèo phải lựa chọn chính xác những hộ có khả năng sử dụng vốn, có điều kiện hồn trả. Cần nghiêm ngặt trong quá trình thẩm định hộ nghèo khi được xét vay vốn, tránh
hiện tượng nể nang, qua loa, lợi dụng của cán bộ tín dụng. Để làm tốt cơng tác này cần sự kết hợp của ngân hàng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia thực hiện.
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nhận uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo hội trong việc nhận uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo
Một là, tăng cường công tác chỉ đạo từ tỉnh đến huyện, thị trong việc
triển khai chương trình liên tịch uỷ thác cho vay hộ nghèo. Coi hoạt động uỷ thác là một nhiệm vụ quan trọng trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị, trong đó nhiệm vụ chính trị phải được ưu tiên lên hàng đầu.
Hai là, để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý cũng như về mặt nội dung của
văn bản thỏa thuận, hoặc hợp đồng uỷ thác đã ký kết, các tổ chức chính trị - xã hội và NHCSXH các cấp cần phối hợp với nhau rà soát lại các nội dung đã ký, chấn chỉnh kịp thời những sai xót, quyết tốn các chỉ tiêu đã thực hiện, ký phụ lục văn bản liên tịch hoặc hợp đồng uỷ thác để chỉnh sửa bổ sung các chỉ tiêu thường xuyên biến động như lãi suất cho vay, thu nợ, thu lãi, mức phí uỷ thác, số Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Ba là, từng bước nâng cao chất lượng và dịch vụ uỷ thác. Tổ chức
chính trị xã hội làm nhiệm vụ ủy thác cho vay từ cấp trung ương đến cấp xã theo hệ thống dọc với chức năng chính là tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, kiểm sốt việc hình thành và hoạt động của các tổ TK&VV theo các công đoạn đã ủy thác; trực tiếp tổ chức hội cấp xã tổ chức thành lập tổ TK&VV, tổ chức hội thực hiện đầy đủ chức năng chỉ đạo, giám sát hoạt động của các tổ vay vốn, hướng dẫn và đôn đốc các tổ viên vay vốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ và sử dụng vốn vay đúng mục đích; tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, huyện, thị thực hiện kiểm tra, giám sát theo hệ thống đối với hoạt động của tổ TK&VV.
Thực hiện củng cố sắp xếp lại các Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ. Phân công cán bộ theo dõi các Tổ tiết kiệm
và vay vốn để kịp thời tháo gỡ khó khăn và ngăn chặn sai phạm như chiếm dụng, sử dụng vốn sai mục đích.
Bốn là, NHCSXH cần phải giữ liên lạc chặt chẽ với các tổ chức chính
trị - xã hội, đặc biệt là tổ chức hội cấp xã cần phải liên lạc thường xuyên với Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, thị, tổ giao dịch lưu động cấp xã trong việc quản lý dư nợ uỷ thác, nắm bắt đầy đủ thơng tin, diễn biến tình hình trả nợ, lãi của hộ vay, các trường hợp nợ q hạn, xâm tiêu khó địi. Đồng thời, đơn đốc, nhắc nhở Tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay đến trả nợ, trả lãi, nộp tiết kiệm đầy đủ, kịp thời theo lịch giao dịch định kỳ của ngân hàng đặt tại xã. Mặt khác, phải nắm bắt được kế hoạch tăng trưởng dư nợ hàng tháng, quý hoặc năm trên địa bàn xã để chủ động thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn, hoàn thiện thủ tục cho vay và giải ngân.
Nă , NHCSXH phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ, phổ biến chính
sách tín dụng cho cá tổ chức hội các cấp và kết hợp với tổ chức hội tổ chức đào tạo nghiệp vụ, thực hiện cơ chế lồng nghép các chương trình tín dụng với chương trình chuyển giao cơng nghệ sản xuất kinh doanh và các chương trình khác.
Sáu là, xử lý dứt điểm và nghiêm minh trước pháp luật các tổ trưởng tổ
tiết kiệm và vay vốn chiếm dụng vốn của NHCSXH, tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế các tiêu cực ở các địa phương khác.
Bẩy là, NHCSXH các cấp tổ chức giao ban định kỳ với các tổ chức hội,
nội dung giao ban cần ngắn gọn, nêu những công việc đã làm, chưa làm được, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục; đặc biệt là công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu (nếu có) của các tổ TK&VV thuộc tổ chức hội quản lý.