Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 49)

2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu Bến Tre giai đoạn

2.2.1.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn, các nhà phân tích tài chính sử dụng các chỉ tiêu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu suất sinh lợi trên vốn sử dụng (ROCE).

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này có thể dùng để phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp vừa phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, đã được phân tích từ số liệu ở bảng 2.6.

Suất sinh lợi trên vốn sử dụng (ROCE):

Đvt: %

Nguồn: Từ số liệu tính tốn của tác giả

Hình 2.1: Đồ thị chỉ số ROCE của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Đồ thị cho thấy chỉ số ROCE của công ty năm 2013 đạt 6,56% là khá cao trong các năm. Năm 2011 công ty kinh doanh bị thua lỗ làm cho chỉ số ROCE âm 11,9%, các năm 2012 và 2014 có mức sinh lợi 1,26% và 2,14%, thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường. Điều này cho thấy từ 2011-2014 công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả.

2.2.1.6.Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản:

Việc quản lý, sử dụng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty, vì vậy cần phân tích hiệu suất sử dụng tài sản qua các chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản và vòng quay của các yếu tố cấu thành tài sản như: các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8: Các chỉ số thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

ĐVT: vòng/năm

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Vòng quay tổng tài sản 20,2 16,8 17,0 17,7

Vòng quay các khoản phải thu 102 85 88 71

Kỳ thu tiền bình qn (ngày) 3,6 4,3 4,2 5,1

Vịng quay hàng tồn kho 657 620 649 641

Vòng quay tài sản cố định 32,8 24,3 23,4 23,1

Nguồn: Các số liệu tính tốn từ Báo cáo tài chính 2011-2014 của Cơng ty xăng dầu Bến Tre

Vòng quay tổng tài sản:

Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp. Thực tế tại cơng ty, vịng quay tổng tài sản giảm nhiều trong năm 2012, sau đó tăng dần với mức tăng rất thấp. Chỉ tiêu này cho thấy để tạo ra một mức doanh thu nhất định thì cơng ty phải đầu tư cho tài sản lớn hơn nhiều trong năm 2012. Năm 2013 và 2014 tình hình này được cải thiện dần nhưng với mức thấp. Cơng ty cần có biện pháp hiệu quả trong việc kiểm sốt các nguồn vốn đầu tư của mình.

Vịng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm dần, cho biết cơng ty thu

tiền chậm hơn, có khả năng do khách hàng chiếm dụng vốn. Cơng ty cần rà sốt lại thời hạn thanh toán trên hợp đồng đã ký kết so với thực tế, để áp dụng các chính sách phù hợp.

Kỳ thu tiền bình quân tăng dần qua các năm. Chỉ tiêu này có xu hướng ngược với vịng quay khoản phải thu, cho thấy thời gian mà công ty thu được tiền chậm hơn.

Vòng quay tài sản cố định giảm dần qua các năm. Như vậy, để tạo ra 1 đồng doanh thu, càng lúc công ty phải đầu tư nhiều hơn cho tài sản cố định. Giai đoạn này công ty đang phát triển mạng lưới bán lẻ nên đầu tư nhiều cho các cửa hàng xăng dầu.

Vòng quay hàng tồn kho: vòng quay hàng tồn kho của các loại hàng rất

cao, mỗi năm đều trên 600 vịng, bình qn mỗi tháng trên 50 vịng. Đối với xăng dầu, cơng ty chỉ nhập duy nhất nguồn hàng từ Tập đồn qua hình thức điều động nội bộ, và hàng cịn trong kho công ty vẫn được xem là hàng của Tập đoàn. Cuối mỗi tháng, Tập đồn xuất hóa đơn bán hàng cho cơng ty căn cứ trên lượng xăng dầu công ty đã xuất bán thực tế. Giá trị nhập và xuất xăng dầu luôn bằng nhau trong từng tháng. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán chỉ thể hiện giá trị tồn kho của các hàng hóa khác. Để phân tích chi tiết hơn, cần thiết xác định số vòng quay hàng tồn kho của riêng các loại hàng hóa khác (xem phụ lục 5).

