Phân tích sản lượng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 41 - 49)

2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu Bến Tre giai đoạn

2.2.1.2. Phân tích sản lượng

Hàng năm, Tập đoàn tạm giao các chỉ tiêu kế hoạch cho cơng ty, trong đó có chỉ tiêu sản lượng. Cơng ty phấn đấu thực hiện để đạt kế hoạch, tuy nhiên nếu do nguyên nhân khách quan mà cơng ty khơng hồn thành kế hoạch tạm giao, thì cuối năm Tập đoàn sẽ xem xét và điều chỉnh, gọi là kế hoạch chính thức. Vì vậy, nếu dựa vào tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch sẽ chưa phản ánh được tình hình kinh doanh của cơng ty, nên cần xem xét chỉ tiêu sản lượng theo số tuyệt đối và theo từng phương thức bán. Sản lượng xăng dầu của cơng ty giai đoạn 2011-2014 được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Sản lượng xăng dầu bán theo từng phương thức của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: m3

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Tổng sản lượng xăng dầu 94.240 89.056 82.801 81.033

Bán buôn: 47.584 39.618 33.798 28.769

Bán buôn trực tiếp 2.093 1.600 1.636 1.395

Bán qua đại lý 45.491 38.018 32.162 27.374

Bán lẻ 46.656 49.439 49.003 52.264

Nguồn: Các số liệu từ Báo cáo quản trị 2011-2014 của Công ty xăng dầu Bến Tre

Theo số liệu từ bảng 2.2, sản lượng bán ra của công ty sụt giảm liên tục trong 4 năm liền, trong đó đặc biệt là kênh bán qua đại lý giảm mạnh. Phương thức bán lẻ tuy có tăng trưởng trong năm 2012, nhưng sang năm 2013 lại bị giảm sút, đây là điều rất đáng lo dù lượng giảm không nhiều. Trong thời gian từ 2011 đến 2014, công ty thực hiện xây mới và cải tạo nâng cấp nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tuy nhiên phải đến năm 2014 sản lượng bán lẻ mới có phần tăng trưởng.

lục 3.

Khi xem xét chi tiết mức biến động về sản lượng cho thấy tổng sản lượng xăng dầu bán ra giảm dần, liên tục qua các năm từ 2011-2014. Lượng bán ra trong năm 2011 giảm 2% so với 2010, đến năm 2012 lại tiếp tục giảm 5,5% so với 2011. Cả năm 2013 công ty vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giành lại thị phần, sản lượng sụt giảm với tỷ lệ càng cao hơn là giảm 7% so với 2012. Sang năm 2014, tổng lượng bán ra vẫn tiếp tục giảm so với 2013 với mức giảm trên 2%.

Sản lượng bán buôn giảm sâu và liên tục qua các năm từ 2010-2014, là nguyên nhân làm cho tổng sản lượng bán ra giảm. Trong đó, lượng bán qua đại lý bị sụt giảm nghiêm trọng là do thù lao của công ty thấp hơn thù lao của các đầu mối xăng dầu khác. Nhiều trường hợp các đại lý ký hợp đồng với cơng ty để có lợi thế thương hiệu, nhưng nhận hàng từ các công ty đầu mối khác để hưởng thù lao cao hơn.

Đối với bán buôn trực tiếp, mặc dù cơng ty cố gắng tìm cách bán cho các đơn vị mua để tiêu thụ vẫn khơng cải thiện được tình hình, vì đến năm 2014, lượng bán qua phương thức này lại tiếp tục sụt giảm ở mức cao, gần 15%. Thời gian này có Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Thái (với nguồn hàng không rõ nguồn gốc) thực hiện giảm giá mạnh cho các doanh nghiệp tiêu thụ và các tàu đánh cá khu vực vùng biển Bình Đại và Ba Tri từ 2000-2500 đồng so với giá bán lẻ cho mỗi lít dầu diesel, cơng ty khơng cạnh tranh được. Ngồi ra cịn tình trạng một số đầu mối buôn lậu bằng cách đưa tàu chở dầu trọng tải lớn đậu ngoài khơi để bán cho các tàu đánh cá với giá thấp hơn giá bán lẻ quy định cũng từ 2000-2500 đồng/lít, các cơ quan chức năng không can thiệp được. Công ty bị mất khách hàng và sản lượng bán buôn trực tiếp và bán lẻ bị sụt giảm rất nhiều ở các cửa hàng huyện vùng biển như Bình Đại, Ba Tri.

