CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
4.1. Các giả định và thông số của dự án
4.1.1. Thời điểm phân tích, đồng tiền sử dụng, lạm phát
4.1.1.1. Thời điểm phân tích dự án
Dự án dự kiến đƣợc cấp phép đầu tƣ năm 2015, khởi công xây dựng trong 2 năm 2015 - 2016, luận văn xác định năm 2015 là năm 0 của dự án. Thời gian phân tích là 31 năm, từ năm 2015 đến năm 2045.
4.1.1.2. Đồng tiền sử dụng
Dự án sử dụng vốn vay của ngân hàng trong nƣớc và vốn chủ sở hữu, không sử dụng vốn nƣớc ngồi, doanh thu và chi phí của dự án là tiền đồng Việt Nam nên đồng tiền sử dụng trong tính tốn là đồng tiền Việt Nam (VNĐ).
4.1.1.3. Lạm phát
Theo báo cáo năm 2014 của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), lạm phát của Việt Nam từ mức 9,2% trong năm 2010 tăng lên 18,7% trong năm 2012, sau đó giảm, ổn định trong 2 năm gần đây, nằm 2014 là 5,2%. Theo dự báo của IMF, lạm phát bình quân giai đoạn 2014- 2019 của Việt Nam là 5,1%, giai đoạn 2020 – 2034 là 4,6%.
Bảng 4.1. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 (dự kiến) Trung bình 2014-2019 Trung bình 2020-2034 Tỷ lệ lạm phát 9,2 18,7 9,1 6,6 5,2 5,2 5,1 4,6 Nguồn: IMF (2014)
Dựa trên báo cáo của IMF, luận văn giả định tỷ lệ lạm phát bình qn hàng năm trong suốt vịng đời của dự án là 5,1%.
4.1.2. Thông số đầu vào của dự án
4.1.2.1. Công suất và số ngày hoạt động trong năm
Quy mơ nhà máy: 400 tấn/ngày.
Cơng suất khai thác: Theo tính tốn lƣợng rác thải sinh hoạt của thành phố Phan Thiết, dự án sẽ hoạt động với công suất 80% trong 2 năm đầu, 90% trong 2 năm tiếp theo và 100% kể từ năm thứ 5.
Số ngày hoạt động trong năm của nhà máy: 360 ngày.
4.1.2.2. Vốn và chi phí sử dụng vốn
Tổng vốn đầu tư dự án: 461.443 triệu đồng.
Trong đó: + vốn vay 70%: 323.010 triệu đồng. + vốn tự có của chủ đầu tƣ 30%: 138.433 triệu đồng. Chi tiết kế hoạch vay vốn và trả nợ vay tại Phụ lục 2.
Chi phí sử dụng vốn
Dự án nhà máy xử lý rác thuộc danh mục đƣợc Nhà nƣớc cho vay tín dụng ƣu đãi đầu tƣ, theo Thơng tƣ 776/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức lãi suất cho vay là 8,55%/năm. Do đó, chi phí nợ vay danh nghĩa (Rd): 8,55%.
Theo Nguyễn Xuân Thành (2014), chi phí vốn danh nghĩa của chủ đầu tƣ là suất sinh lợi yêu cầu mà chủ đầu tƣ đƣa ra. Do đó, chi phí vốn có thể đƣợc tính theo ý kiến chủ quan của chủ đầu tƣ, dựa vào chi phí cơ hội của vốn và đặc điểm cụ thể của từng ngành, lĩnh vực đầu tƣ. Đối với dự án này, chủ đầu tƣ đề xuất chi phí vốn là 15%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Phƣớc, Nguyễn Thị Thúy Diễm (2011), suất sinh lợi của các dự án nhà máy xử lý rác thải thành phân vi sinh nhỏ hơn 12%.
Chi phí vốn của chủ đầu tƣ cũng có thể đƣợc tính một cách khách quan theo mơ hình tài chính CAMP. Kết quả tính tốn chi phí vốn của chủ đầu tƣ dựa vào số liệu của thị trƣờng chứng khoán Hoa Kỳ đối với dự án nhà máy xử lý rác thải là 29,66%. Chi tiết tại phụ lục 3.
Qua xem xét kết quả tính tốn chi phí vốn danh nghĩa của chủ đầu tƣ, đối chiếu với nghiên cứu về mơ hình xử lý rác thải tại Việt Nam, luận văn xét thấy mức chi phí vốn của chủ đầu tƣ 29,66% là quá cao, chƣa phù hợp với lĩnh vực xử lý môi trƣờng ở Việt Nam. Do vậy luận văn sử dụng chi phí vốn danh nghĩa của chủ đầu tƣ (Re) là 15%. Với lạm phát 5,1%, chi phí vốn thực của chủ đầu tƣ = 9,42%.
Chi phí vốn bình quân trọng số danh nghĩa (Waccn) = E*Re/(D+E) + D*Rd/(D+E) = 11,68%. Luận văn giả định Waccn khơng đổi trong suốt vịng đời của dự án.
4.1.2.3. Khấu hao tài sản Giá trị tài sản để tính khấu hao
+ Chi phí đầu tƣ máy móc thiết bị: 220.710 triệu đồng. + Chi phí xây dựng: 199.690 triệu đồng. + Chi phí khác: 47.800 triệu đồng.
Phương pháp khấu hao
Áp dụng phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng, thời gian tính khấu hao nhƣ sau: + Hạng mục máy móc thiết bị: 10 năm
+ Hạng mục xây dựng cơng trình: 20 năm
+ Hạng mục khác: 20 năm
Chi tiết lịch khấu hao tại Phụ lục 4.