Số liệu từ phụ lục 5 cho thấy hàng tồn kho của các hàng hóa khác mỗi năm chỉ quay 7-8 vịng, hay nói cách khác là hàng hóa đã nằm trong kho khoảng 42-49 ngày trước khi được bán ra. Điều này chứng tỏ các hàng hóa được luân chuyển chậm. Hiện tại cơng ty có 58 điểm bán hàng, hầu hết các điểm bán đều có tồn đủ các loại hàng để đảm bảo khơng bị thiếu, nên giá trị tồn kho tồn cơng ty khá cao. Các hàng hóa này thuộc nhiều nhóm hàng khác nhau, mỗi nhóm có rất nhiều chủng loại, nên cơng ty cần phải xem xét cụ thể từng loại hàng để giảm lượng hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo đủ đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.

Nhận xét: Khi xem xét các chỉ tiêu chỉ hiệu suất sử dụng tài sản của công ty

cho thấy từ 2011-2014 công ty đầu tư nhiều cho tài sản cố định, tuy nhiên sản lượng xăng dầu vẫn giảm dần qua các năm. Vòng quay các khoản phải thu và vòng quay tồn kho của các hàng hóa khác giảm. Cơng ty cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong những năm tiếp theo.

2.2.1.7.Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh:

Do giá bán xăng dầu thường tăng giảm, nên để phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh, thì chỉ tiêu sản lượng được dùng để thay cho chỉ tiêu doanh thu. Lúc này hiệu quả sử dụng chi phí thể hiện qua chỉ tiêu chi phí cho mỗi lít xăng dầu bán ra. Chi phí kinh doanh của cơng ty giai đoạn 2011-2014 được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2.9: Chi phí kinh doanh xăng dầu của Cơng ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

Sản lượng xăng dầu (m3) 94.240 89.056 82.801 81.033

Chi phí kinh doanh xăng dầu (triệu đồng) 40.360 47.733 46.097 47.473

Chi phí cho mỗi lít xăng dầu (đồng/lít) 428 536 556 586

Nguồn: Các số liệu từ Báo cáo quản trị 2014-2014 của Công ty xăng dầu Bến Tre

Trong hệ thống Petrolimex, ngoài các chỉ tiêu sản lượng, lợi nhuận, nộp ngân sách, thì chi phí cho mỗi lít xăng dầu bán ra được giao chính thức trong kế hoạch hàng năm cho cơng ty, gọi là chi phí đồng/lít. Số liệu từ bảng 2.9 cho thấy trong giai đoạn 2011-2014, số tiền cơng ty đã chi cho mỗi lít xăng dầu bán ra tăng dần, trong đó có bao gồm 17 khoản mục chi phí.

Để có thể sử dụng hiệu quả hơn chi phí kinh doanh, tiết giảm các khoản chi phí chưa phù hợp thì cần xem xét các khoản chi thực tế tại công ty (xem phụ lục 6)

Số liệu từ phụ lục 6 cho thấy các khoản chi phí cho nhân viên như lương, bảo hiểm, chi theo chế độ cho người lao động tăng qua các năm từ 2011-2014, và

chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng chi phí của cơng ty. Trong đó, chi theo chế độ cho người lao động bao gồm tiền sữa chống độc hại, tiền trang phục bảo hộ lao động, tiền khám sức khỏe định kỳ, …là các khoản mang tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh. Các khoản này có xu hướng tăng là nên khuyến khích.

Chi phí đào tạo, tuyển dụng là khoản chi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong chi

phí của cơng ty. Phần lớn là cơng ty chỉ chi cho các nội dung đào tạo theo quy định của ngành nghề kinh doanh như an tồn lao động, phịng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và tin học ứng dụng chương trình quản lý của Tập đồn.

Chi phí văn phịng và chi phí cơng tác: tăng nhiều trong năm 2014. Công ty

đã ban hành các định mức đối với chi phí văn phịng; riêng chi phí cơng tác chỉ có định mức xăng xe, các khoản chi khác thanh tốn theo thực tế phát sinh và cho đến nay chủ yếu là áp dụng cho các chức danh quản lý.

