Kế tốn chi phí trong doanh nghiệp theo quy định của chuẩn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng NHS (Trang 34 - 39)

1.2. Kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh

1.2.2.1. Kế tốn chi phí trong doanh nghiệp theo quy định của chuẩn

mực kế tốn Việt Nam.

Kế tốn chi phí trong doanh nghiệp bị chi phối bởi các chuẩn mực sau: VAS 01; VAS 02; VAS 03; VAS 04; VAS 06; VAS 10; VAS 15; VAS 16; VAS 17;

Theo VAS 01 về chi phí

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc

phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

CP là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí về lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra phát sinh trong quá trình dịch vụ và cấu thành nên giá thành dịch vụ.

Về bản chất CP là quá trình chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định nhưng nó cũng khác với chi tiêu và khác với vốn. CP phát sinh trong quá trình dịch vụ được bù đắp bằng thu nhập hoạt động dịch vụ. Chi tiêu là dùng tiền để chi tiêu cho hoạt động ngồi dịch vụ có thể lấy từ các quỹ của doanh nghiệp mà khơng được bù đắp. Cịn vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả tài sản được sử dụng vào hoạt động dịch vụ với mục đích sinh lời.

Các nguyên tắc ghi nhận chi phí như sau:

Thứ nhất, chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Thứ hai, các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Thứ ba, khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế tốn có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ.

Thứ tư, một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động trong kỳ khi chi phí đó khơng đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.

Theo VAS 02 “Hàng tồn kho”

Giá gốc hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Những chi phí khơng được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí

nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường như chí phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ của doanh nghiệp được xác định bằng 1 trong 3 phương pháp sau: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO);

Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền.

Theo VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình”

Giá trị khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ hạch tốn vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác. Có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình là: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp phải sử dụng thống nhất một phương pháp khấu hao tài sản trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó. Doanh nghiệp khơng được tiếp tục khấu hao tài sản đối với các tài sản đã hết thời gian khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức khấu hao của TSCĐ hữu hình được thay đổi khi thay đổi thời gian hữu ích của tài sản hoặc phương pháp khấu hao của tài sản nếu thời gian hữu ích của tài sản hoặc phương pháp khấu hao tài sản được xem xét hợp lý khi thay đổi. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ hữu hình có thể kéo dài thời gian sử dụng hữu ích thực tế hoặc làm tăng giá trị thanh lý ước tính của tài sản nhưng doanh nghiệp không được đổi mức khấu hao của tài sản.

Lãi hay lỗ phát sinh khi thanh lý TSCĐ hữu hình, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo kế quả kinh doanh trong kỳ.

Theo VAS 04 “Tài sản cố định vơ hình”

Quy định về thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao TSCĐ vơ hình. Tuy nhiên giá trị để tính khấu hao TSCĐ vơ hình là ngun giá của tài sản trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Trong đó, giá trị thanh lý

ước tính của tài sản là giá trị ước tính thu được khi tài sản hết thời gian sử dụng hữu ích trừ đi các thanh lý ước tính.

Theo VAS 06 “Thuê tài sản” về chi phí

Chuẩn mực này quy định với đối tượng thuê tài sản: Thuê tài chính và thuê hoạt động

Tại doanh nghiệp cho thuê tài chính các khoản chi phí liên qua đến cho thuê tài chính được ghi nhận vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản.

Tại doanh nghiệp thuê tài chính: Khoản chi phí lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán được ghi nhận vào chi phí tài chính, hàng kỳ trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí trong kỳ.

Tại doanh nghiệp cho thuê hoạt động: Chi phí cho thuê hoạt động bao gồm cả khấu hào tài sản cho thuê, được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi phát sinh.

Tại doanh nghiệp thuê hoạt động: Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản.

Theo VAS 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” dẫn tới

ghi nhận về chi phí

Tương tự kế toán doanh thu

Theo VAS 15 “Hợp đồng xây dựng” về chi phí

- Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: Chi phi liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng; Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể; Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo điều khoản của hợp đồng.

- Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm: Chi phí nhân cơng tại cơng trường, bao gồm cả chi phí giám sát cơng trình; Chi phí ngun liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cơng trình; Khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng; Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu đến và đi khỏi cơng trình; Chi phí th nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng; Chi phí thiết kế

và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng; Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành cơng trình; Các chi phí liên quan trực tiếp khác; Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng sẽ được giảm khi có các khoản thu nhập không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng. Ví dụ: Các khoản thu từ việc bán nguyên liệu, vật liệu thừa, thu thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng.

- Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm: Chi phí bảo hiểm; Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật khơng liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể; Chi phí quản lý chung trong xây dựng; Các chi phí trên được phân bổ theo các phương pháp thích hợp một cách có hệ thống theo tỷ lệ hợp lý và được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phí có đặc điểm tương tự. Việc phân bổ cần dựa trên mức thông thường của hoạt động xây dựng. (Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cũng bao gồm chi phí đi vay nếu thỏa mãn các điều kiện chi phí đi vay được vốn hóa theo quy định trong chuẩn mực “ Chi phí đi vay” )

- Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng.

- Chi phí khơng liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không phân bổ cho hợp đồng xây dựng thì khơng được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng. Các chi phí này bao gồm: Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợp đồng khơng quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu; Chi phí bán hàng; Khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác không sử dụng cho hợp đồng xây dựng.

- Chi phí của hợp đồng bao gồm chi phí liên quan đến hợp đồng trong suốt giai đoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng. Các chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coi là một phần chi phí hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ước tính một cách đáng tin cậy và có nhiều khả năng là hợp đồng sẽ được ký kết. Nếu chi phí phát sinh trong q trình đàm phán hợp

đồng đã đựơc ghi nhận là chi phí sản suất kinh doanh trong kỳ khi chúng phát sinh thì chúng khơng cịn được coi là chi phí của hợp đồng xây dựng khi hợp đông được ký kết vào thời kỳ tiếp sau.

Theo VAS 16 “Chi phí đi vay”

Mục đích của chuẩn mực này là quy định vàn hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế tốn đối với chi phí đi vay, bao gồm ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, vốn hóa chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ trừ khi được vốn hóa.

Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất sản phẩm dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy.

Theo VAS 17 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”

Các khoản chênh lệch trong cách ghi nhận doanh thu và chi phí giữa kế tốn và thuế đã được đề cập đến trong chuẩn mực. Từ khoản chênh lệch này chuẩn mực đưa ra các khái niệm về chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cách hạch toán các khoản chênh lệch này. Trong giai đoạn trước khi có chuẩn mực thì các khoản chênh lệch đó kế tốn chỉ ghi nhận tăng hoặc giảm lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng hoặc giảm thuế thu nhập tương ứng. Như vậy sẽ làm sai lệch bản chất của các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn dẫn đến sai lệch báo cáo tài chính, khơng đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng NHS (Trang 34 - 39)