4.1.3. Doanh thu tài chính dự án
Doanh thu của dự án đƣợc xác định từ bán các sản phẩm thu đƣợc trong quá trình xử lý rác là phân hữu cơ vi sinh, sản phẩm từ phế thải dẻo và phí xử lý rác do ngân sách trả.
4.1.3.1. Doanh thu bán phân hữu cơ vi sinh và sản phẩm phế thải dẻo
Theo báo cáo của Cơng ty TNHH Nhật Hồng, theo quy trình xử lý rác thải của Cơng nghệ An sinh – ASC, sau khi rác thải đầu vào đƣợc tiếp nhận, phân loại, thành phần chất hữu cơ đƣợc dùng để sản xuất phân bón, thành phần phế thải dẻo đƣợc xử lý tái chế thành các sản phẩm phế thải dẻo. Bình quân một tấn rác thải sinh hoạt đầu vào sản xuất đƣợc 250 kg phân hữu cơ vi sinh, 30 kg sản phẩm từ phế thải dẻo. Kết quả phân tích thị trƣờng ở chƣơng 3 cho thấy các sản phẩm này đƣợc giao dịch trên thị trƣờng tạo doanh thu cho dự án. Qua khảo sát thị trƣờng, phân hữu cơ vi sinh của Công ty Tâm Sinh Nghĩa đƣợc bán
với giá 3.900 đồng/kg. Theo báo cáo của chủ đầu tƣ, giá phân hữu cơ vi sinh bán tại nhà máy là 1.700 đồng/kg, giá sản phẩm từ phế thải dẻo là 10.000 đồng/kg. Luận văn sử dụng số liệu báo cáo của chủ đầu tƣ để tính tốn doanh thu dự án. Luận văn giả định số lƣợng phân bón và sản phẩm từ phế thải dẻo sản xuất ra trong năm đƣợc tiêu thụ hết, khơng có tồn kho.
Doanh thu bán phân hữu cơ vi sinh trong năm = số lƣợng phân hữu cơ vi sinh tiêu thụ trong năm * giá bán.
Doanh thu bán sản phẩm từ phế thải dẻo trong năm = số lƣợng sản phẩm từ phế thải dẻo tiêu thụ trong năm * giá bán.
4.1.3.2. Số thu từ ngân sách chi trả
Chủ đầu tƣ đề nghị mức phí là 18 USD/tấn, tƣơng đƣơng 391.860 đồng/tấn. Do dự án này đã có doanh thu từ các sản phẩm đầu ra nên luận văn sẽ phân tích tính khả thi tài chính của dự án trong trƣờng hợp khơng có ngân sách chi trả chi phí xử lý rác. Trên cơ sở đó, đề xuất mức phí xử lý rác của dự án để đảm bảo chủ đầu tƣ có thể thực hiện đƣợc dự án.
4.1.4. Chi phí tài chính dự án
4.1.4.1. Chi phí đầu tư
Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ theo Nghị định 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ, địa phƣơng bố trí đất đã giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tƣ thực hiện dự án, do vậy khơng có chi phí giải phóng mặt bằng.
Bảng 4.2. Chi phí đầu tƣ
Chi phí đầu tƣ (triệu đồng) Tổng cộng 2015 2016
Xây dựng 190.000 190.000 Máy móc, thiết bị 210.000 210.000 Chi phí hành chính và quản lý 19.494 6.000 13.494 Dự phịng phí (10%) 41.949 41.949 Tổng đầu tƣ 461.433 6.000 455.443 Nguồn: Cơng ty TNHH Nhật Hồng (2015)
4.1.4.2. Chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp
Bảng 4.3. Chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp
Chi phí sản xuất (VNĐ/tấn) 390.566
Chi phí nguyên liệu trực tiếp 253.043
+ Điện 112.494
+ Nƣớc 542
+ Nhiên liệu 135.007
+ Vi sinh và phụ gia 5.000
Chi phí nhân cơng 60.566
Chi phí sản xuất chung 77.134
Chi phí quảng cáo, tiếp thị 5% chi phí sản xuất
Chi phí quản lý doanh nghiệp 77.296
Nguồn: Cơng ty TNHH Nhật Hoàng (2015)
4.1.5. Số dƣ tiền mặt, các khoản phải thu và khoản phải trả
Số dƣ tiền mặt: Tồn quỹ tiền mặt dùng để chi thanh toán tiền lƣơng, các chi phí quản lý… Luận văn giả định số dƣ tồn quỹ tiền mặt bằng 5% trên tổng doanh thu.
Khoản phải thu: Khoản phải thu do khách hàng chậm trả khi mua phân hữu cơ vi sinh, mua các sản phẩm từ phế thải dẻo, UBND tỉnh Bình Thuận chậm thanh tốn chi phí xử lý rác hàng năm… Luận văn giả định khoản phải thu bằng 10% trên tổng doanh thu dự án. Khoản phải trả: Khoản phải trả phát sinh do phải thanh toán nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí hoạt động của dự án… Luận văn giả định khoản phải trả bằng 10% trên tổng chi phí hoạt động của dự án.
4.1.6. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Dự án đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế thu nhập theo Thơng tƣ 78/2014 của Bộ Tài chính. Mức thuế suất 10% trong 15 năm, sau đó là 22%. Dự án đƣợc miễn thuế thu nhập 4 năm đầu tiên kể từ khi kinh doanh có lãi, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Số năm chuyển lỗ tối đa là 5 năm.
Triệu VNĐ
200.000 Ngân lƣu tài chính theo quan điểm tổng đầu tƣ
100.000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 -100.000 -200.000 Năm -300.000 -400.000