Một số giải pháp đối với yếu tố chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ của các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.8. Đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ

3.8.1. Một số giải pháp đối với yếu tố chủ đầu tư

a) Giải pháp liên quan đến khắc phục yếu kém từ các chủ đầu tư

Thông thường đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương, UBND thành phố sẽ giao dự án cho một trong hai đơn vị sau đây làm chủ đầu tư:

- Thủ trưởng đơn vị cơng lập (Ví dụ như: Hiệu trưởng trường cơng lập, Giám đốc bệnh viện công, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, v.v…)

- Ban quản lý dự án chuyên ngành được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố (Ví dụ như: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng và công nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng, v.v…)

Đối với chủ đầu tư là Thủ trưởng của đơn vị công lập. Thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp này thường khơng có chun mơn về kỹ thuật và chưa được đào tạo bài bản về quản lý dự án. Giải pháp đầu tiên là phải đào tạo bồi dưỡng cho các lãnh đạo đơn vị hành chính sự nghiệp.

Đầu tiên phải xác định đơn vị sự nghiệp cơng lập đó sẽ thiên về đầu tư những dự án nào, sau đó sẽ bồi dưỡng những kiến thức liên quan về loại cơng trình cho thủ trưởng các đơn vị đó.Ví dụ như đối với Hiệu trưởng trường cơng lập hay Giám đốc bệnh viện công. Xác định được rằng nếu các đơn vị này thực hiện dự án đầu tư xây dựng, thì phần lớn sẽ là những cơng trình dân dụng và cơng nghiệp (xây dựng mới hoặc sửa chữa cải tạo phòng bệnh, phòng học v.v…). Sau đó tiến hành bồi dưỡng kiến thức về cơng trình dân dụng và cơng nghiệp và quản lý dự án cho các Thủ trưởng này.

Đối với các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, muốn nâng cao công tác quản lý, việc đầu tiên là BQL DA cần phối hợp với đơn vị tư vấn quản lý dự án trong và ngoài nước để tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiện đại và hiệu quả. Áp dụng tại BQL DA nhằm xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm sốt cơng việc tại BQL DA, phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu cơng việc làm lại, từ đó, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao uy tín, hình ảnh của BQL DA.

51

Để quản lý có hiệu quả hồn thành theo đúng kế hoạch đề ra, ngoài yếu tố con người cũng cần phải hoàn thiện yếu tố về công nghệ trong quản lý dự án, cụ thể: Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc từ BQL DA đến các văn phòng hiện trường quản lý dự án (máy Fax, điện thoại, internet, máy vi tính…) để kịp thời xử lý tình huống kỹ thuật, báo cáo tiến độ, chỉ đạo điều hành dự án một cách nhanh nhất, chính xác nhất; trang bị bổ sung trang thiết bị hiện đại cho cán bộ trong tác nghiệp trong phòng cũng như hiện trường thi cơng như: Máy tính xách tay, máy tính bàn, máy thủy bình, máy tồn đạc điện tử, máy định vị GPS, máy đo kiểm tra chất lượng cấu kiện; bổ sung, cập nhật các phần mềm hiện có trong cơng tác quản lý như quản lý tiến độ, quản lý chi phí, quản lý vốn đầu tư…

b) Giải pháp liên quan đến phương án đền bù giải phóng mặt bằng

Tìm hiểu thực tế cho thấy, những tồn đọng trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án đó là: Người dân có đất bị thiệt hại khơng chịu di dời chỗ ở vì mặt bằng các khu tái định cư chưa hoàn thành, người dân chưa nhận được đất thực tế ; Người dân chưa bằng lịng với chính sách hỗ trợ, đơn giá bồi thường về đất, tài sản, cây cối hoa màu; Công tác quản lý đất đai thiếu đồng bộ khiến xác định giá đất gặp khó khăn; Ngồi ra, cơng tác đo đạc bản đồ thiếu chặt chẽ dẫn đến phải điều chỉnh giáp ranh giữa các hộ dân.

