CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG BIM TẠI VƯƠNG QUỐC ANH
3.3 GIAI ĐOẠN 3– DỰ THẦU
Hồ sơ dự thầu là gì?
- Là hồ sơ dùng để tham gia đấu thầu dự án (Phản hồi hồ sơ mời thầu)
- Cho phép các nhà thầu (các bên cung cấp) trong chuỗi cung ứng, có một cơ hội
cạnh tranh nhau để đấu thầu dự án.
- Cơ hộ thể hiện năng lực nhà thầu, khả năng thực hiện dự án và khả năng tạo lập
giá trị cho dự án.
- Tổng hợp kế hoạch thực hiện BIM (trước hợp đồng giao thầu), bao gồm các tài
liệu liên quan được u cầu trong hồ sơ dự thầu. Vì sao nó quan trọng với các đơn vị quản lý dự án?
- Nó cho phép một các tiếp cận mang tính cạnh tranh cho tất cả các nhà cung cấp
trong chuỗi cung ứng để gửi đề xuất của họ cho việc đấu thầu dự án.
- Nó cho phép tìm được giá thầu tốt nhất để thực hiện dự án thông qua việc đánh
giá thẩm định hồ sơ dự thầu
- Vai trò của đơn vị quản lý dự án trong giai đoạn này đánh giá và thẩm định năng
lực khả năng tạo ra giá trị của nhà thầu thông qua hồ sơ dự thầu
Hình 3-4: Sơ đồ tóm tắt quy trình quản lý thơng tin trong giai đoạn dự thầu
3.3.1 Đề cử các cá nhân đảm nhận chức năng quản lý thông tin
Bên tổng thầu phải quản lý thông tin hiệu quả trong suốt cuộc giao thầu bằng cách đề cử các cá nhân trong tổ chức của mình đảm nhận chức năng quản lý thơng tin thay mặt cho bên tổng thầu.
Ngồi ra bên tổng thầu có thể chỉ định một nhà thầu tiềm năng hoặc bên thứ ba đảm nhận toàn bộ hoặc một một phần chức năng quản lý thông tin
30
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ
3.3.2 Thiết lập kế hoạch thực hiện BIM sơ bộ (Pre-BEP)
Tài liệu Pre-BEP cung cấp bằng chứng và là công cụ truyền đạt nêu rõ cách thức mà các bên tham gia dự định sẽ cung cấp thông tin để đáp lại các yêu cầu trong EIR và là cơ sở để Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu.
Nội dung của kế hoạch thực hiện BIM (BEP):
- Sơ đồ tổ chức – đề xuất cấu trúc tổ chức của nhóm triển khai dự án. Thành phần
của nhóm triển khai và nhóm nhiệu vụ để phát triển từ thiết kế đến thi công.
- Lý lịch nghề nghiệp của những cá nhân sẽ thực hiện chức năng quản lý thông tin
– giúp nắm bắt về kinh nghiệm cụ thể và khả năng phù hợ với dự án của từng thành viên.
- Chiến lược cung cấp thơng tin của nhóm triển khai để đáp ứng cho EIR.
- Mục tiêu mục đích của dự án để hợp tác tạo ra thông tin được yêu cầu phù hợp
với mục tiêu của dự án
- Chiến lược liên kết.
- Ma trận trách nhiệm cấp cao của nhóm triển khai, bao gồm trách nhiệm được phân bổ cho mỗi thành phần của mơ hình thông tin.
- Các đề xuất bổ sung hoặc sửa đổi đối với tiêu chuẩn, thủ tục và phương pháp của
dự án mà nhóm triển khai yêu cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hiệu quả.
- Bảng thống kê đề xuất phần mềm (bao gồm cả các phiên bản), phần cứng và cơ
sở hạ tầng CNTT mà nhóm triển khai định áp dụng...
3.3.3 Đánh giá khả năng và năng lực của nhóm thực hiện nhiệm vụ
Mỗi nhóm nhiệm vụ phải thực hiện đánh giá năng lực và khả năng cung cấp thông tin của họ phù hợp với các yêu cầu thông tin trao đổi của bên chỉ định và kế hoạch thực hiện BIM được đề xuất của nhóm triển khai.