Phương thức bán lẻ tại các cửa hàng xăng dầu được công ty xác định là ổn định, bền vững. Tuy bán lẻ tăng trưởng tốt trong năm 2011 và 2012, nhưng giai đoạn này thì lượng bán lẻ tại các cửa hàng xăng dầu trên đường bộ cũng bị ảnh hưởng do có thêm nhiều cơng ty đầu mối đến địa bàn tỉnh Bến Tre, thị phần được

phân chia lại. Lượng bán lẻ năm 2011 tăng trên 21%, trong khi 2012 và 2014 chỉ còn tăng xấp xỉ mức 6% so với năm trước liền kề.

Trong thời gian này, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp như tập trung cho phương thức bán lẻ, xây mới, sửa chữa nâng cấp các cửa hàng theo nhận dạng thương hiệu, thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo lường, đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa, thay đổi phong cách bán hàng, nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng, tăng cường công tác thông tin tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới. Kết quả là năm 2014 sản lượng bán lẻ xăng dầu tăng 6,6% so với 2013.

Tình hình kinh doanh các hàng hóa khác trong giai đoạn này được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Sản lượng và doanh thu các hàng hóa khác của Cơng ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: tấn; triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sản lượng các hàng hóa khác 563 611 554 574

Doanh thu các hàng hóa khác 22.262 24.529 24.652 26.250

Nguồn: Các số liệu từ Báo cáo quản trị 2011-2014 của Công ty xăng dầu Bến Tre

Tương tự như xăng dầu, các hàng hóa khác mà cơng ty đang kinh doanh là sản phẩm từ dầu mỏ, nên giá bán ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo giá xăng dầu. Khi xem xét sản lượng chỉ tiêu sản lượng ở bảng 2.3 cho thấy trong năm 2013 công ty kinh doanh bị giảm sút gần 10% so với 2012. Năm 2013 cũng là năm mà sản lượng xăng dầu của công ty bị sụt giảm nghiêm trọng nhất trong khoảng thời gian từ 2011- 2014. Điều này cho thấy cơng ty khơng đủ khả năng thích ứng kịp thời với thay đổi của thị trường, nên không giữ được thị phần ở tất cả các loại hình kinh doanh trước sự cạnh tranh gay gắt mà cao điểm là từ đầu năm 2013.

Trong thời gian 2011-2014, để phát triển mạng lưới bán lẻ công ty đã thực hiện xây mới, cải tạo nâng cấp các cửa hàng xăng dầu và hoàn thành đưa vào sử dụng. Sau khi được cải tạo nâng cấp, các cửa hàng trở nên rộng rãi hơn, đẹp hơn, và

được trang bị các trụ bơm xăng dầu hiện đại hơn. Giá trị đầu tư xây dựng và nâng cấp các cửa hàng trong thời gian này được trình bày trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Giá trị đầu tư xây mới và cải tạo nâng cấp cửa hàng của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Giá trị đầu tư xây mới, nâng cấp cửa hàng

(ĐVT: triệu đồng)

1.404 5.278 7.018 7.821

Tốc độ tăng giá trị đầu tư (ĐVT: %) -48,7 275,9 33,0 11,4

Tốc độ tăng sản lượng bán lẻ (ĐVT: %) 21,33 5,96 -0,88 6,6

Nguồn: Các số liệu thu thập từ phịng Kế tốn - Tài chính của Cơng ty xăng dầu Bến Tre

Các cửa hàng được xây mới như cửa hàng xăng dầu Tú Điền, Phú Long (2010), Long Hịa (2011), Bình Minh (2013), Bình Thành, An Thuận (2014) với giá trị xây dựng 11,0 tỷ đồng, các cửa hàng được nâng cấp là Thành Triệu (2011), Hưng Khánh Trung, An Hòa (2012), Ba Tri, Mỏ Cày, Phú Khương (2013), Phú Hưng, Phước Long (2014) với số tiền 10,5 tỷ đồng. Tổng giá trị xây dựng và nâng cấp cửa hàng trong các năm từ 2011-2014 là 21,5 tỷ đồng. Sản lượng bán lẻ trong năm 2011 và 2012 có tăng trưởng, nhưng lại giảm 0,88% trong năm 2013. Điều này chứng tỏ việc công ty đầu tư cho các cửa hàng mới khơng hồn tồn mang lại hiệu quả, cùng với việc các cửa hàng hiện có khơng giữ được khách hàng mua lẻ trực tiếp. (bảng 2.4).

