Giải pháp thiết kế kết cấu của cơng trình

Một phần của tài liệu Lựa chọn biện pháp thi công tầng hầm công trình soleil ánh dương đà nẵng (Trang 29 - 33)

Kết cấu móng - hầm tháp:

- Sử dụng móng cọc khoan nhồi bê tơng cốt thép mũi cọc đặt vào lớp 7 (đá phiến, sét cát) khoảng 10m. Dưới khối cao tầng dùng cọc khoan nhồi D1500, phía ngồi khối cao tầng dùng cọc khoan nhồi D1000 và D1200. Đài cọc khu vực dưới khối cao tầng dày khoảng 2,5 - 3,5m; vị trí hố thang máy dày 6,0m; đài cọc khu vực ngoài khối cao tầng là đài cọc đơn độc lập dày khoảng 1,2 - 1,5m.

- Hệ vách tầng hầm sử dụng tường barrette dày 600mm, sâu 18m, mũi tường vây cắm vào lớp đất số 2 (cát pha, trạng thái dẻo).

Kết cấu phần thân:

- Sử dụng hệ kết cấu khung – vách – lõi BTCT, trong đó sử dụng hệ vách cứng để tăng độ cứng cho cơng trình. Kích thước, tiết diện dự kiến của các cấu kiện chủ yếu như sau: + Cột chữ nhật 1200×2200 mm, 800×2200 mm, cột trịn D1500 mm, D1000 mm, D900 mm, D600mm. + Vách chịu lực chính: Dày 1200mm, 1000mm, 700mm, 600mm, 400mm. - Dầm, sàn của cơng trình: + Nền tầng hầm B2 dày 600mm, sàn tầng hầm B1 dày 250mm.

+ Sàn tầng mặt đất: Sử dụng phương án sàn nấm, với chiều dày bản sàn 250mm, chiều dày mũ 450mm (trong nhà), dày 600mm (ngoài nhà).

+ Sàn tầng 2, tầng 3: Sử dụng phương án sàn nấm, với chiều dày sàn 250mm và chiều dày mũ 450mm kết hợp sử dụng hệ dầm cao 600mm.

+ Sàn tầng 4: Sử dụng hệ thống dầm chuyển tiết diện 1000×2500mm, 800×2500mm, 3100×2500mm để tăng cứng, sàn dày 200mm.

+ Sàn tầng điển hình, hệ thống dầm có tiết diện 1000×400mm, 2000×400mm, 400×450mm, sàn dày 200mm.

1.4.2. Giới thiệu biện pháp thực tế thi công tầng hầm đã triển khai trên cơng trình trình

Tổ hợp cơng trình Soleil Ánh Dương thi cơng tầng hầm khối D đầu tiên theo yêu cầu từ phía Chủ đầu tư. Biện pháp thi cơng tầng hầm cho khu vực này được thực hiện như sau:

- Sử dụng hệ tường barrette dày 600mm sâu 18m kết hợp với hệ neo ứng suất trước trong đất dài 17m.

17

Hình 1.13. Hệ neo ứng xuất trước trong tường vây

- Biện pháp thi công đào đất được thực hiện theo phương pháp mở mái taluy với hệ số mái dốc đảm bảo an tồn theo từng loại đất. Những vị trí móng thang máy, bể nước chỉ tiến hành đào cục bộ.

- Nước ngầm luôn luôn được hạ cách đáy hố đào tối thiểu 0.5m, đảm bảo hố đào trong q trình thi cơng ln được khơ ráo. Khoảng cách các giếng được bố trí cách đều nhau 10m, chiều sâu mỗi giếng khoan là 20m, chiều sâu đoạn lọc nước là 4m, sử dụng ống nhựa đường kính 90mm. Các ống này vừa được sử dụng với mục đích hạ nước ngầm bên trong hố đào, vừa sử dụng để quan trắc lún của hệ tường vây trong quá trình thi công đào đất.

- Các kết cấu tầng hầm được thi cơng tuần tự từ dưới lên, móng thang máy được chia thành 2 đợt đổ bê tông, đảm bảo các tiêu chí về mặt kỹ thuật. Kết cấu móng, dầm móng, nền tầng hầm 2 được chia thành 3 đợt thi công như sau:

+ Đợt 1: Thi cơng đài móng đến cốt đáy bê tơng dầm móng.

+ Đợt 2: Thi cơng đài móng, dầm móng, đến cốt đáy bê tơng nền tầng hầm 2. + Đợt 3: Thi công bê tông móng, dầm móng, nền tầng hầm 2.

- Nền đất trong q trình thi cơng ln được đầm chặt với độ chặt K95. Vị trí mạch ngừng liên kết các khối nhà sử dụng các thanh Sika Water bar để liên kết, dùng hoá chất BO5 để tẩy rỉ các vị trí thép chờ.

1.4.3. Những sự cố trong q trình thi cơng tầng hầm

Sau khi đã thi cơng xong tồn bộ tường vây và hệ neo ứng suất trước trong đất của khu đất, tiến hành thi công đào đất. Trong giai đoạn đào đất từ cốt -1.50m (cốt tự nhiên) đến cốt -7.50m, tường vây tại các lỗ neo phía dọc đường Võ Nguyên Giáp đã chuyển vị lớn dẫn tới tường vây bị nứt, thấm và vỉa hè của đường này cũng bị sụt lún.

Hình 1.14. Tường vây xuất hiện nhiều vị trí thấm

19

Hình 1.16. Vị trí neo bị thấm nước và vỉa hè bên ngồi cơng trình bị sụt lún mạnh

Hình 1.17. Hệ thống cống thốt nước bị vỡ

Bên cạnh đó, q trình thi cơng chỉ tiến hành đào khu vực khối D nên việc tiêu hạ mực nước ngầm không thể đảm bảo, lượng nước hút rất lớn và đột ngột dẫn đến việc nứt đường và các cơng trình lân cận. Vào thời điểm ban đêm, hố đào chịu ảnh hưởng rất mạnh của hiện tượng thủy triều, cơng trình chỉ đảm bảo tiêu hạ nước mặt và giữ cho mặt bằng hố đào có thể thi cơng được chứ khơng thể hút hết toàn bộ lượng nước hạ xuống cách đáy hố móng tối thiểu 0,5m như trong biện pháp đã đề ra.

1.4.4. Phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục thực tế

Một phần của tài liệu Lựa chọn biện pháp thi công tầng hầm công trình soleil ánh dương đà nẵng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)