4.9 Những rào cản và lợi thế triển khai BIM tại Việt Nam 4.9.1 Rào cản pháp lý 4.9.1 Rào cản pháp lý
Các vấn đề pháp lý là thách thức lớn cho việc áp dụng BIM vào dự án. Trước hết là còn thiếu một khung pháp lý quy định quá trình triển khai ứng dụng BIM như: Quy trình hợp đồng, sự phụ thuộc vào công nghệ, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với mơ hình, các vấn đề về bảo hiểm. Ngồi ra phương thức hợp đồng tích hợp như thiết kế - đấu thầu - xây dựng hoặc thiết kế - xây dựng được dùng khá phổ biến trên thế giới cho các dự án có áp dụng BIM, với các bên liên quan (nhà thầu sẽ tham gia vào quá trình từ thiết kế đến thi cơng) có lợi ích về mặt kinh tế vì các lỗi sai sót trong q trình thiết kế sẽ được phát hiện và khắc phục trước khi đưa ra thi công. Cách làm này tuy có thể phát huy hiệu quả đối với trường hợp các dự án phức tạp và có tiến độ, nhưng do việc tích hợp tất cả
91
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ các đơn vị tư vấn thiết kế cũng như nhà thầu sẽ dẫn tới những phát sinh trong việc phân chia trách nhiệm pháp lý cần phải được giải quyết.
4.9.2 Quyền sở hữu mơ hình
Quyền sở hữu mơ hình cũng là một vấn đề phức tạp vì những thơng tin có thể được khai thác từ nhiều mơ hình khác nhau. Việc chủ đầu tư có thể sử dụng mơ hình trong suốt vịng đời của cơng trình và muốn tư vấn thiết kế bàn giao sản phẩm có thể dẫn đến việc tư vấn thiết kế phải chịu trách nhiệm liên đới với những sử dụng khơng đúng mục đích của mơ hình trong tương lai. Thêm vào đó, rất nhiều tư vấn thiết kế, đặc biệt là nhà thầu cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết như bộ phận kết cấu, thư viện (Family) vào trong mơ hình. Việc lập ra các thư viện thơng tin đó thựờng tốn nhiều cơng sức cũng như tiền bạc nhưng có thể được khấu hao vào các dự án của họ sau này. Nếu chủ đầu tư sở hữu những thơng tin đó và đưa cho một đơn vị tư vấn, nhà thầu khác thì có thể gây ra tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh.
Bên cạnh đó, cũng cịn thiếu một lộ trình chặt chẽ với các chế tài và công cụ pháp lý mạnh mẽ để hướng dẫn và quy định lộ trình bắt buộc áp dụng BIM đối với các doanh nghiệp.
4.9.3 Rào cản về nhận thức
Trước hết về lãnh đạo và công tác quản lý, việc ứng dụng BIM đòi hỏi nhận thức sâu sắc từ lãnh đạo Cơng ty để cụ thể hóa thành các phương pháp quản lý hữu hiệu. Quy trình quản lý và lãnh đạo hiện nay theo mơ hình “TOP DOWN” chính là một trong những rào lớn cho việc triển khai ứng dụng BIM. Những nhận thức chưa chuẩn xác về BIM coi như là một kiểu sử dụng phần mềm hay là cách tập hợp các cán bộ có khả năng sử dụng phần mềm về một chỗ… sẽ tạo ra các quy trình quản lý khơng hiệu quả, gây lãng phí lớn cho đơn vị. Việc chuyển đổi quy trình quản lý và thực hiện triển khai công việc thông qua BIM sẽ là rào cản lớn nhất từ nhận thức đối với các đơn vị Việt Nam. Lãnh đạo nhận thức khơng đồng đều, gây khó cho việc triển khai ứng dụng BIM nhanh và rộng.
Với các đơn vị có cấu trúc chun gia phân tán ở nhiều phịng ban như hiện nay cũng là những thách thức cho việc ứng dụng BIM, cũng như để có thể chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam.