Năm 2012, nhu cầu tiêu thụ dầu diesel ở địa bàn xã Bình Thắng thuộc huyện Bình Đại tăng mạnh. Cửa hàng xăng dầu Bình Thắng được xây từ năm 1995, dù đã bị xuống cấp khá nhiều vẫn có sản lượng bán rất cao, nhiều lúc khơng đáp ứng kịp nhu cầu của các ghe tàu cùng lúc. Vì vậy cơng ty đã đầu tư xây dựng thêm cửa hàng mới là cửa hàng xăng dầu Bình Minh, cũng để cung cấp dầu diesel cho các tàu đánh cá. Trong năm 2013, cơng ty hồn thành và đưa vào sử dụng cửa hàng xăng dầu Bình Minh, với giá trị xây dựng là 3,086 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ khi hoàn thành đến

nay thì hầu như cửa hàng Bình Minh và Bình Thắng đều khơng bán được do tình hình bn lậu.

Một số cửa hàng vừa được xây mới hay nâng cấp mang lại hiệu quả tốt. Cửa hàng xăng dầu Long Hịa hồn thành trong năm 2011 với giá trị trên 3,3 tỷ đồng, đến giữa năm 2013 có sản lượng tăng trưởng tốt, đạt mức trên 120 m3/tháng. Tương tự, các cửa hàng được nâng cấp như cửa hàng Ba Tri (2013), Mỏ Cày (2013), Phú Hưng (2014) cũng đạt hiệu quả tốt, thể hiện qua mức tăng trưởng bán lẻ.

Tình trạng khơng bán hàng được do nạn buôn lậu bằng đường biển cũng xảy ra đối với cửa hàng xăng dầu Cảng Cá và An Thủy 2 (thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Năm 2014, sản lượng bán của cửa hàng Cảng Cá chỉ có 115 m3, An Thủy 2 là 90 m3. Đây là mức sản lượng rất thấp và khơng thể bù đắp được chi phí. Riêng cửa hàng Cảng Cá, cịn có thêm khoản phải trả tiền thuê mặt bằng mỗi năm hơn 90 triệu đồng, nâng tổng chi phí của cửa hàng thành 434 triệu đồng. Với mức lãi gộp bình quân cả năm 2014 là 580 đồng/lít, thì riêng cửa hàng Cảng Cá đã bị lỗ 367 triệu đồng. Tương tự, với chi phí là 189 triệu đồng thì cửa hàng An Thủy 2 bị lỗ 137 triệu đồng.

Nhận xét: Trong giai đoạn 2011-2014, lượng của công ty giảm liên tục do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc cạnh tranh với các đầu mối xăng dầu khác, cùng với nạn buôn lậu gần như công khai. Tuy công ty đầu tư nhiều để xây mới, cải tạo, nâng cấp cửa hàng nhưng khơng hồn tồn mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, trong cả năm 2014 một số cửa hàng ở vùng biển gần như không bán được, mức lãi gộp khơng đủ để bù đắp chi phí hoạt động. Cơng ty rất cần có giải pháp cho các cửa hàng này để không ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công ty

2.2.1.3.Phân tích lợi nhuận:

Lợi nhuận của cơng ty được hình thành chủ yếu từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, trong đó xăng dầu là mặt hàng chính. Lợi nhuận kinh doanh xăng dầu phụ thuộc phần lớn vào giá bán và giá mua được Tập đoàn quy định từng lúc. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2014 được trình bày trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Doanh thu thuần 1.671.762 1.741.858 1.708.278 1.674.511

Giá vốn hàng bán 1.637.263 1.691.930 1.656.686 1.623.070

Lợi nhuận gộp 34.499 49.928 51.592 51.471

Doanh thu hoạt động tài chính 308 398 279 400

Chi phí tài chính 956 543 507 379

Trong đó: Chi phí lãi vay 956 543 507 296

Chi phí bán hàng và quản lý DN 43.231 50.044 48.806 50.530

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (9.379) (262) 2.557 962

Lợi nhuận khác (368) 288 (21) (356)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (9.747) 28 2.536 606

Lợi nhuận sau thuế TNDN (9.747) 28 2.536 473

Nguồn: Các số liệu từ Báo cáo tài chính 2011-2014 của Cơng ty xăng dầu Bến Tre

Từ số liệu ở bảng 2.5 cho thấy doanh thu hàng năm của công ty rất cao, trong khi đó lợi nhuận thu được rất thấp. Tuy lợi nhuận trước thuế của năm 2013 là cao nhất trong 4 năm cũng chỉ đạt 0,15% trên tổng doanh thu. Công ty luôn phải trả lãi cho Tập đồn, do khơng quản lý được nợ phải thu dẫn đến việc vượt hạn mức đối với nợ phải trả. Lợi nhuận khác bị âm trong các năm 2011, 2013 và 2014 do giá trị thu được từ việc thanh lý tài sản trong giai đoạn này thấp hơn giá trị còn lại trên sổ kế tốn.

