Nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2020: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 34 - 37)

1.3. Quản lý nhà nƣớc về khoa học, công nghệ

1.3.2. Nghiên cứu và phát triển

Các nhiệm vụ NC&PT chủ yếu bao gồm các nhiệm vụ đƣợc thực hiện trong khn khổ các chƣơng trình KH&CN quốc gia và các nhiệm vụ nghiên cứu độc lập thực hiện theo cơ chế Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia.

Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia

Tính đến nay, 8 chƣơng trình trọng điểm KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã phê duyệt và triển khai 271 nhiệm vụ, với tổng kinh phí gần 2.260 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc là trên 1.610 tỷ đồng. Kinh phí giao năm 2020 dành cho những nhiệm vụ đang thực hiện là 351 tỷ đồng. Số lƣợng dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN) đã đƣa vào thực hiện là 16 nhiệm vụ, chiếm 8% tổng các nhiệm vụ thuộc các chƣơng trình khoa học cơng nghệ (KC) đã đƣợc triển khai.

triển doanh nghiệp, trong số các nhiệm vụ thuộc các chƣơng trình đƣợc phê duyệt đã triển khai có 21 nhiệm vụ là đề tài hoặc dự án sản xuất thử nghiệm có doanh nghiệp hoặc đơn vị nghiên cứu thuộc doanh nghiệp là đơn vị chủ trì, chiếm khoảng 10% tổng số nhiệm vụ thuộc các chƣơng trình KC. Tổng kinh phí của 21 nhiệm vụ này là 345,5 tỷ đồng trong đó ngân sách nhà nƣớc là 139,4 tỷ đồng (chiếm khoảng 10% kinh phí NSNN dành cho các nhiệm vụ KC).

Với thời gian triển khai thực hiện đƣợc hơn 4 năm, các chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã có gần 100 nhiệm vụ đƣợc thực hiện nghiệm thu, đánh giá ở cấp quốc gia theo quy định.

(Kết quả của các chƣơng trình đƣợc nêu trong Phụ lục 2).

Chương trình khoa học và cơng nghệ Quốc gia

Với triết lý lấy doanh nghiệp làm trung tâm để đổi mới và ứng dụng cơng nghệ, mỗi chƣơng trình KH&CN quốc gia có cách tiếp cận và phạm vi triển khai khác nhau, tạo điều kiện cho nhiều đối tƣợng là doanh nghiệp với quy mô, năng lực công nghệ khác nhau tham gia20, hƣớng tới mục tiêu chung là tập trung đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp; hình thành và phát triển các sản phẩm hàng hóa thƣơng hiệu Việt Nam bằng công nghệ cao, cơng nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lƣợng và giá thành.

Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các Bộ: Công Thƣơng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, Quốc phịng tập trung triển khai

20 Chƣơng trình phát triển sản phẩm quốc gia (SPQG) hƣớng tới các doanh nghiệp lớn, có khả năng làm đầu tàu dẫn dắt, xây dựng và sản xuất sản phẩm thƣơng hiệu quốc gia, có thị trƣờng lớn. Chƣơng trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao (CNC) có đối tƣợng là các doanh nghiệp, tổ chức khoa học trong lĩnh vực cơng nghệ cao, có khả năng tạo ra công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp. Trong khi đó, Chƣơng trình đổi mới cơng nghệ quốc gia (ĐMCN) tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có năng lực và nhu cầu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

các nhóm nhiệm vụ thuộc các chƣơng trình KH&CN quốc gia theo chuỗi giá trị để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa mang thƣơng hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trƣờng.

Phần lớn các nhiệm vụ đƣợc thực hiện theo hình thức doanh nghiệp chủ trì kết hợp với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học và các chuyên gia công nghệ để nghiên cứu, xác định công nghệ nền tảng; tùy biến, áp dụng cơng nghệ nƣớc ngồi vào điều kiện cụ thể tại Việt Nam, tiến tới làm chủ công nghệ cao, công nghệ tiên tiến phục vụ hoạt động sản xuất phát triển sản phẩm.

Đến nay, Chƣơng trình KH&CN quốc gia đã thu hút đƣợc các đơn vị có năng lực tham gia thực hiện, triển khai 149 nhiệm vụ thuộc chƣơng trình21, trong đó 59% số đơn vị trực tiếp chủ trì là các doanh nghiệp, huy động đƣợc 4.389 tỷ đồng vốn đối ứng (chiếm 74% tổng kinh phí22

). Các nhiệm vụ đƣợc triển khai trên hơn 30 tỉnh thành, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng và các ngành kinh tế. Bên cạnh đó, việc triển khai các nhiệm vụ thuộc các chƣơng trình này cịn thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.

(Kết quả của các chƣơng trình đƣợc nêu trong Phụ lục 3).

Ngồi ra 3 chƣơng trình trên, cịn có các chƣơng trình KH&CN quốc gia khác nhƣ: Các chƣơng trình phát triển khoa học cơ bản23, chƣơng trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, các chƣơng trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến, nông nghiệp, chƣơng trình ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và

21 Gồm 39 nhiệm vụ thuộc Chƣơng trình CNC; 47 nhiệm vụ thuộc Chƣơng trình ĐMCN; 63 nhiệm vụ thuộc Chƣơng trình SPQG, khơng bao gồm các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và các nhiệm vụ đang chờ phê duyệt kinh phí.

22

Khơng bao gồm các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

23 Trong giai đoạn 2016-2020, có 03 chƣơng trình phát triển khoa học cơ bản đƣợc triển khai: Chƣơng trình trọng điểm phát triển Tốn học giai đoạn 2011-2020, Chƣơng trình phát triển Vật lý đến năm 2020 và Chƣơng trình phát triển các khoa học cơ bản trong lĩnh vực hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển giai đoạn 2017-2025.

môi trƣờng, công nghệ vũ trụ...

Nhiệm vụ NC&PT thực hiện theo cơ chế Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia

Năm 2020, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã ký hợp đồng tài trợ nghiên cứu cho 478 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản với tổng kinh phí phê duyệt trên 390 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đã cấp đợt 1 cho 262 đề tài là gần 119,36 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ đã ký hợp đồng tài trợ cho 4 nhiệm vụ đột xuất phát sinh với tổng kinh phí trên 7,6 tỷ đồng và 15 nhiệm vụ tiềm năng với tổng kinh phí trên 29,8 tỷ đồng. (Bảng 1.2)

Bảng 1.2. Chương trình tài trợ của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia

TT Chương trình tài trợ Số đề tài ký hợp đồng Kinh phí phê duyệt (tr. đ) Số đề tài đã cấp KP đợt 1 Kinh phí đã cấp đợt 1 (tr. đ) Ghi chú 1

Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật 362 291.444 190 88.828 Đề tài 2019, 2020 2

Nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn 116 99.602,5 72 30.528,25 Đề tài 2019, 2020 3 Nhiệm vụ đột xuất phát sinh 4 7.605 4 3.802,5 Đề tài 2020 4 Nhiệm vụ tiềm năng 15 29.812 15 13.802,39 Đề tài 2020

Tổng 497 428.463,5 281 136.961,14

Nguồn: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.

Một phần của tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam 2020: Công cuộc đổi mới và sáng tạo - Phần 1 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)