Một số dự án kéo dài thời gian thực hiện do thiếu vốn, q trình thi cơng chậm trễ, trong khi giá đất thị trường trong khu vực tăng nên đã phát sinh kiến nghị của người dân về khung giá đất bồi thường. Ngồi ra, sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, chủ đầu tư và Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đơi khi thiếu chặt chẽ, công tác tuyên truyền, phổ biến chưa sâu rộng nên người dân chưa hiểu rõ các chế độ chính sách của Nhà nước về quy hoạch, quản lý đất đai, đặc biệt là những thay đổi của Luật đất đai cũ và mới. Điều này phát sinh những kiến nghị, thắc mắc về kinh phí đền bù, chính sách hỗ trợ giữa các hộ dân khi giải phóng mặt bằng dự án đầu tư.

Để khắc phục những hạn chế trong cơng tác giải phóng mặt bằng, học viên kiến nghị những giải pháp sau:

- Cần chú trọng triển khai thi cơng các khu tái định cư, hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng sớm nhất có thể để người dân có đất để định cư ngay khi giao đất cho nhà nước.

- Cần xem xét thành lập tổ công tác từ cấp huyện đến xã để theo dõi, kiểm tra, cập nhật tình hình đất đai tại khu vực thường xuyên. Định kỳ kiểm tra đo đạc và đối chiếu với bản đồ địa chính để kịp thời chỉnh sửa sai sót.

- Khi thành lập Hội đồng bồi thường GPMB, có thể bổ sung thêm một số thành viên với mục đích cùng giám sát và phối hợp tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành chủ trương, giải thích để người dân hiểu rõ mục đích việc thu

52

hồi đất, quyền và nghĩa vụ của mình khi Nhà nước thực hiện giải tỏa. Giải phóng mặt bằng phải thực hiện tốt ngun tắc cơng khai hóa và dân chủ hóa các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Hội đồng bồi thường GPMB cần phải phối hợp chặt chẽ với người dân, chính quyền địa phương để thống nhất được phương án bồi thường hợp lý nhất. Vận dụng đơn giá đất bồi thường hợp lý, kịp thời giải đáp vướng mắt về đơn giá đền bù cho người dân được hiểu.

- Quá trình lấy ý kiến, lập phương án đền bù, thông báo thu hồi đất đều phải được công khai và gửi thông báo đến từng hộ dân được đền bù, thiết lập đường dây nóng đến tổ thực hiện cơng tác bồi thường GPMB để người dân được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ việc làm cho các hộ dân làm nơng nghiệp nhưng có đất bị thu hồn toàn để thực hiện dự án.

c) Giải pháp liên quan về nguồn vốn đầu tư

Nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư đặc biệt là đơn vị tư vấn và tổ chức thực hiện dự án, hạn chế tình trạng điều chỉnh trong quá trình triển khai, bảo đảm hiệu quả kiểm sốt chặt chẽ phạm vi, quy mơ, tổng mức đầu tư của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và quy định của pháp luật, gắn trách nhiệm của tổ chức cá nhân.

Điều chuyển vốn các cơng trình khơng triển khai được hoặc chậm triển khai, khơng có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn đã bố trí sang các cơng trình đã có Quyết định phê duyệt quyết tốn, có khối lượng hồn thành, các cơng trình trọng điểm, động lực và các cơng trình cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân.

Kiến nghị, xử lý các điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư, xây dựng cơ bản, cơng tác giải phóng mặt bằng, triển khai dự án, nhất là các cơng trình trọng điểm, động lực trên các lĩnh vực giao thông, hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cấp thốt nước, mơi trường, an sinh xã hội...

Tăng cường trách nhiệm thực hiện và xử lý vi phạm đối với cơng tác hồn ứng, thanh tốn, quyết tốn dự án hồn thành. Đẩy mạnh chế độ thơng tin, báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Gắn tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công với đánh giá cuối năm về vai trị của người đứng đầu, các cá nhân có liên quan và công tác thi đua khen thưởng tập thể, cá nhân.

Đề cao kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; kiểm điểm, xử lý kịp thời các cán bộ yếu kém, tiêu cực, khơng hồn thành

53

Một phần của tài liệu Phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ của các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)