BIM là một giải pháp tổng thể nên cần các chuyên gia ở mọi công đoạn đều nắm được và cùng tương tác sử dụng đồng thời. BIM là một xu hướng cơng nghệ mới, địi hỏi người dùng ngồi việc phải có kiến thức về thiết kế xây dựng, quản lý xây dựng, sử dụng đa dạng phần mềm mà cịn có kiến thức làm việc đa ngành. Khi mới triển khai áp dụng BIM vào các dự án, việc thiếu nguồn nhân lực được đào tạo cẩn thận là một thách thức rất lớn.
Việc áp dụng BIM yêu cầu phải có sự đào tạo cẩn thận và việc sử dụng phần mềm hỗ trợ tạo lập mơ hình sẽ đi kèm với chi phí mua phần mềm và đào tạo sử dụng phần mềm. Cũng bởi cần chi phí cho phần mềm, phần cứng và đào tạo nhân viên rất “đáng
92
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ kể” nên chủ đầu tư sẽ cân nhắc rất kĩ việc có thay đổi ứng dụng cơng nghệ mới hay làm theo cách truyền thống, mặc dù các chi phí này sẽ tạo ra các lợi ích thu lại cho các dự án theo thời gian. Tương tự đối với các nhà thầu và các đơn vị tư vấn, việc ứng dụng BIM sẽ làm cho chi phí thiết kế và giá dự thầu tăng. Điều này, sẽ gây bất lợi trong quá trình đấu thầu nếu như chủ đầu tư khơng có u cầu ứng dụng BIM. Vì thế chi phí đầu tư ban đầu và chi phí đào tạo là một trong những rào cản lớn khi áp dụng BIM.
Một trong những vấn đề quan trọng đó là phương thức quản lý hợp tác giữa các bên có liên quan trong việc áp dụng BIM vào dự án. Bên cạnh đó, thói quen tổ chức thực hiện cơng việc theo kiểu cũ thì BIM chính là một rào cản lớn, trong đó các chuẩn quy tắc trao đổi thông tin – Naming (như đã thực hiện với Autocad không đồng bộ trước đây) không theo chuẩn chung, thiếu tiêu chuẩn Quốc gia sẽ khơng cịn phù hợp. BIM cung cấp các phương pháp mới để phối hợp tuy nhiên nó cũng địi hỏi việc tổ chức nhóm làm việc một cách thống nhất và hiệu quả. Xác định được quy trình chia sẻ thơng tin mơ hình một cách thích hợp cho các thành viên trong dự án rất quan trọng đối với sự thành công của việc áp dụng BIM vào dự án. Quy trình này địi hỏi sự thống nhất hợp tác giữa các bộ môn thiết kế, giữa các đối tượng tham gia có liên quan từ thiết kế đến thi cơng, thứ tự và trình tự làm việc cũng như cơ sở pháp lý để phân bổ trách nhiệm. BIM cần được phát triển đồng bộ, cùng với hệ thống ERP (hệ thống thông tin hợp nhất quản lý nguồn lực của doanh nghiệp) thì tính hiệu quả sẽ được tăng gấp bội và không hạn chế lẫn nhau.
Bên cạnh đó các yếu tố như hạn chế về thời gian triển khai thực hiện (công việc thúc ép theo tiến độ, không đáp ứng được hợp đồng, vẽ kết cấu bằng Revit mất gấp 3 lần thời gian so với vẽ bằng công cụ Autocad thông thường), thu nhập thỏa đáng cho người lao động (thu nhập của nhóm nghiên cứu thường khơng bằng nhóm vẽ AutoCad), thiếu các lộ trình tiếp nhận cơng nghệ, kỳ vọng quá nhiều vào công nghệ, coi công nghệ là yếu tố then chốt duy nhất cũng chính là các rào cản cho việc triển khai ứng dụng có hiệu quả BIM đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Về phía các đối tác, việc các đơn vị tư vấn thiết kế có thể thuyết phục các đơn vị đối tác hiểu rõ và thương thảo hợp đồng, cho các cơng việc cần có BIM là một vấn đề chưa dễ được chấp thuận trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. Chủ đầu tư địi hỏi tư vấn thiết kế nhưng khơng nắm được bản chất, cơ bản là để 3D và muốn kiểm soát khối lượng. Thực tế chủ đầu tư khơng có khả năng và nhận thức khai thác được hết các hiệu quả của mơ hình ứng dụng BIM. Với đơn vị thi công, các nhà Tổng thầu theo phương thức thiết kế và xây dựng D&B cũng chỉ cần một phần hay một khía cạnh của mơ hình BIM theo năng lực của nhân sự của mình và đa phần chưa có Đội nhóm BIM đủ mạnh.