Chi phí dự phịng: là khoản dự phòng các khoản nợ phải thu có thời gian kéo

dài và có dấu hiệu khó địi. Chi phí này khơng lớn, nhưng chứng tỏ cơng ty chưa quản lý tốt nợ phải thu, theo quy định phải trích dự phịng đưa vào chi phí, giảm lợi nhuận.

Thuế, phí và lệ phí: là khoản chi lớn trong tổng chi phí, chủ yếu là tiền th đất cơng ty phải trả cho Nhà nước hàng năm. Từ năm 2011-2014 công ty phải trả tiền thuê đất 2,4 tỷ đồng/năm. Hiện nay cịn một số diện tích đất khơng phục vụ cho kinh doanh, cơng ty cần rà sốt lại để có kế hoạch khai thác làm tăng lợi nhuận hoặc trả lại cho Nhà nước, giảm tiền thuê đất để giảm chi phí.

Kết luận: Qua số liệu ở bảng 2.9 cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của cơng

ty thấp dần trong giai đoạn 2011-2014, thể hiện qua số tiền chi phí cho mỗi lít xăng dầu bán ra tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng chi phí kinh doanh, trong đó có yếu tố cạnh tranh, sự tăng giá cả của hàng hóa dịch vụ đầu vào, cùng với các quy định của Nhà nước về an tồn phịng cháy, bảo vệ mơi trường. Càng lúc công ty phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nhưng vẫn không đạt kết quả mong muốn. Với việc công ty kinh doanh xăng dầu được hưởng theo lãi

gộp tính trên mỗi lít như hiện nay, thì đồng thời với việc tìm giải pháp để tăng sản lượng bán ra, cơng ty cần có biện pháp tiết giảm chi phí phù hợp và khả thi. Tuy nhiên, có những khoản chi phí khơng nên tiết giảm vì lợi ích trước mắt mà nên tăng như: chi phí đào tạo, các khoản chi phí cho người lao động, vì mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.

Việc xem xét cụ thể từng khoản mục chi phí để tiết giảm cần được thực hiện kể cả đối với các hàng hóa khác. Tuy doanh thu các hàng hóa này chiếm tỷ trọng thấp, nhưng việc giảm chi phí cũng góp phần làm tăng lợi nhuận chung của cơng ty.

2.2.1.8.Phân tích hiệu quả sử dụng lao động:

Để phân tích hiệu quả sử dụng lao động, cần xem xét chỉ tiêu năng suất lao động của Công ty xăng dầu Bến Tre trong giai đoạn 2011-2014 ở hình 2.2.

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Hình 2.2. Biểu đồ năng suất lao động của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

Chỉ tiêu được sử dụng để tính năng suất lao động là sản lượng bán ra thay cho chỉ tiêu doanh thu. Số liệu ở hình 2.2 cho thấy năng suất lao động của công ty giảm dần và liên tục qua các năm từ 2011-2014, trong đó có nguyên nhân do cạnh tranh về thù lao và tình hình bn lậu ở các huyện vùng biển Bình Đại, Ba Tri.

Nhận xét: Hàng năm, Tập đoàn phê duyệt quỹ tiền lương cho người lao động

dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó chủ yếu là năng suất lao động. Do năng suất lao động giảm nên tổng quỹ tiền lương giảm, cụ thể như năm 2013 so với 2012 là 97,5%, năm 2014 so với 2013 là 101,6%. Thu nhập bình quân của người lao động tăng với tỷ lệ rất thấp, hơn nữa cịn bị giảm trong năm 2013. Cơng ty cần tìm giải pháp để tăng sản lượng, mới có thể tăng quỹ lương cho người lao động để đạt hiệu quả cao hơn.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014: Tre giai đoạn 2011-2014:

2.3.1. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi:

2.3.1.1.Mơi trường vĩ mơ:

Chính phủ và chính trị:

Nhà nước với hệ thống chính trị ổn định là một lợi thế của Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Sự ra đời của các văn bản pháp quy cho thấy định hướng của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Cụ thể như Thông tư 119/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điều quy định trong các Thơng tư đã ban hành trước đó, nhằm thực hiện cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế. Nghị định 83/2014/NĐ- CP “Về kinh doanh xăng dầu” đã chính thức vận hành từ 01/11/2014, là một bước tiến quan trọng đến 3 mục tiêu: Thị trường xăng dầu có sự quản lý của Nhà nước, minh bạch xăng dầu và hài hịa 3 lợi ích. Nhà nước khơng bảo hộ cho bất kỳ ngành nghề nào, mà tạo điều kiện cho toàn bộ nền kinh tế phát triển.

Các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như quy định về bảo vệ mơi trường, về các biện pháp phịng cháy, về trang thiết bị, ... càng lúc càng làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao mới có thể đáp ứng theo quy định. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

● Xã hội:

Xu hướng tiêu dùng của con người thay đổi theo hướng sử dụng hàng hóa dịch vụ tốt và ngày càng chất lượng hơn. Các sản phẩm thương hiệu Petrolimex luôn được người tiêu dùng tin tưởng và ủng hộ, là một trong những tài sản vơ hình của cơng ty. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển việc kinh doanh.

Tự nhiên:

Nhà nước quy định ngày càng chặt hơn đối với các ngành nghề có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường tự nhiên như kinh doanh xăng dầu. Công ty phải chấp hành, tuân thủ các quy định nên chi phí mơi trường tăng cao.

Bến Tre có các huyện giáp biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Trước đây điều này là thuận lợi đối với cơng ty vì bán được cho các tàu đánh cá với sản lượng lớn, thì nay lại trở thành bất lợi vì vùng biển này là nơi tình trạng bn lậu xăng dầu phát triển mạnh dưới nhiều hình thức, mà cơ quan chức năng không can thiệp được.

● Công nghệ và kỹ thuật:

Sự phát triển của cơng nghệ và kỹ thuật có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty. Hiện nay công ty đang đầu tư các thiết bị đúng chuẩn để tiến tới việc đo bồn tự động do các thiết bị kết nối với lượng bán qua từng cột bơm xăng dầu, phục vụ cho hoạt động quản trị. Chương trình phần mềm quản lý cửa hàng Egas đã được áp dụng chính thức từ 01/01/2015 tại các cửa hàng trực thuộc công ty.

2.3.1.2.Môi trường vi mô:● Đối thủ cạnh tranh: ● Đối thủ cạnh tranh:

Trên thị trường Bến Tre có hiện có 8 đầu mối, hoạt động bằng nhiều hình thức như mở Văn phịng chi nhánh, lập tổng đại lý, đại lý, mở cửa hàng bán lẻ trên đường bộ lẫn đường thủy. Các đầu mối, tổng đại lý ngoài Petrolimex như SaigonPetro; PVOil, Petimex, STS, Comeco, Hồng Đức, Nam Việt, Thái Sơn…

ln duy trì thù lao ở mức cao hơn thù lao của cơng ty từ 250 - 400 đồng/lít tùy theo sản lượng nên Cơng ty gặp khơng ít khó khăn trong việc giữ ổn định khách hàng các kênh đại lý, kênh bán lẻ và khó đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Ngồi yếu tố thù lao cao, các cơng ty đầu mối khác cịn có chính sách cho định mức nợ cao, bao giá để khuyến khích đại lý mua hàng.

Thị phần của các công ty kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong năm 2014 như sau: Công ty xăng dầu Bến Tre 27%, Saigon Petro 25%, PVOil 17%, Petimex 13%, các đơn vị khác 18% (Báo cáo của Kiểm sốt viên năm 2014).

Hình 2.3 thể hiện thị phần của các công ty đầu mối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2014.

Nguồn: Số liệu từ Sở Cơng thương Bến Tre

Hình 2.3: Thị phần của các đầu mối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2014

Khách hàng:

Hiện nay tác lực mặc cả của khách hàng ở các kênh bán ra của công ty rất

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng dầu bến tre đến năm 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w