Khi thực hiện mỗi nhóm nhiệm vụ phải xem xét:
- Khả năng và năng lực quản lý thông tin hoặc cung cấp thông tin của nhóm nhiệm
vụ dựa trên kinh nghiệm liên quan, số thành viên, giáo dục và đào tạo liên quan có sẵn cho các thành viên trong nhóm nhiệm vụ
- Sự sẵn có của cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong nhóm nhiệm vụ dựa trên thống
kê CNTT được đề xuất, đặc điểm kỹ thuật và số lượng phần cứng của nhóm tác vụ, kiến trúc, cơng xuất tối đa và việc sử dụng CNTT của cơ sở hạ tầng nhóm nhiệm vụ hiện tại, các thỏa thuận cấp độ dịch vụ và hỗ trợ liên quan có sẵn cho nhóm tác nghiệp
3.3.4 Xây dựng năng lực của nhóm triển khai
Bên tổng thầu phải thiết lập khả năng và năng lực của nhóm triển khai bằng cách tổng hợp các đánh giá được thực hiện bởi mỗi nhóm nhiệm vụ để tạo ra một bản tóm tắt
31
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ về khả năng quản lý và sản xuất thơng tin của nhóm triển khai cũng như khả năng cung cấp thông tin kịp thời.
3.3.5 Thiết lập kế hoạch chuẩn bị nguồn lực của nhóm triển khai
Bên tổng thầu sẽ xem xét cách tiếp cận, quy mô thời gian và trách nhiệm đối với:
- Kiểm tra và lập thành văn bản các phương pháp và thủ tục sản xuất thông tin
được đề xuất.
- Kiểm tra việc trao đổi thông tin giữa các nhóm nhiệm vụ.
- Kiểm tra việc cung cấp thông tin cho bên chỉ định.
- Cấu hình và kiểm tra CDE của dự án phù hợp với 3.1.5.
- Cấu hình và kiểm tra CDE (phân phối) của nhóm phân phối và khả năng kết nối
của nó với CDE dự án (nếu có) theo 3.1.5.
- Mua sắm, triển khai, cấu hình và thử nghiệm phần mềm, phần cứng và cơ sở hạ
tầng CNTT bổ sung.
- Phát triển các tài nguyên được chia sẻ bổ sung sẽ được sử dụng bởi nhóm triển
khai.
- Phát triển và cung cấp giáo dục, đào tạo (kiến thức cần thiết) cho các thành viên
trong nhóm triển khai.
- Tuyển dụng thêm các thành viên của nhóm giao hàng để đạt được năng lực cần
thiết.
- Hỗ trợ các cá nhân và tổ chức tham gia nhóm triển khai trong quá trình giao thầu.
3.3.6 Xác định những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai
Các rủi ro cần xem xét đưa vào sổ đang ký rủi ro của đội phân phối có thể bao gồm những điều sau:
- Các cột mốc quan trọng – cần xem xét bên nhà thầu đủ khả năng và năng lực đáp
ứng giao hàng vào các mốc thời gian
- Giao thức thông tin – xem xét các quyền và trách nhiệm trong giao thức có được
chấp nhận từ quan điểm pháp lý và thương mại
- Chiến lược cung cấp thơng tin – Xem xét một CDE thích hợp đã được thiết lập
hay chưa và khả năng cung cấp thơng tin của nó.
- Phương pháp, thủ tục và tiêu chuẩn thông tin – Xem xét tác động của bất kỳ sai
lệch nào so với quy trình hiện có, liệu các phương pháp và thủ tục được đề xuất có khả thi khơng
- Huy động khả năng và năng lực
3.3.7 Tổng hợp và nộp hồ sơ dự thầu đề xuất
Các hoạt động chính của Chủ đầu tư trong giai đoạn này là:
32
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ
- Đánh giá bản Kế hoạch thực hiện BIM (trước hợp đồng giao thầu) của các bên
Dự thầu
- Chọn nhà cung cấp có năng lực về BIM
Để đáp ứng với ISO 19650, hãy lập tài liệu BEP trước Hợp Đồng Giao Thầu Để đánh giá tài liệu BEP Bên Mời Thầu (Chủ đầu tư/Các BQL) cần xem xét:
- Thứ nhất xem xét nhóm triển khai của nhà thầu có tiềm năng để đưa vào tài liệu
BEP trước Hợp đồng giao thầu
- Thứ 2 - Xem xét nếu nhà thầu có khả năng giải quyết EIR
- Tiếp theo - Xem xét nếu nhà thầu tiềm năng có khả năng truyền đạt cách họ sẽ
thực hiện các phương pháp và quy trình sản xuất
Để đánh giá HSDT sử dụng phương pháp đèn giao thơng để chấm điểm, lợi ích:
- Ghi được lại các ý kiến bên cạnh
- Chấm điểm với cùng một phương pháp
- Sử dụng biểu đồ để đo lường trong danh sách RAG nhằm xác định các ứng cử
viên mạnh
Sau khi có tổng điểm số của từng phần Chủ Đầu Tư sẽ lựa chọn nhà thầu thông qua phân tích so sánh tương quan giữa các nhà thầu với nhau và Sử dụng biểu đồ để đo lường nhằm xác định các ứng cử viên mạnh
33
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG. Lưu hành nội bộ