Về cơng nghệ, yêu cầu các bộ môn thiết kế trong một dự án cần được tích hợp đầy đủ các nội dung gồm phần tính tốn, mơ hình (Modelling) và các chi tiết (Detailing), tuy nhiên rào cản từ công nghệ hiện nay chính là chưa có bộ phần mềm tích hợp cả 3 nội dung trên để tăng năng suất khiến các đơn vị ứng dụng BIM phải sử dụng phối hợp
93
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ nhiều hơn một phần mềm gây phát sinh về chi phí thực hiện, khơng hiệu quả về triển khai thực hiện cũng như các khó khăn trong việc trao đổi thơng tin giữa các bộ môn.
4.10 Đánh giá sự phù hợp của cơ chế chính sách cho việc áp dụng BIM đối với cơng trình xây dựng dân dụng tại Việt Nam cơng trình xây dựng dân dụng tại Việt Nam
Hiện tại, nội dung về Mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) đã được đưa vào một số văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam như Luật Xây dựng, nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cũng như thơng tư và quyết định của Bộ Xây dựng để đẩy mạnh việc áp dụng BIM tại các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam.
Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015 đã quy định một số nội dung liên quan đến Hệ thống thơng tin cơng trình. Cụ thể: việc ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thơng tin cơng trình trong hoạt động đầu tư xây dựng là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng (khoản 3 Điều 4); quản lý hệ thống thông tin cơng trình cũng là một trong những Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng (khoản 1 Điều 66).
Trong Luật Xây dựng số 62/QH14/2020 được Quốc hội khố XIV thơng qua ngày 17/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 giữ nguyên hai khoản nêu trên của Luật Xây dựng số 50/QH13/2014. Ngoài ra, tại điểm b khoản 6 Điều 1 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động đầu tư xây dựng; đồng thời quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng (điểm 2 khoản 60 Điều 1) và trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia nói trên trong đó cơ sở dữ liệu về thơng tin cơng trình là một thành phần cốt lõi.
Các văn bản dưới luật cũng có những quy định cụ thể về BIM như:
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã có quy định cụ thể về việc quản lý hệ thống thơng tin cơng trình là một nội dung của Chi phí quản lý dự án (khoản 2 Điều 21) và chi phí sử dụng hệ thống thơng tin cơng trình là một nội dung của Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (khoản 2 Điều 23);
Thông tư 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định cụ thể về nội dung Tổng mức đầu tư xây dựng tại Điều 3 trong đó Chi phí quản lý dự án có chi phí “quản lý hệ thống thơng tin cơng trình” và Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng có chi phí “ứng dụng hệ thống thơng tin cơng trình”;
Thơng tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định cụ thể việc chi phí “quản lý việc áp dụng hệ thống thơng tin cơng trình (BIM)” nằm trong chi phí quản lý dự án (Điều 4); chi phí áp dụng hệ thống thơng tin cơng trình (BIM) chưa nằm trong định mức chi phí tư vấn xây dựng (Điều 7) nên cần lập dự toán để đưa vào theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03.
94
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ Để triển khai áp dụng BIM trong lĩnh vực xây dựng, ngày 22/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2500/QĐ-TTg phê duyệt Đề án áp dụng Mơ hình thơng tin cơng trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành cơng trình với quan điểm Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các chủ thể liên quan áp dụng BIM, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, tiết kiệm nguồn lực trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành cơng trình. Các mục tiêu cụ thể của việc áp dụng BIM cũng đã được nêu trong Quyết định phê duyệt Đề án.
