Đồ thị đường cong hấp phụ đẳng nhiệt ở Hình 3.24 thể hiện thể tích nitơ hấp phụ - giải hấp N2 theo áp suất tương đối P/Po. Đường cong hấp phụ của các mẫu xúc tác đều có vịng trễ do sự chênh lệch giữa hấp phụ và giải hấp gây ra bởi hiện tượng ngưng tụ mao quản. Đường hấp phụ - khử hấp phụ N2 của các mẫu sau khi nung ở 400oC trong 4 giờ thuộc loại IV và đường trễ thuộc loại H3 theo phân loại của IUPAC đặc trưng cho mao quản dạng khe hẹp [33]. Khi pha tạp thêm Co vào MnO2, bề mặt riêng (SBET) của mẫu Mn-Co-10 là lớn nhất (130 m2/g), lớn hơn gấp đôi so với mẫu Mn-0. Trong khi đó, giá trị SBET gần như không đổi khi pha tạp Cu và giảm đáng kể khi pha tạp Ni (42 m2/g). Khi bề mặt riêng của xúc tác càng lớn có thể làm tăng khả năng hấp phụ toluene trong quá trình thực hiện phản ứng và ngược lại (hình 3.27).
Hình 3.2 5 Đường đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ N2 ở 77K
Phân bố mao quản được tính theo phương pháp BJH (Barrett – Joyner – Halenda) dựa vào số liệu trên đường giải hấp và được thể hiện trên Hình 3.25. Đối với mẫu Mn-0, kích thước trung bình của lỗ xốp là 286 Å và phân bố từ khoảng 250-300 Å. Khi pha tạp các kim loại vào MnO2 thì phân bố lỗ xốp tăng
đối với mẫu Mn-Co-10 từ khoảng 120-400 Å, mẫu Mn-Cu-10 từ khoảng 220- 400 Å và mẫu Mn-Ni-10 từ khoảng 200-350 Å.
Hình 3.26:
Hình 3.2 6 Biểu đồ thể hiện sự phân bố lỗ mao quản của các mẫu
Hình 3.2 7 : So sánh diện tích BET, thể tích mao quản và độ rộng trung bình lỗ xốp của các mẫu khác nhau