1.3. Quản lý nhà nƣớc về khoa học, công nghệ
1.3.8. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu với nhiều diễn biến phức tạp, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ động triển khai các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo không gián đoạn các hoạt động hợp tác quốc tế, hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ theo Kế hoạch
33
Nghiên cứu và tạo giống bằng kỹ thuật đột biến phóng xạ cho một số loại cây trồng nhƣ lúa, đậu tƣơng, hoa cúc,.. cụ thể nhƣ giống lúa đột biến triển vọng DT80, BT.3-139 cho năng suất tăng khoảng 30% so với dòng gốc, và giống lúa thơm đột biến thuộc họ ST thuộc các giống Sóc Trăng cho năng suất cao, chất lƣợng tốt.
34 Nghiên cứu đánh giá nguồn gốc, tuổi, lƣợng bổ cấp, vận tốc chảy, hƣớng chảy, lƣu lƣợng, độ phân tán, thời gian lƣu, nguồn gốc ơ nhiễm, tình trạng ơ nhiễm và khả năng mặn hóa các nguồn nƣớc ngầm cho khu vực TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và một số tỉnh phía Nam.
trọng tâm năm 2020; tập trung triển khai các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ với nƣớc ngồi; tổ chức thực hiện các hiệp định, thỏa thuận quốc tế, biên bản ghi nhớ đã ký kết với các đối tác nƣớc ngoài nhƣ Phần Lan, Israel; Lào, Trung Quốc, CHLB Đức, Hungary,...; tích cực đóng góp trách nhiệm và nâng cao vai trò của Việt Nam trong các tổ chức, diễn đàn song phƣơng và đa phƣơng; tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy, mở rộng các kênh hợp tác với các quốc gia tiên tiến, các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực... Việt Nam đã có đóng góp tích cực vào Khóa họp lần thứ 64 Đại hội đồng Cơ quan Năng lƣợng nguyên tử quốc tế (IAEA); Khóa họp lần thứ 57 Tiểu ban Khoa học và Kỹ thuật thuộc Uỷ ban Sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hịa bình của Liên hợp quốc (COPUOS); Cuộc họp Cơ chế hợp tác ”Đối tác chính sách về KHCN và Đổi mới APEC (PPSTI) lần thứ 16“ và các cuộc họp liên quan;...
Đặc biệt, trong năm Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN 2020, Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác về KH, CN và ĐMST, chủ động triển khai các hoạt động đã đƣợc phê duyệt trong Danh mục sự kiện ASEAN 2020. Cụ thể: Chủ trì, phối hợp với Ban Thƣ ký ASEAN, phía Nhật Bản tổ chức thành công Hội thảo ASEAN - Nhật Bản “Gắn kết khoa học và chính sách: Đối thoại giữa các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách hƣớng tới phát triển bền vững trong khu vực ASEAN; chuẩn bị nội dung và tham dự Hội nghị trực tuyến của Ủy ban KH, CN và ĐMST ASEAN lần thứ 78 (COSTI- 78); tổ chức Cuộc họp thƣờng niên lần thứ 7 của Mạng lƣới Cơ quan pháp quy về năng lƣợng nguyên tử của ASEAN (ASEANTOM); tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và APO trong lĩnh vực năng suất"; tổ chức Hội thảo trực tuyến “Đối tác nghiên cứu và đổi mới sáng tạo ASEAN - Vƣơng quốc Anh: Phản ứng với các thách thức khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế sinh học;...
Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai các dự án trọng tâm nhƣ: Dự án Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST); Chƣơng trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Australia (Aus4Innovation).
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
2.1. Tổ chức nghiên cứu và phát triển35
Kết quả từ Điều tra NC&PT36 cho thấy năm 2019, Việt Nam có 552 tổ chức NC&PT với quy mơ khác nhau, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả điều tra qua các năm cho thấy số lƣợng tổ chức NC&PT ở Việt Nam có xu hƣớng giảm, từ 703 năm 2015 xuống còn 552 tổ chức năm 2019, giảm nhiều nhất là các tổ chức có quy mơ nhỏ. Điều này chủ yếu là kết quả của việc thực hiện tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy, sáp nhập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức
và quản lý, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.