Khi phân tích lợi nhuận, cần xem xét khả năng sinh lời của cơng ty. Số liệu tính tốn các tỷ số đo lường khả năng sinh lời của công ty được thể hiện ở bảng 2.6. Từ số liệu ở bảng 2.6 cho thấy các tỷ số ROS, ROA và ROE của công ty trong năm 2011 đều mang giá trị âm, nguyên nhân do công ty hoạt động không hiệu quả và kinh doanh bị lỗ gần 26% tính trên vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.6: Các tỷ số sinh lời của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014 ĐVT: triệu đồng; % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Doanh thu 1.671.762 1.741.858 1.708.277 1.674.541 Tổng tài sản 105.442 101.745 99.276 89.827 Vốn chủ sở hữu 37.700 37.700 37.700 37.700 Lãi ròng -9.747 28 2.536 473

Tỷ suất lợi nhuận biên (ROS) -0,58 0,002 0,15 0,03

Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) -9,24 0,03 2,55 0,67

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) -25,85 0,07 6,73 1,25

Nguồn: Các số liệu tính tốn từ Báo cáo tài chính 2011-2014 của Cơng ty xăng dầu Bến Tre

Năm 2012 với mức lãi ròng 28 triệu đồng so với quy mơ cơng ty thì xem như kinh doanh khơng có lãi, các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời gần như bằng 0. Trong các năm từ 2012-2014, chỉ có 2013 là cơng ty kinh doanh có lãi cao nhất trong các năm, tuy nhiên lãi ròng đạt được vẫn còn thấp nhiều so với giá trị tổng tài sản của công ty. Tỷ suất lợi nhuận biên rất thấp chỉ có 0,15%, suất sinh lợi trên tổng tài sản đạt 2,55%, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE đạt 6,73%. Năm 2014 cơng ty có lãi nhưng ở mức thấp, chỉ số ROE là cao nhất trong các chỉ số nhưng chỉ đạt 1,25%.

Khi phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp, ngồi các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE cịn có thể xem xét khả năng sinh lợi cơ bản (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7: Khả năng sinh lợi cơ bản của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014 ĐVT: triệu đồng; % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản bình quân 82.850 103.594 100.511 94.552

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay -8.791 570 3.043 902

Khả năng sinh lợi cơ bản (BEP) -10,61 0,55 3,03 0,95

Từ bảng 2.7 cho thấy chỉ số BEP thể hiện khả năng sinh lợi của công ty rất thấp, Năm 2011 công ty kinh doanh thua lỗ nhiều, kể cả khi chưa trả lãi vay. Năm 2012 và 2014 chỉ số này dưới 1%, chỉ có 2013 đạt ở mức trên 3%.

Nhận xét: Khi phân tích các tỷ suất chỉ khả năng sinh lời như ROS, ROA, ROE, BEP qua các năm 2011-2014, cho thấy công ty kinh doanh đạt lợi nhuận thấp, các hoạt động đầu tư và quản lý nguồn tài sản, sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả. Để tăng lợi nhuận, công ty cần có giải pháp đồng thời nhằm tăng lãi gộp và giảm chi phí. Muốn tăng lãi gộp thì cơng ty phải tìm cách tăng sản lượng bán lẻ, vì sản lượng bán qua đại lý càng cao càng có khả năng làm giảm lãi gộp của cơng ty hơn do yếu tố thù lao.

2.2.1.4.Phân tích tốc độ tăng trưởng:

Do doanh thu bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá bán thường xuyên biến động, nên chỉ tiêu sản lượng được dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của công ty. Tốc độ tăng sản lượng của công ty được thể hiện ở phụ lục 4.

Số liệu từ phụ lục 4 phản ánh tốc độ tăng trưởng của xăng dầu qua các năm đều bị âm, cho thấy quy mô của công ty ngày càng giảm. Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh chủ yếu có sản lượng giảm liên tục trong 4 năm liền, chứng tỏ công ty đang mất dần thị phần và đứng trước nguy cơ mất vị trí cao nhất về thị phần trong địa bàn tỉnh. Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã hội ln phát triển, trong khi đó

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w