Để triển khai Đề án 2500, Bộ Xây dựng đã cơng bố Chương trình khung đào tạo BIM cho các dự án thí điểm tại Quyết định số 1056/QĐ-BXD ngày 11/10/2017 và Hướng dẫn tạm thời áp dụng BIM tại các dự án thí điểm tại Quyết định số 347/QĐ-BXD và 348/QĐ-BXD ngày 02/04/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Với 2 tài liệu hướng dẫn cơ bản này, cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn của Ban chỉ đạo BIM bộ Xây dựng, hiện tại đang có hơn 30 dự án thực hiện thí điểm đang triển khai.
4.11 Một số bài học rút ra cho Việt Nam 4.11.1 Về môi trường thể chế 4.11.1 Về môi trường thể chế
a) Về yêu cầu BIM của dự án
Tại nhiều nước trên thế giới, yêu cầu ban đầu chỉ đơn giản là nộp dữ liệu thiết kế bằng định dạng mở hoặc các định dạng khác tương tự. Theo thời gian các yêu cầu sẽ trở nên phức tạp và rõ ràng hơn.
Hiện tại Chính phủ Anh thông báo rằng sẽ bắt buộc áp dụng BIM cấp độ 2 (làm việc cộng tác) vào các dự án công từ 2016. Nhiều hướng dẫn BIM đã được ban hành để làm rõ các yêu cầu về BIM cho các dự án cần phải giao nộp như: yêu cầu thông tin (EIR), kế hoạch thực hiện BIM (BEP), và kế hoạch chuyển giao thông tin (MIDP).
Các yêu cầu về BIM ở tầm quốc gia thường chỉ đưa ra các yêu cầu chung tối thiểu. Khi áp dụng, các dự án có thể mở rộng phạm vi và nội dung các yêu cầu tuỳ theo nhu cầu của dự án. Ví dụ, một số dự án quy định cụ thể việc BIM cần được áp dụng như thế nào, số lượng tối thiểu các chuyên gia BIM trong nhóm dự án (quản lý BIM và điều phối BIM), hoặc tên nền tảng hoặc công cụ BIM cụ thể sẽ được sử dụng trong dự án.
b) Điều kiện năng lực
Uỷ ban Thông tin dự án Xây dựng Anh (CPIc) được thành lập từ đại diện của các tổ chức xây dựng lớn như Viện Kiến trúc Hoàng Gia Anh (RIBA), Viện Khảo sát Hoàng gia Anh (RICS), Viện Kỹ sư dân dụng (ICE)... chịu trách nhiệm cung cấp các thực tiễn tốt nhất và đảm bảo các kinh nghiệm này được phổ biến trong toàn ngành xây dựng Anh. Uỷ bản đã đưa ra một mẫu đánh giá BIM cung cấp phương pháp nhằm đánh giá năng lực của các thành viên dự án. Nó bao gồm 4 phần:
- Bộ câu hỏi chính về khả năng trao đổi dữ liệu cũng như đảm bảo chất lượng của dữ liệu
95
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ - Bộ câu hỏi về 12 ứng dụng BIM, mức độ hiểu biết về các lĩnh vực và các lợi ích
mà nó có thể đem lại cho dự án
- Bộ câu hỏi về Kinh nghiệm thực tế tham gia dự án BIM
- Bộ câu hỏi về năng lực ứng dụng BIM cụ thể nhằm giúp nhóm BIM có thể xác định các vấn đề liên quan đến đào tạo và hỗ trợ cần thiết
Biểu mẫu này được các công ty tư vấn thiết kế, nhà thầu thể hiện năng lực và hiểu biết về BIM.
c) Về nộp hồ sơ điện tử
Tỷ lệ áp dụng BIM trên toàn thế giới tăng lên đã tạo ra tiềm năng cho việc bắt đầu kiểm tra tự động thiết kế của cơng trình. Kết quả là nhiều quốc gia đã xem xét một sáng